Ai đứng sau dự án khu đô thị công nghiệp logistics tỷ đô đầu tiên của Việt Nam?

© Ảnh : Thống Nhất - TTXVNChủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương (bên phải) trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tỉnh Bắc Giang cho nhà đầu tư Singapore
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương (bên phải) trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tỉnh Bắc Giang cho nhà đầu tư Singapore - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Đăng ký
Bắc Giang sắp có dự án khu đô thị - công nghiệp – logistics tỷ đô đầu tiên của Việt Nam. Những “ông lớn” FDI nào đứng sau dự án khu công nghiệp thông minh và dịch vụ xanh hàng chục nghìn tỷ đồng này?
Các dự án tỷ đô như của CapitaLand Development hay màn bắt tay hợp tác của Saigontel, VinaCapital và Aurous Singapore tạo bước nhảy về vốn đầu tư chất lượng cao vào những lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên từ công nghệ cao, logistics, đến năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phát triển bền vững.

Dự án tỷ đô của tập đoàn CapitaLand

CapitaLand Development (CLD), đơn vị kinh doanh phát triển bất động sản của tập đoàn CapitaLand (Singapore) đã tiến hành ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với UBND tỉnh Bắc Giang về dự án xây dựng khu đô thị - công nghiệp – logistics đầu tiên tại Việt Nam.
Tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương, lãnh đạo Tập đoàn CapitaLand của Singapore đã bày tỏ nhu cầu được đầu tư khu công nghiệp, logistics và dịch vụ xanh thông minh đầu tiên tại tỉnh Bắc Giang cũng như Việt Nam.
Năng lượng mặt trời - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2021
Cái bắt tay của Novaland và VinaCapital phù hợp với chiến lược năng lượng Việt Nam
Về phần mình, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng mong muốn việc triển khai dự án của CapitaLand tại địa phương sẽ mở ra “cú hích đầu tư” cho Bắc Giang thời gian tới, dẫn dắt nhiều nhà đầu tư lớn của Singapore tới Bắc Giang, hợp tác các dự án FDI công nghệ cao.
Đáng chú ý, trong khuôn khổ của buổi trao đổi song phương, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương và lãnh đạo Tập đoàn CapitaLand đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD (khoảng 22.700 tỷ đồng). Dự án có quy mô khoảng 400 ha và dự kiến sẽ tạo việc làm cho 20.000 lao động địa phương.
CLD Singapore và UBND tỉnh Bắc Giang thực hiện nghiên cứu, đánh giá quỹ đất tiềm năng bao gồm dự án khu đô thị dọc Sông Cầu và khu công nghiệp - logistics lân cận tại huyện Việt Yên.
Như Sputnik thông tin, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố dữ liệu vừa qua cho thấy, Singapore dẫn đầu với trên 1,7 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 34,2% trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 2 tháng đầu năm nay, vượt qua những ông lớn FDI khác truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Cần nhấn mạnh rằng, dự án khu đô thị công nghiệp – logistics thông minh ở Bắc Giang là một trong những dự án đầu tư có giá trị cao nhất được ký kết giữa doanh nghiệp Singapore và Chính phủ Việt Nam.
Thỏa thuận xây dựng khu đô thị - công nghiệp - logistics đầu tiên tại Việt Nam góp phần khẳng định cam kết đồng hành lâu dài của CapitaLand Development đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Thực tế, CapitaLand Development (CLD) hay Tập đoàn CapitaLand của Singapore không hề xa lạ ở Việt Nam. CLD hiện sở hữu các khối tài sản đa dạng từ các dự án tích hợp, bán lẻ đến khu dân cư và nhà ở, khu thương mại, khu công nghiệp, các khối logistics và trung tâm dữ liệu lên đến trên 22,4 tỷ đô la Singapore. Riêng ở Việt Nam, CLD có 2 dự án phức hợp hơn 12.000 căn hộ tại 16 dự án nhà ở và một khu bán lẻ tại Hà Nội và TP HCM.
Hồi tháng 12/2021 vừa qua, CLD thông báo hợp tác xây dựng dự án nhà ở quy mô lớn đầu tiên của tập đoàn tại thành phố mới Bình Dương giá trị khoảng 18.330 tỷ đồng. Dự kiến sẽ có trên 3.700 căn hộ và nhà ở, đáp ứng nhu cầu cho khoảng 13.000 cư dân.

Việt Nam thu hút đầu tư công nghệ cao từ Singapore

Như Sputnik đề cập, trong chuyến công du Singapore của mình, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đối thoại với doanh nghiệp hai nước, tiếp hàng chục doanh nghiệp hàng đầu Singapore.
Lãnh đạo Nhà nước tái khẳng định lập trường rằng, Việt Nam chuyển từ chỉ đơn thuần thu hút vốn đầu tư FDI sang hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài trên tinh thần bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội và với người lao động, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nhất là kết nối hai nền kinh tế số Việt Nam – Singapore.
Công nhân Công ty Cellmech International Vina Khu công nghiệp Khai Quang đeo khẩu trang phòng chống dịch COVID -19 tại nơi làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2022
Singapore dẫn đầu các quốc gia rót FDI vào Việt Nam
Việt Nam hiện đang ưu tiên công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, cơ sở hạ tầng và đô thị thông minh, đặc biệt là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển bền vững, logistics.
Đồng thời, không chỉ có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, các lãnh đạo khác của Việt Nam đều cam kết duy trì ổn định vĩ mô, tăng trưởng 6,5-7% từ nay đến năm 2025, minh bạch và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng tốt hơn nữa.
© Ảnh : Thống Nhất - TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Đối thoại doanh nghiệp Việt Nam - Singapore
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Đối thoại doanh nghiệp Việt Nam - Singapore - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Đối thoại doanh nghiệp Việt Nam - Singapore
Trong khi đó, Bộ trưởng Thứ hai Công Thương kiêm Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực Singapore Tan See Leng nhấn mạnh nền tảng hợp tác giữa hai bên là kinh tế số, thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp trong ngành năng lượng và trao đổi cách làm tốt và thông tin chuẩn mực cũng như chứng chỉ trong lĩnh vực lương thực, nông nghiệp.
Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng, qua tiếp xúc có thể thấy giới doanh nghiệp Singapore đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, tin tưởng chính sách của Việt Nam.
“Họ tin tưởng Việt Nam có nhiều dưa địa để họ có thể đầu tư làm ăn tại Việt Nam”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Trong đợt tiếp xúc lần này, phía Singapore cũng rất quan tâm đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, chuyển đổi số và và khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp sinh thái, thông minh.
Nhà máy điện mặt trời Sao Mai - An Giang với tổng công suất 210 MWp sẽ đóng góp gần 400 triệu kWh mỗi năm cho lưới điện quốc gia
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2021
Điện mặt trời bùng nổ ở Việt Nam, VinaCapital bắt tay ‘ông trùm’ năng lượng Pháp
“Đây là những lĩnh vực chúng ta rất cần thu hút, phù hợp với việc thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam”, Cục trưởng Hoàng lưu ý.
Đây cũng chính là tinh thần tại cuộc làm việc với Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương, đại diện tập đoàn CapitalLand cho hay đang nghiên cứu quỹ đất trên 400 ha nằm dọc sông Cầu và huyện Việt Yên với địa thế thuận lợi.
“Chúng tôi đã đã có buổi làm việc rất tốt đẹp với Tập đoàn Capitaland, Tập đoàn rất lớn của Singapore và một số đối tác khác”, ông Dương nói.
Theo vị lãnh đạo, qua làm việc, 2 bên đã trao hai giấy chứng nhận đầu tư cho hai dự án logistic tại Khu Công nghiệp Hòa Phú, Bắc Giang với giá trị 100 triệu USD. Đồng thời, cũng ký bản ghi nhớ với Capitaland đầu tư một tổ hợp công nghiệp, dịch vụ, logistics, đô thị tại Bắc Giang với trị giá 1 tỷ USD, chứng kiến 3 nhà đầu tư gồm một nhà đầu tư Singapore và hai nhà đầu tư Việt Nam hợp tác đầu tư một tổ hợp khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ và nhà ở công nhân tại Bắc Giang với trị giá 2,5 tỷ USD.
“Riêng đợt này đã ký kết, trao chứng nhận đầu tư tổng cộng 3,6 tỷ USD. Đây là thành công bước đầu đối với việc thu hút các nhà đầu tư Singapore vào Bắc Giang”, ông Lê Ánh Dương nhấn mạnh.

Vì sao lại chọn Bắc Giang?

Theo dữ liệu của kênh dữ liệu bất động sản Vhome cho thấy, Bắc Giang là thi trường phát triển sôi động các phân khúc bất động sản thời gian vừa qua nhờ thu hút nhiều chủ đầu tư lớn như Vinhomes (Vingrgroup), FLC, TNR Holdings, Apec Group…
Hiện có một số dự án quy mô lớn trên địa bàn bao gồm Vinhomes Sky Park, Kosy Eden, TNR Stars Thắng City.
Doanh nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2021
Vinhomes sẽ ra mắt 3 siêu dự án trong năm 2021
Theo quy hoạch đến năm 2030, Bắc Giang dự kiến có 29 khu công nghiệp với diện tích khoảng 7.000 ha (trong đó, có 12 khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ) và quy hoạch 63 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 3.006 ha. Do đó, đây là lựa chọn tối ưu cho giới đầu tư Singapore khi quyết định rót vốn cả tỷ đô.
Trong khi đó, riêng với dự án khu đô thị công nghiệp – logistics thông minh đầu tiên ở Việt Nam, thì chọn Việt Yên cũng là rất phù hợp.
Việt Yên là huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Giang, nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh, có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn TP. Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, phù hợp phát triển logistics.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, huyện Việt Yên cũng đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội với vai trò điểm sáng của tỉnh. Đây cũng là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất, điển hình là các khu công nghiệp như Đình Trám, Vân Trung, Quang Châu.
Theo thông tin từ CLD, dự án được xây dựng theo hướng kiến tạo không gian sống bền vững và góp phần làm giảm lượng khí thải carbon. Ngoài ra, các nhà đầu tư Singapore và tỉnh Bắc Giang cũng hướng đến khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu nhằm kiến tạo nên một không gian xanh phục vụ cộng đồng.
Đáng chú ý, theo CLD, mục tiêu của dự án này không chỉ nhằm giảm lượng khí thải carbon mà còn tích hợp thêm các tấm pin năng lượng mặt trời và đề án phát triển giao thông xanh, trong đó tối thiểu 40% diện tích vỉa hè và làn đường dành riêng cho xe đạp được bao phủ bởi bóng râm.
Ở khía cạnh lợi ích kinh tế, dự án khu đô thị - công nghiệp - logistics đầu tiên tại Việt Nam sẽ giúp hình thành mạng lưới chuỗi cung ứng linh hoạt cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Bên cạnh đó, việc tạo ra cơ hội việc làm cho hơn 20.000 lao động sẽ góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống người dân tỉnh Bắc Giang.
“Dự án hoàn toàn đi theo đúng định hướng phát triển của tỉnh Bắc Giang đó là chọn công nghiệp làm động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. theo lãnh đạo địa phương.
Đồng thời, không thể phủ nhận rằng, sự hợp tác giữa CLD và tỉnh Bắc Giang sẽ đóng góp vào quá trình đô thị hoá của tỉnh thông qua định hướng phát triển các dự án bất động sản bền vững và thông minh. Đây cũng chính là tiền đề cho những cơ hội hợp tác đầu tư phát triển khu công nghiệp mà Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề xuất trước đó.
Mục tiêu đến năm 2030 của Chính phủ là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Đến năm 2030, Bắc Giang phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô tăng trưởng kinh tế đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Do đó, các dự án thu hút nhiều “đại bàng lớn” như khu đô thị - công nghiệp - logistics 1 tỷ USD đầu tiên tại Việt Nam này cần được phát huy nhiều hơn nữa.
Tham quan thực tế các nhà máy để hiểu rõ hơn về hoạt động logistics. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2021
Giải pháp cho cơn “khát” nhân lực logistics chất lượng cao
Ngoài dự án khu đô thị công nghiệp logistics thông minh này, CTCP Công nghệ Viễn thông Sài gòn (Saigontel), Công ty VinaCapital và Công ty Aurous (Singapore) cũng đã ký kết và trao đổi Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư dự án tổ hợp công nghiệp 500 ha và 200 ha đô thị nhà ở công nhân chuyên gia, nhà ở xã hội tại tỉnh Bắc Giang với tổng giá trị đầu tư dự án dự kiến lên đến 2,5 tỷ USD.
© Ảnh : Danh Lam-TTXVNTrong ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương phát biểu chỉ đạo, tháo gỡ khó khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: Danh Lam-TTXVN
Trong ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương phát biểu chỉ đạo, tháo gỡ khó khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: Danh Lam-TTXVN - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Trong ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương phát biểu chỉ đạo, tháo gỡ khó khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: Danh Lam-TTXVN
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương cam kết sẽ tạo mọi điều kiện để dự án triển khai thuận lợi nhất, đồng thời đề nghị Tập đoàn CapitaLand sớm triển khai dự án đảm bảo tiến độ. Phía Tập đoàn CapitaLand cũng cam kết sẽ bắt tay ngay vào triển khai dự án và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала