https://kevesko.vn/20220223/the-gioi-dien-dao-vi-hat-nhan-viet-nam-se-co-luat-chong-vu-khi-huy-diet-hang-loat-13872415.html
Thế giới điên đảo vì hạt nhân, Việt Nam sẽ có Luật chống vũ khí hủy diệt hàng loạt?
Thế giới điên đảo vì hạt nhân, Việt Nam sẽ có Luật chống vũ khí hủy diệt hàng loạt?
Sputnik Việt Nam
Trong bối cảnh thế giới nỗ lực kiểm soát vũ khí hạt nhân, nguyên tử, chống chạy đua hạt nhân, Việt Nam cũng đang xem xét rất nghiêm túc các vấn đề liên quan... 23.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-23T15:01+0700
2022-02-23T15:01+0700
2022-02-23T15:01+0700
việt nam
vũ khí hạt nhân
quân sự
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/17/13872919_0:264:2526:1685_1920x0_80_0_0_4fe5f5deb0fe3ab07079bc678be860d6.jpg
Mới đây, Bộ Quốc phòng, Cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam về phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đã ra mắt cổng thông tin điện tử, đáng chú ý nhất là đề xuất xem xét xây dựng Luật phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD).Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) là gì?Chiều 22/2, tại Hà Nội, theo Bộ Quốc phòng, Cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) tổ chức phiên họp lần thứ nhất.Phiên họp do Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Cơ quan đầu mối quốc gia chủ trì.Như đã biết, vũ khí hủy diệt hàng loạt (weapon of mass destruction - WMD) là những loại vũ khí có khả năng gây sát thương cao trên diện rộng và gây tổn thất lớn về cơ sở vật chất, môi trường sinh thái, tác động mạnh đến tâm lý, tinh thần của con người.Trên thế giới, lần đầu tiên thuật ngữ "vũ khí hủy diệt hàng loạt" được đưa ra trong các bài báo nói của thời báo Time về vụ ném bom tại Guernica của không quân Đức năm 1937.Về cơ bản, vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) là thuật ngữ để chỉ các vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học và phóng xạ. Đồng nghĩa với WMD còn có các khái niệm/thuật ngữ như vũ khí nguyên tử, sinh học và hóa học (ABC), vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học (NBC) hay vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN). Trong số này, vũ khí hạt nhân vẫn được đánh giá là có tiềm năng nguy cơ lớn nhất trong hàng vũ khí hủy diệt hàng loạt.Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt là 1 nội dung được chú ý trong lĩnh vực quân sự hiện nay khi mà trình độ khoa học-công nghệ về vũ khí đã đạt đến trình độ cao.Thông tin từ Bộ Quốc phòng cho biết, báo cáo của Bộ Tư lệnh Hóa học, Cơ quan thường trực của Cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam về phòng chống phổ phiến WMD (gọi tắt là Cơ quan thường trực 81), năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2019/NĐ-CP về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.Đây chính là cơ sở hành lang pháp lý nhằm ngăn chặn hoạt động phổ biến, tài trợ phổ biến, các hành vi trái pháp luật khác về phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và ứng phó, khắc phục hậu quả do chúng gây ra. Đồng thời tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.Nghị định 81 cũng quy định về nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng, phương tiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.Theo Nghị định này, Bộ Quốc phòng là Cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam về thực hiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (gọi tắt là Cơ quan đầu mối quốc gia).Bộ Tư lệnh Hóa học là Cơ quan thường trực của Cơ quan đầu mối quốc gia (gọi tắt là Cơ quan thường trực 81) - là cơ quan đại diện, thường trực thay mặt Cơ quan đầu mối quốc gia giải quyết các công việc liên quan đến công tác phòng, chống phổ biến WMD.Ra mắt Cổng thông tin điện tử về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạtTại phiên họp chiều 22/2, Thiếu tướng Hà Văn Cử, Tư lệnh Binh chủng Hóa học - Trưởng Cơ quan thường trực 81 đã công bố các quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng liên quan đến Cơ quan đầu mối quốc gia về phòng, chống vũ khí hủy diệt hàng loạt.Đặc biệt, Cơ quan thường trực 81 cũng đã chính thức công bố ra mắt Cổng thông tin điện tử về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.Cần lưu ý rằng, trang thông tin điện tử về phòng, chống phổ biến WMD và đường dây nóng kết nối với Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị đầu mối được thiết lập và tổ chức hoạt động thường xuyên.Trang này cũng song song với việc cập nhật thông tin, liên kết với trang web của Hội đồng Bảo an LHQ để tiếp nhận và trao đổi thông tin về phòng, chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.Đáng chú ý, tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định 81/2019/NĐ-CP của Chính phủ, xác định phương hướng trong thời gian tiếp theo, tăng cường công tác phối hợp, tham mưu hệ thống pháp lý, nâng cao năng lực phòng chống phổ biến WMD ở Việt Nam.Báo cáo từ cơ quan của Bộ Quốc phòng cho thấy, sau 2 năm, kết quả nổi bật là đề xuất Chính phủ ban hành Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống phổ biến, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.Việt Nam cũng ban hành quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến WMD.Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất Thủ tướng ban hành văn bản về định hướng công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống phổ biến, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.Cơ quan thường trực 81 cũng đa tham mưu cho lãnh đạo Bộ Quốc phòng và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống phổ biến WMD.Các đơn vị cũng tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hoạt động phổ biến WMD cho Cơ quan thường trực 81 và các lực lượng tham gia phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.Cơ quan đầu mối quốc gia cũng đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tập huấn chuyên sâu cho các tổ chức tài chính và phi tài chính về phòng, chống phổ biến WMD.Cùng với đó, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Công an điều tra về hoạt động vi phạm, trốn tránh các lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về phòng, chống phổ biến WMD tại Việt Nam.Xây dựng Quy định về tạm ngừng lưu thông, phong toả, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến phổ biến WMD và tài trợ phổ biến WMD...Cơ quan thường trực 81 cũng đã phối hợp chặt chẽ với Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) thực hiện chức năng đại diện của Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống WMD và các nội dung hợp tác quốc tế nâng cao năng lực phát hiện, phòng chống, ứng phó các nguy cơ về hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân (CBRN).Đơn vị cũng cử cán bộ tham gia các cuộc hội thảo quốc tế trực tuyến về phòng, chống phổ biến và ứng phó WMD, hợp tác với Chương trình Kiểm soát xuất khẩu và an ninh biên giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức hội thảo, tập huấn cho các đơn vị đầu mối.Đáng chú ý, Cơ quan thường trực 81 đã đề xuất mở rộng hợp tác quốc tế với các đối tác nhằm nâng cao năng lực phòng, chống phổ biến WMD; đồng thời tham mưu, đề xuất, soạn thảo nhiều văn bản của Bộ Quốc phòng trong quá trình phối hợp với các cơ quan quốc gia Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế về cấm vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân; tham gia hoạt động đánh giá đa phương và xây dựng, thực hiện kế hoạch hành động sau đánh giá đa phương của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền đối với Việt Nam.Việt Nam sẽ có Luật phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt?Chủ trì phiên họp, Thượng tướng Võ Minh Lương cho biết, mặc dù đây là lĩnh vực mới, lần đầu tiên triển khai thực hiện, nhưng Cơ quan thường trực 81 đã tham mưu thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và triển khai hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, nâng cao năng lực.Đánh giá cao việc Cơ quan thường trực 81 đã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, Thượng tướng Võ Minh Lương yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân căn cứ vào các quyết định, xác định nhiệm vụ, trách nhiệm trong triển khai thực hiện Nghị định 81, trong quá trình thực hiện có vướng mắc, bất cập, kịp thời báo cáo về Cơ quan đầu mối quốc gia.Thượng tướng Võ Minh Lương cũng giao Cơ quan thường trực 81 chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho Cơ quan đầu mối quốc gia tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 81 trong Bộ Quốc phòng.Cùng với đó là tham mưu cho Cơ quan đầu mối quốc gia hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, Ban, ngành liên quan, các cơ quan đầu mối các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Nghị định; tiến tới đề xuất thành lập Cơ quan quốc gia với thành phần gồm đại diện các Bộ, Ban, ngành liên quan.Tướng Lương nhấn mạnh việc từng bước khắc phục các bất cập về hành lang pháp lý, cơ chế phối hợp.Đặc biệt, theo phát biểu của Thượng tướng Võ Minh Lương, Việt Nam hiện đang xây dựng kế hoạch, đề xuất Luật Phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2025 - 2030.Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng lưu ý việc xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị định 81 cũng như tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, nâng cao năng lực cho các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.Thượng tướng Võ Minh Lương cũng đề nghị Cơ quan thường trực 81 phối hợp với các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, tham mưu cho Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Cơ quan đầu mối quốc gia đề xuất với Chính phủ ban hành chỉ thị về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và mở rộng tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan đầu mối quốc gia, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.Quan điểm lập trường của Việt Nam về vũ khí hủy diệt hàng loạtNhư Sputnik đã thông tin, trong các tuyên bố chính thức, Việt Nam khẳng định thực hiện chính sách nhất quán về giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt.Việt Nam tiếp tục cam kết cùng các nước thúc đẩy hòa bình, an ninh quốc tế và giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ và Hội đồng Bảo an.Việt Nam thực hiện chính sách nhất quán về chống phổ biến, giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt, hướng tới xóa bỏ hoàn toàn loại vũ khí này.Hà Nội cũng thực hiện các điều ước về vũ khí thông thường cần phù hợp luật pháp quốc tế, cân bằng, không phân biệt đối xử, không chính trị hóa và cần tôn trọng quyền chính đáng của các nước về quốc phòng, an ninh.Việt Nam cũng đánh giá, bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh tiếp tục là các nguy cơ đối với dân thường, các hoạt động gìn giữ hòa bình và tác động đối với phát triển kinh tế, xã hội tại trên 60 nước, trong đó có quốc gia Đông Nam Á này.Bên cạnh đó, các quốc gia cần bảo đảm quyền chính đáng của các nước về mua sắm, sản xuất, chuyển giao và sở hữu vũ khí vì mục đích quốc phòng, an ninh.Trong bối cảnh vũ khí hạt nhân, năng lượng nguyên tử vẫn là mối đe dọa hiện hữu trên toàn cầu, nỗ lực kiềm chế, cạnh tranh có kiểm soát, giảm thiểu rủi ro chiến lược, tránh tình huống xấu nhất, chiến tranh giữa các quốc gia có vũ khí hạt nhân sẽ là trách nhiệm hàng đầu của các nước lớn được thúc đẩy và duy trì suốt thời gian qua.Chính sách nhất quán của Việt Nam là ủng hộ việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân và tiến tới giải trừ hoàn toàn và triệt để loại vũ khí này, đồng thời khẳng định quyền nghiên cứu, phát triển, sử dụng các thành tựu công nghệ vì mục đích hòa bình.Như đã biết, Việt Nam là thành viên của nhiều điều ước quốc tế quan trọng về không phổ biến vũ khí hạt nhân, trong đó có NPT và ủng hộ các sáng kiến, nỗ lực chung nhằm thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân, phấn đấu vì hòa bình quốc tế.
https://kevesko.vn/20220217/asean-chi-co-tieu-diet-cac-luc-luong-hat-nhan-moi-dam-bao-on-dinh-va-an-ninh-13773143.html
https://kevesko.vn/20211220/thu-tuong-luc-luong-quan-doi-viet-nam-la-suc-manh-hiem-noi-nao-tren-the-gioi-co-duoc-12932812.html
https://kevesko.vn/20211228/hoa-ky-chang-hieu-gi-sau-viet-nam-dan-phap-thay-nga-co-thu-vu-khi-khien-ai-ai-cung-so-13045263.html
https://kevesko.vn/20220127/de-dam-bao-nang-luc-quoc-phong-viet-nam-thuc-hien-cach-thuc-hieu-qua-duoc-thoi-gian-kiem-chung-13484258.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/17/13872919_0:153:2526:2048_1920x0_80_0_0_63767fe21f38498efce8a98a9738a327.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, vũ khí hạt nhân, quân sự, thế giới
việt nam, vũ khí hạt nhân, quân sự, thế giới
Mới đây, Bộ Quốc phòng, Cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam về phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đã ra mắt cổng thông tin điện tử, đáng chú ý nhất là đề xuất xem xét xây dựng Luật phòng
chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD).
Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) là gì?
Chiều 22/2, tại Hà Nội, theo Bộ Quốc phòng, Cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) tổ chức phiên họp lần thứ nhất.
Phiên họp do Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Cơ quan đầu mối quốc gia chủ trì.
Như đã biết, vũ khí hủy diệt hàng loạt (weapon of mass destruction - WMD) là những loại vũ khí có khả năng gây sát thương cao trên diện rộng và gây tổn thất lớn về cơ sở vật chất, môi trường sinh thái, tác động mạnh đến tâm lý, tinh thần của con người.
Trên thế giới, lần đầu tiên thuật ngữ "vũ khí hủy diệt hàng loạt" được đưa ra trong các bài báo nói của thời báo Time về vụ ném bom tại Guernica của không quân Đức năm 1937.
Về cơ bản, vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) là thuật ngữ để chỉ các vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học và phóng xạ. Đồng nghĩa với WMD còn có các khái niệm/thuật ngữ như vũ khí nguyên tử, sinh học và hóa học (ABC), vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học (NBC) hay vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN). Trong số này, vũ khí hạt nhân vẫn được đánh giá là có tiềm năng nguy cơ lớn nhất trong hàng vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt là 1 nội dung được chú ý trong lĩnh vực quân sự hiện nay khi mà trình độ khoa học-công nghệ về vũ khí đã đạt đến trình độ cao.
Thông tin từ Bộ Quốc phòng cho biết, báo cáo của Bộ Tư lệnh Hóa học, Cơ quan thường trực của Cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam về phòng chống phổ phiến WMD (gọi tắt là Cơ quan thường trực 81), năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2019/NĐ-CP về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Đây chính là cơ sở hành lang pháp lý nhằm ngăn chặn hoạt động phổ biến, tài trợ phổ biến, các hành vi trái pháp luật khác
về phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và ứng phó, khắc phục hậu quả do chúng gây ra. Đồng thời tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Nghị định 81 cũng quy định về nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng, phương tiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Theo Nghị định này, Bộ Quốc phòng là Cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam về thực hiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (gọi tắt là Cơ quan đầu mối quốc gia).
Bộ Tư lệnh Hóa học là Cơ quan thường trực của Cơ quan đầu mối quốc gia (gọi tắt là Cơ quan thường trực 81) - là cơ quan đại diện, thường trực thay mặt Cơ quan đầu mối quốc gia giải quyết các công việc liên quan đến công tác phòng, chống phổ biến WMD.
Ra mắt Cổng thông tin điện tử về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
Tại phiên họp chiều 22/2, Thiếu tướng Hà Văn Cử, Tư lệnh Binh chủng Hóa học - Trưởng Cơ quan thường trực 81 đã công bố các quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng liên quan đến Cơ quan đầu mối quốc gia về phòng, chống vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Đặc biệt, Cơ quan thường trực 81 cũng đã chính thức công bố ra mắt Cổng thông tin điện tử về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Cần lưu ý rằng, trang thông tin điện tử về phòng, chống phổ biến WMD và đường dây nóng kết nối với Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị đầu mối được thiết lập và
tổ chức hoạt động thường xuyên.
Trang này cũng song song với việc cập nhật thông tin, liên kết với trang web của Hội đồng Bảo an LHQ để tiếp nhận và trao đổi thông tin về phòng, chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Đáng chú ý, tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định 81/2019/NĐ-CP của Chính phủ, xác định phương hướng trong thời gian tiếp theo, tăng cường công tác phối hợp, tham mưu hệ thống pháp lý, nâng cao năng lực phòng chống phổ biến WMD ở Việt Nam.
20 Tháng Mười Hai 2021, 09:17
Báo cáo từ cơ quan của Bộ Quốc phòng cho thấy, sau 2 năm, kết quả nổi bật là đề xuất Chính phủ ban hành Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống phổ biến,
tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Việt Nam cũng ban hành quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến WMD.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất Thủ tướng ban hành văn bản về định hướng công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống phổ biến, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Cơ quan thường trực 81 cũng đa tham mưu cho lãnh đạo Bộ Quốc phòng và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống phổ biến
WMD.
Các đơn vị cũng tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hoạt động phổ biến WMD cho Cơ quan thường trực 81 và các lực lượng tham gia phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Cơ quan đầu mối quốc gia cũng đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tập huấn chuyên sâu cho các tổ chức tài chính và phi tài chính về phòng, chống phổ biến WMD.
Cùng với đó, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Công an điều tra về hoạt động vi phạm, trốn tránh các lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về phòng, chống phổ biến WMD tại Việt Nam.
Xây dựng Quy định về tạm ngừng lưu thông, phong toả, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến phổ biến WMD và tài trợ phổ biến WMD...
Cơ quan thường trực 81 cũng đã phối hợp chặt chẽ với Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) thực hiện chức năng đại diện của Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống WMD và các nội dung hợp tác quốc tế nâng cao năng lực phát hiện, phòng chống, ứng phó các nguy cơ về hóa học, sinh học,
bức xạ và hạt nhân (CBRN).
Đơn vị cũng cử cán bộ tham gia các cuộc hội thảo quốc tế trực tuyến về phòng, chống phổ biến và ứng phó WMD, hợp tác với Chương trình Kiểm soát xuất khẩu và an ninh biên giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức hội thảo, tập huấn cho các đơn vị đầu mối.
Đáng chú ý, Cơ quan thường trực 81 đã đề xuất mở rộng hợp tác quốc tế với các đối tác nhằm nâng cao năng lực phòng, chống phổ biến WMD; đồng thời tham mưu, đề xuất, soạn thảo nhiều văn bản của Bộ Quốc phòng trong quá trình phối hợp với các cơ quan quốc gia Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế về cấm vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân; tham gia hoạt động đánh giá đa phương và xây dựng, thực hiện kế hoạch hành động sau đánh giá đa phương của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền đối với Việt Nam.
