Liệu Mỹ có thể loại Trung Quốc khỏi cấu trúc kinh tế của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

© AFP 2023 / Getty Images / Anna MoneymakerDaniel Kritenbrink, nhà ngoại giao Mỹ
Daniel Kritenbrink, nhà ngoại giao Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Đăng ký
Hoa Kỳ không có ý định tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cùng với Trung Quốc. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink cho biết, Washington đang trao đổi với các đối tác có cùng tầm nhìn về một khu vực tự do và cởi mở, không bị ép buộc, không bị cản trở.
Theo kế hoạch, hiệp định khung về hợp tác kinh tế giữa Mỹ và các nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ có hiệu lực trong năm nay.

Mỹ công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Tài liệu được viết theo phong cách tư tưởng mạnh mẽ. Trong khi chiến lược chính thức là nhằm tăng cường hợp tác của Hoa Kỳ với các nước cùng chí hướng, tài liệu này nhắc nhiều lần về sự cần thiết phải chống lại ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Thành phần kinh tế của chiến lược mới rất khó hiểu – văn kiện không chứa đựng những cam kết và đề xuất rõ ràng của Mỹ để hội nhập vào các hiệp định thương mại quốc tế hoặc để tạo ra các cơ chế mới để phát triển thương mại. Tài liệu nhấn mạnh các khía cạnh chính trị, bao gồm cả vấn đề eo biển Đài Loan. Đồng thời, nội dung của thỏa thuận hợp tác kinh tế có những từ ngữ rất mơ hồ.
Cờ trong khuôn viên của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2021
Trung Quốc chính thức xin gia nhập CPTPP
Trên thực tế, như các nhà phân tích, kể cả các chuyên gia Mỹ, đều ghi nhận, tài liệu do Hoa Kỳ đề xuất không có sức thuyết phục. Thật vậy, Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Nhưng, Bắc Kinh đang mở rộng tầm ảnh hưởng chủ yếu nhờ thương mại và thành phần kinh tế. Trong nhiều năm liền, Trung Quốc là đối tác thương mại chính của các nước ASEAN. Đồng thời, vào năm 2020, ASEAN đã trở thành thị trường số một của Trung Quốc và vẫn giữ vị trí này cho đến ngày nay. Trung Quốc đã chính thức hoàn tất tiến trình thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng Giêng năm nay. Đây là một trong những hiệp định thương mại và kinh tế quan trọng nhất đối với khu vực. RCEP là một thị trường với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng và GDP tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
Nếu nói về Hoa Kỳ, thì trong những năm gần đây họ đã theo đuổi chính sách tách mình khỏi các sáng kiến ​​thương mại quốc tế. Đỉnh điểm là việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dưới thời Tổng thống Trump. Ông cho rằng, việc tham gia TPP gây hại cho Mỹ và lấy đi số lượng việc làm đáng kể vốn đã khan hiếm của người Mỹ. Sau đó, 11 nước thành viên TPP còn lại đã đồng ý ký kết một hiệp định thương mại mới - CPTPP. Nhìn chung, hiệp định CPTPP bao gồm tất cả các điểm chính của thỏa thuận TPP. Mục tiêu cuối cùng của nó là tạo ra một thị trường chung ở khu vực Thái Bình Dương tương tự như Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do của Liên minh châu Âu.
Mặc dù chính quyền hiện tại của Mỹ đã xây dựng chiến dịch tranh cử dựa trên sự đối đầu với Donald Trump, nhưng, họ không vội vàng hủy bỏ các quyết định của ông.

Cuộc chiến thương mại vẫn tiếp diễn và các loại thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc vẫn giữ nguyên

Hoa Kỳ không có ý định trở lại CPTPP. Trong khi đó, vào năm ngoái Trung Quốc đã chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP, bằng cách này thể hiện sự quan tâm đến các cơ chế hoạt động theo định dạng đa phương.
Đồng thời, Hoa Kỳ không thực hiện những bước cụ thể để tăng độ mở của thị trường Mỹ cho các đối tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Về mặt này, chiến lược của Hoa Kỳ nhằm gia tăng ảnh hưởng trong khu vực không có sức thuyết phục, bởi vì Washington không tham gia vào các thể chế thương mại khu vực, - chuyên gia Li Kai từ Đại học Tài chính Sơn Tây (Trung Quốc) nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Mặc dù Hoa Kỳ gọi Trung Quốc là đối thủ địa chính trị chính của họ, nhưng Washington vẫn không đạt được mục tiêu của mình - giảm sự mất cân bằng thương mại với Trung Quốc. Năm 2017, ngay trước khi bắt đầu chiến tranh thương mại, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc là 375 tỷ USD. Năm 2021, chỉ số này đã là 396,5 tỷ USD. Cũng không xảy ra sự tiêu vong của những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Mặc dù Huawei đã buộc phải bán bộ phận điện thoại thông minh Honor, nhưng lệnh trừng phạt không tác động được đến khả năng cạnh tranh công nghệ của Trung Quốc theo nghĩa rộng.
Hội nghị cấp cao ASEAN tại Việt Nam ngày 14 tháng 11 năm 2020 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2020
Làm sao Hoa Kỳ có thể thâm nhập vào liên minh thương mại RCEP?
Vẫn chưa rõ làm thế nào Mỹ có thể tạo ra một kiến ​​trúc kinh tế mới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà không có Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh vẫn là đối tác thương mại chính của các nước trong khu vực và bản thân Mỹ vẫn phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc. Bất chấp những tuyên bố chính trị, chính sách của Hoa Kỳ ở châu Á vẫn mang tính phản ứng lại, trong khi Trung Quốc đang thực hiện những bước đi thực tiễn để gia tăng ảnh hưởng và tăng cường sự hiện diện của mình, - chuyên gia Alexander Gabuev, chủ tịch chương trình Nga ở châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Carnegie Moscow, nói với Sputnik.

“Điều chính mà đường lối của chính quyền Biden bị chỉ trích là chính sách của Mỹ ở châu Á vẫn mang tính phản ứng lại. Chính sách này không có bất kỳ nội dung tích cực nào mà các đồng minh của Hoa Kỳ và các nước ASEAN đang chờ đợi. Trong khi đó, Trung Quốc đã trở thành một trong những nước đi đầu trong việc ký kết hiệp định RCEP. Trung Quốc đã nộp đơn xin gia nhập Hiệp định CPTPP. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các thành viên khác có chấp nhận điều đó hay không. Song, ít nhất là trên lời nói, Trung Quốc thể hiện mong muốn cải cách nền kinh tế theo các quy định rất nghiêm ngặt của CPTPP, đặc biệt là các cam kết mở cửa thị trường, để các công ty nước ngoài tham gia các hợp đồng mua sắm chính phủ, v.v. Còn Hoa Kỳ tự nguyện giới hạn lựa chọn này cho chính mình chỉ vì Biden sợ phải chịu trách nhiệm chính trị khi cố gắng thúc đẩy thỏa thuận thương mại tự do sau khi những nỗ lực của ông bị thất bại trong cuộc đua tổng thống 2016, khi đó ngay cả Hillary Clinton cũng không dám lên tiếng ủng hộ TPP. Trong cuộc vận động tranh cử, Biden đã đăng bài trên tạp chí Foreign Affairs, trong đó hứa rằng, ông sẽ không ký kết các thỏa thuận thương mại cho đến khi Hoa Kỳ tăng mạnh khả năng cạnh tranh của mình. Trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, ông không muốn đề cập đến một chủ đề cực kỳ nguy hiểm, vì rõ ràng là ông sẽ bị một số cử tri của ông và đặc biệt là các đảng viên đảng Cộng hòa chỉ trích. Biden bị “trói tay”. Do đó, chúng ta đang thấy Mỹ thực thi một chính sách nửa vời, và Trung Quốc hiện đang ở một vị trí tương đối có lợi, đặc biệt nếu Bắc Kinh có ý định thực hiện các quy định nghiêm ngặt của CPTPP”.

Nếu tham gia CPTPP, Trung Quốc sẽ phải chấp nhận toàn bộ các điều khoản của hiệp định

Xét cho cùng, các quy định của CPTPP đối với các lĩnh vực như quyền lao động và các công ty thuộc sở hữu nhà nước là rất nghiêm ngặt, có tính đến tuyên bố năm 1998 của ILO về Các Nguyên tắc Cơ bản và Quyền tại nơi làm việc. Hiệp định CPTPP cũng nêu rõ các yêu cầu đối với mua sắm chính phủ, đối với các doanh nghiệp nhà nước, đối với các công ty và ngành trợ cấp, đối với thương mại điện tử và trao đổi dữ liệu xuyên biên giới.
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc trở thành thành viên đầy đủ của CPTPP, cán cân quyền lực kinh tế toàn cầu rõ ràng sẽ chuyển dịch về phía Bắc Kinh. Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu, có phạm vi thị trường hơn 500 triệu dân. Nếu thêm RCEP vào, chúng ta có thể nói rằng Trung Quốc sẽ là thành viên của các khu vực thương mại tự do chiếm gần một nửa GDP toàn cầu.
Buổi biểu diễn kỷ niệm 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2021
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc được kết nạp vào CPTPP
Đó là lý do tại sao mục tiêu của Mỹ loại Trung Quốc khỏi hợp tác kinh tế trong khu vực là không thực tế, ít nhất là cho đến khi Washington thay đổi về cơ bản các ưu tiên chính trị của mình và tích cực thúc đẩy các biện pháp để hội nhập vào các thể chế thương mại châu Á. Và điều này sẽ không xảy ra ít nhất là trong ngắn hạn.
Hiện nay, Mỹ buộc phải phân tán sự chú ý của mình giữa châu Á, Đông Âu, cũng như các vấn đề trong nước trước thềm cuộc bầu cử. Lạm phát ở Mỹ đã đạt tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm qua, và sự chuyển đổi cơ bản trong chính sách tiền tệ của Fed đang nằm trong chương trình nghị sự. Tuy nhiên, rõ ràng là, nhuyên nhân chính gây ra những vấn đề kinh tế trong nước là do các hành động không tương xứng trên thị trường nước ngoài. Ở đây nói về thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc đã làm tăng chi phí sản xuất ở Mỹ và ảnh hưởng đến lạm phát. Do đó, nếu các biện pháp nửa vời không giúp giải quyết các vấn đề ít nhất trong ngắn hạn, Nhà Trắng sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện những bước đi chính trị dù không được ưa chuộng nhưng là cần thiết để sửa đổi chính sách kinh tế và thương mại của mình, bao gồm cả ở châu Á.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала