https://kevesko.vn/20220226/khung-hoang-xang-dau-tai-viet-nam-khi-nao-ket-thuc-13928275.html
Khủng hoảng xăng dầu tại Việt Nam khi nào kết thúc?
Khủng hoảng xăng dầu tại Việt Nam khi nào kết thúc?
Sputnik Việt Nam
Trong tuần qua, báo chí thế giới dành một lượng lớn các bài viết và thông tin nói về Việt Nam. Những đề tài chủ yếu là quan hệ quốc tế và các vấn đề tham... 26.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-26T06:07+0700
2022-02-26T06:07+0700
2022-02-26T06:07+0700
việt nam trên báo chí nước ngoài
việt nam
quan điểm-ý kiến
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/1a/13929026_0:511:2730:2047_1920x0_80_0_0_536b0ca5809b3b0e5e9969e83418895e.jpg
Chúng tôi sẽ thuật lại những gì phương tiện truyền thông nước ngoài viết về Việt Nam trong tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».Việt Nam củng cố liên hệ với các láng giềng châu ÁMột số ấn phẩm Singapore đăng các bài viết phản ánh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 của Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới thăm Singapore và động thái củng cố quan hệ gần nửa thế kỷ của hai nước.Theo thông báo của Fibre2Fashion, thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam năm 2021 đã tăng 36,5% so với năm trước và vượt hơn 13 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ kim loại, máy tính, điện thoại và linh kiện của hai tiện ích điện tử này, ô tô, thiết bị, dụng cụ và cà phê, còn Ấn Độ bán cho Việt Nam kim loại, bông, máy móc và thiết bị.Như tờ Korea Herald cho biết, Chính phủ Việt Nam đang thi hành lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc chống CHDCND Triều Tiên: theo dõi tài khoản ngân hàng của người Bắc Triều Tiên ở nước này, đóng cửa một số doanh nghiệp Triều Tiên, đình chỉ phần lớn hạng mục hàng xuất-nhập khẩu từ Triều Tiên, và tịch thu hơn 2.000 tấn than Triều Tiên.Còn India Education Diary thông báo việc thành lập Học viện Chính trị Australia-Việt (AVPI), tập hợp các doanh nhân, học giả, quan chức Chính phủ và các giảng viên, cùng thống nhất trong mục tiêu tăng cường liên hệ chiến lược và kinh tế giữa Australia và Việt Nam.Làm thế nào để chiến thắng tham nhũng?Tờ East Asia Forum đăng bài báo lớn về chủ đề đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam. Có ghi nhận rằng từ năm 2020 đến năm 2021, đất nước đã đạt thành công lớn trong cuộc chiến chống tệ nạn này và trong danh sách toàn cầu về mức độ tham nhũng, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 87 từ vị trí thứ 104 (mức độ tham nhũng càng cao thì thứ bậc trong danh sách càng thấp). Từ đầu chiến dịch chống tham nhũng năm 2013 cho đến năm 2020, hàng chục nghìn đảng viên cộng sản đã bị kỷ luật hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự trong các vụ án tham nhũng. Trong số đó, đặc biệt có 27 Ủy viên Trung ương, 4 Ủy viên Bộ Chính trị và hơn 30 tướng lĩnh quân đội. Năm 2021, điều tra 390 vụ án tham nhũng với 1.011 người, trong đó có Bí thư Tỉnh ủy, Thứ trưởng Bộ Y tế và 10 sĩ quan cao cấp của Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam. Nhưng càng nhiều vụ án tham nhũng được đưa ra ánh sáng, dường như mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Còn bao nhiêu trường hợp không bị phát hiện còn chìm dưới sâu? - tác giả bài báo đặt câu hỏi và nêu 4 điều kiện cần thiết để đấu tranh thành công chống mọi biểu hiện tham nhũng. Đó là cơ cấu kiểm tra răn đe và phòng chống, xã hội dân sự tự quản, pháp luật thượng tôn mạnh mẽ và báo chí độc lập.Xăng đắtĐề tài phổ biến nhất trong các bài viết và thông tin về kinh tế Việt Nam tuần qua là tình trạng trong nước thiếu xăng.Bloomberg viết rằng hàng trăm nhà bán lẻ buộc phải ngừng bán hàng, thúc đẩy Chính phủ bắt đầu nghiên cứu thị trường, kể cả xuất khẩu và nhập khẩu xăng dầu. Giá dầu thô tăng lên mức cao nhất của nhiều năm nay đã đẩy giá xăng và dầu diesel cũng tăng theo. Ngoài ra, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn lớn nhất Việt Nam gần đây buộc phải cắt giảm gần một nửa công suất do khó khăn tài chính.Trong khi đó Channel News Asia đưa tin Việt Nam sẽ nhập khẩu thêm 2,4 triệu m3 các sản phẩm dầu trong quý II để bù đắp sụt giảm sản lượng trong nước.Còn Lexology thông báo về việc tiến hành đấu giá 100 triệu lít xăng để tăng nguồn cung trên thị trường và đề xuất một số biện pháp hành chính nhằm cải thiện tình hình. Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ là giải pháp tình thế ngắn hạn, bởi Việt Nam cần tuân theo quy luật thị trường nếu như không muốn trở lại với nền kinh tế bao cấp phân phối, - tờ báo viết.Business Times lưu ý rằng giá nhiên liệu tăng tại Việt Nam đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp trên cả nước, mà trong những tháng tới dự kiến sẽ còn tăng thêm.Tờ Fibre2Fashion viết rằng Việt Nam cần sự hỗ trợ đáng kể của quốc tế dưới hình thức vốn ưu đãi và giúp đỡ kỹ thuật để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đạt thành tựu phát thải thán khí ở mức 0 vào năm 2050. Một trong những ngân hàng lớn nhất là HSBC Vietnam đã cam kết đầu tư 12 tỷ USD.Nikkei Asia kể chuyện người Việt Nam khởi nghiệp mua sắm trực tuyến OpenCommerce, mà sản phẩm có thể cạnh tranh với những cầu thủ cơ bản của thế giới trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới.Lexology đăng bài viết rất hữu ích về công nghệ blockchain và việc sử dụng nó trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam.Từ Bồ Đào Nha đến Việt Nam bằng tàu hỏa? - Dễ thôi và thú vị lắm!Du lịch là chủ đề không thể thiếu trong các bài viết về Việt Nam trên báo chí nước ngoài. Báo Mỹ The Points Guy đưa tin Việt Nam mở cửa cho du khách nước ngoài từ ngày 15 tháng 3 và cho biết chi tiết các quy tắc nghỉ dưỡng giải trí ở đất nước này trong bối cảnh «bình thường mới».Thời điểm hiện tại, có các đường bay nối kết Việt Nam với 20 nước, so với 28 nước trong lịch bay mùa đông 2019, - như ZeeNews lưu ý.Với 12 khách sạn mới từ Tây Ninh đến Hải Phòng, tập đoàn khách sạn Tây Ban Nha Meliá Hotels International đặt mục tiêu trở thành một trong những thương hiệu khách sạn quốc tế lớn nhất tại Việt Nam, - theo Hotel Designs cho biết.Còn Atlas Obscura kể về Bảo tàng Cà phê Thế giới do ông chủ công ty cà phê Trung Nguyên khai trương vào năm 2018 tại tỉnh Đắk Lắk. Tại cơ sở độc đáo này, khách thăm có dịp làm quen với 10 nghìn hiện vật gắn với cà phê được đưa về đây từ khắp thế giới, tìm hiểu về lịch sử và bản đồ phân bố của thức uống này và nếm thử món luwak - một trong những loại cà phê quý, đắt nhất thế giới.Và báo The Portugal News giới thiệu chuyến đi thú vị từ Bồ Đào Nha đến Việt Nam mà blogger người Bồ Đào Nha Kyle Kush đã thực hiện trong vòng 13 ngày, chỉ sử dụng phương tiện duy nhất là tàu hỏa để di chuyển.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20220225/trong-boi-canh-the-gioi-phuc-tap-quan-he-viet-nam-singapore-van-tuyet-voi-13924450.html
https://kevesko.vn/20210915/tuyen-bo-danh-thep-cua-ong-nguyen-phu-trong-ve-tham-nhung-o-viet-nam-11077882.html
https://kevesko.vn/20220225/gia-dau-tang-theo-bien-dong-dia-chinh-tri-the-gioi-gia-xang-viet-nam-van-chiu-dung-duoc-13922729.html
https://kevesko.vn/20220225/viet-nam-mo-cua-can-mo-ca-tu-duy-13913531.html
https://kevesko.vn/20210910/ca-phe-xuat-khau-dang-chiu-thiet-thoi-viet-nam-co-som-lay-lai-duoc-vi-the-11056999.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/1a/13929026_1:0:2730:2047_1920x0_80_0_0_e6c03ced0f6e00307a4dd394be977d68.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
việt nam trên báo chí nước ngoài, việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả
việt nam trên báo chí nước ngoài, việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả
Khủng hoảng xăng dầu tại Việt Nam khi nào kết thúc?
Trong tuần qua, báo chí thế giới dành một lượng lớn các bài viết và thông tin nói về Việt Nam. Những đề tài chủ yếu là quan hệ quốc tế và các vấn đề tham nhũng, kinh tế và du lịch.
Chúng tôi sẽ thuật lại những gì phương tiện truyền thông nước ngoài viết về Việt Nam trong tổng quan truyền thống
«Việt Nam trên báo chí nước ngoài».
Việt Nam củng cố liên hệ với các láng giềng châu Á
Một số ấn phẩm Singapore đăng các bài viết phản ánh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 của Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
tới thăm Singapore và động thái củng cố quan hệ gần nửa thế kỷ của hai nước.
Theo thông báo của Fibre2Fashion, thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam năm 2021 đã tăng 36,5% so với năm trước và vượt hơn 13 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ kim loại, máy tính, điện thoại và linh kiện của hai tiện ích điện tử này, ô tô, thiết bị, dụng cụ và cà phê, còn Ấn Độ bán cho Việt Nam kim loại, bông, máy móc và thiết bị.
Như tờ
Korea Herald cho biết, Chính phủ Việt Nam đang thi hành
lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc chống CHDCND Triều Tiên: theo dõi tài khoản ngân hàng của người Bắc Triều Tiên ở nước này, đóng cửa một số doanh nghiệp Triều Tiên, đình chỉ phần lớn hạng mục hàng xuất-nhập khẩu từ Triều Tiên, và tịch thu hơn 2.000 tấn than Triều Tiên.
Còn India Education Diary thông báo việc thành lập Học viện Chính trị Australia-Việt (AVPI), tập hợp các doanh nhân, học giả, quan chức Chính phủ và các giảng viên, cùng thống nhất trong mục tiêu tăng cường liên hệ chiến lược và kinh tế giữa Australia và Việt Nam.
15 Tháng Chín 2021, 14:53
Làm thế nào để chiến thắng tham nhũng?
Tờ
East Asia Forum đăng bài báo lớn về chủ đề
đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam. Có ghi nhận rằng từ năm 2020 đến năm 2021, đất nước đã đạt thành công lớn trong cuộc chiến chống tệ nạn này và trong danh sách toàn cầu về mức độ tham nhũng, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 87 từ vị trí thứ 104 (mức độ tham nhũng càng cao thì thứ bậc trong danh sách càng thấp). Từ đầu chiến dịch chống tham nhũng năm 2013 cho đến năm 2020, hàng chục nghìn đảng viên cộng sản đã bị kỷ luật hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự trong các vụ án tham nhũng. Trong số đó, đặc biệt có 27 Ủy viên Trung ương, 4 Ủy viên Bộ Chính trị và hơn 30 tướng lĩnh quân đội. Năm 2021, điều tra 390 vụ án tham nhũng với 1.011 người, trong đó có Bí thư Tỉnh ủy, Thứ trưởng Bộ Y tế và 10 sĩ quan cao cấp của Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam. Nhưng càng nhiều vụ án tham nhũng được đưa ra ánh sáng, dường như mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Còn bao nhiêu trường hợp không bị phát hiện còn chìm dưới sâu? - tác giả bài báo đặt câu hỏi và nêu 4 điều kiện cần thiết để đấu tranh thành công chống mọi biểu hiện tham nhũng. Đó là cơ cấu kiểm tra răn đe và phòng chống, xã hội dân sự tự quản, pháp luật thượng tôn mạnh mẽ và báo chí độc lập.
Đề tài phổ biến nhất trong các bài viết và thông tin về kinh tế Việt Nam tuần qua là tình trạng trong nước
thiếu xăng.
Bloomberg viết rằng hàng trăm nhà bán lẻ buộc phải ngừng bán hàng, thúc đẩy Chính phủ bắt đầu nghiên cứu thị trường, kể cả xuất khẩu và nhập khẩu xăng dầu. Giá dầu thô tăng lên mức cao nhất của nhiều năm nay đã đẩy giá xăng và dầu diesel cũng tăng theo. Ngoài ra,
nhà máy lọc dầu Nghi Sơn lớn nhất Việt Nam gần đây buộc phải cắt giảm gần một nửa công suất do khó khăn tài chính.
Trong khi đó Channel News Asia đưa tin Việt Nam sẽ nhập khẩu thêm 2,4 triệu m3 các sản phẩm dầu trong quý II để bù đắp sụt giảm sản lượng trong nước.
Còn Lexology thông báo về việc tiến hành đấu giá 100 triệu lít xăng để tăng nguồn cung trên thị trường và đề xuất một số biện pháp hành chính nhằm cải thiện tình hình. Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ là giải pháp tình thế ngắn hạn, bởi Việt Nam cần tuân theo quy luật thị trường nếu như không muốn trở lại với nền kinh tế bao cấp phân phối, - tờ báo viết.
Business Times lưu ý rằng giá nhiên liệu tăng tại Việt Nam đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp trên cả nước, mà trong những tháng tới dự kiến sẽ còn tăng thêm.
Tờ Fibre2Fashion viết rằng Việt Nam cần sự hỗ trợ đáng kể của quốc tế dưới hình thức vốn ưu đãi và giúp đỡ kỹ thuật để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đạt thành tựu phát thải thán khí ở mức 0 vào năm 2050. Một trong những ngân hàng lớn nhất là HSBC Vietnam đã cam kết đầu tư 12 tỷ USD.
Nikkei Asia kể chuyện người Việt Nam khởi nghiệp mua sắm trực tuyến OpenCommerce, mà sản phẩm có thể cạnh tranh với những cầu thủ cơ bản của thế giới trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới.
Lexology đăng bài viết rất hữu ích về công nghệ blockchain và việc sử dụng nó trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam.
Từ Bồ Đào Nha đến Việt Nam bằng tàu hỏa? - Dễ thôi và thú vị lắm!
Du lịch là chủ đề không thể thiếu trong các bài viết về Việt Nam trên báo chí nước ngoài. Báo Mỹ
The Points Guy đưa tin
Việt Nam mở cửa cho du khách nước ngoài từ ngày 15 tháng 3 và cho biết chi tiết các quy tắc nghỉ dưỡng giải trí ở đất nước này trong bối cảnh «bình thường mới».
Thời điểm hiện tại, có các đường bay nối kết Việt Nam với 20 nước, so với 28 nước trong lịch bay mùa đông 2019, - như ZeeNews lưu ý.
Với 12 khách sạn mới từ Tây Ninh đến Hải Phòng, tập đoàn khách sạn Tây Ban Nha Meliá Hotels International đặt mục tiêu trở thành một trong những thương hiệu khách sạn quốc tế lớn nhất tại Việt Nam, - theo Hotel Designs cho biết.
10 Tháng Chín 2021, 12:09
Còn
Atlas Obscura kể về Bảo tàng Cà phê Thế giới do ông chủ công ty cà phê Trung Nguyên khai trương vào năm 2018 tại tỉnh Đắk Lắk. Tại cơ sở độc đáo này, khách thăm có dịp làm quen với 10 nghìn hiện vật gắn với
cà phê được đưa về đây từ khắp thế giới, tìm hiểu về lịch sử và bản đồ phân bố của thức uống này và nếm thử món luwak - một trong những loại cà phê quý, đắt nhất thế giới.
Và báo The Portugal News giới thiệu chuyến đi thú vị từ Bồ Đào Nha đến Việt Nam mà blogger người Bồ Đào Nha Kyle Kush đã thực hiện trong vòng 13 ngày, chỉ sử dụng phương tiện duy nhất là tàu hỏa để di chuyển.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.