Việt Nam sẽ có Luật phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt?
Chủ trì phiên họp,
Thượng tướng Võ Minh Lương cho biết, mặc dù đây là lĩnh vực mới, lần đầu tiên triển khai thực hiện, nhưng Cơ quan thường trực 81 đã tham mưu thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và triển khai hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, nâng cao năng lực.
Đánh giá cao việc Cơ quan thường trực 81 đã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, Thượng tướng Võ Minh Lương yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân căn cứ vào các quyết định, xác định nhiệm vụ, trách nhiệm trong triển khai thực hiện Nghị định 81, trong quá trình thực hiện có vướng mắc, bất cập, kịp thời báo cáo về Cơ quan đầu mối quốc gia.
Thượng tướng Võ Minh Lương cũng giao Cơ quan thường trực 81 chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho Cơ quan đầu mối quốc gia tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 81 trong Bộ Quốc phòng.
Cùng với đó là tham mưu cho Cơ quan đầu mối quốc gia hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, Ban, ngành liên quan, các cơ quan đầu mối các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Nghị định; tiến tới đề xuất thành lập Cơ quan quốc gia với thành phần gồm đại diện các Bộ, Ban, ngành liên quan.
28 Tháng Mười Hai 2021, 14:04
Tướng Lương nhấn mạnh việc từng bước khắc phục các bất cập về hành lang pháp lý, cơ chế phối hợp.
Đặc biệt, theo phát biểu của Thượng tướng Võ Minh Lương, Việt Nam hiện đang xây dựng kế hoạch, đề xuất Luật Phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2025 - 2030.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng lưu ý việc xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị định 81 cũng như tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, nâng cao năng lực cho các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Thượng tướng Võ Minh Lương cũng đề nghị Cơ quan thường trực 81 phối hợp với các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, tham mưu cho Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Cơ quan đầu mối quốc gia đề xuất với Chính phủ ban hành chỉ thị về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và mở rộng tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan đầu mối quốc gia, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Quan điểm lập trường của Việt Nam về vũ khí hủy diệt hàng loạt
Như Sputnik đã thông tin, trong các tuyên bố chính thức, Việt Nam khẳng định thực hiện chính sách nhất quán về giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Việt Nam tiếp tục cam kết cùng các nước thúc đẩy hòa bình, an ninh quốc tế và giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ và Hội đồng Bảo an.
Việt Nam thực hiện chính sách nhất quán về chống phổ biến, giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt, hướng tới xóa bỏ hoàn toàn loại vũ khí này.
Hà Nội cũng thực hiện các điều ước về vũ khí thông thường cần phù hợp luật pháp quốc tế, cân bằng, không phân biệt đối xử, không chính trị hóa và cần tôn trọng quyền chính đáng của các nước về quốc phòng, an ninh.
Việt Nam cũng đánh giá, bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh tiếp tục là các nguy cơ đối với dân thường, các hoạt động gìn giữ hòa bình và tác động đối với phát triển kinh tế, xã hội tại trên 60 nước, trong đó có quốc gia Đông Nam Á này.
Bên cạnh đó, các quốc gia cần bảo đảm quyền chính đáng của các nước về mua sắm, sản xuất, chuyển giao và sở hữu vũ khí vì mục đích quốc phòng, an ninh.
Trong bối cảnh vũ khí hạt nhân, năng lượng nguyên tử vẫn là mối đe dọa hiện hữu trên toàn cầu, nỗ lực kiềm chế, cạnh tranh có kiểm soát, giảm thiểu rủi ro chiến lược, tránh tình huống xấu nhất, chiến tranh giữa các quốc gia có vũ khí hạt nhân sẽ là trách nhiệm hàng đầu của các nước lớn được thúc đẩy và duy trì suốt thời gian qua.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là ủng hộ việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân và tiến tới giải trừ hoàn toàn và triệt để loại vũ khí này, đồng thời khẳng định quyền nghiên cứu, phát triển, sử dụng các thành tựu công nghệ vì mục đích hòa bình.
Như đã biết, Việt Nam là thành viên của nhiều điều ước quốc tế quan trọng về không phổ biến vũ khí hạt nhân, trong đó có NPT và ủng hộ các sáng kiến, nỗ lực chung nhằm thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân, phấn đấu vì hòa bình quốc tế.