https://kevesko.vn/20220301/tu-lego-den-exxonmobil-viet-nam-thanh-mat-xich-quan-trong-13971855.html
Từ LEGO đến ExxonMobil, Việt Nam thành mắt xích quan trọng
Từ LEGO đến ExxonMobil, Việt Nam thành mắt xích quan trọng
Sputnik Việt Nam
Tính đến ngày 20/2, theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) đạt gần 5 tỷ USD. Có nhiều chỉ dấu khẳng định nền kinh tế... 01.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-01T04:36+0700
2022-03-01T04:36+0700
2022-03-01T04:36+0700
việt nam
kinh tế
kinh doanh
xuất nhập khẩu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/1c/13972903_0:157:3085:1892_1920x0_80_0_0_afd9da97edada5aa23fa2f02b8073781.jpg
Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy, 2 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD. Tuy nhiên, xu hướng nhập siêu trở lại là vấn đề cần được quan tâm, lưu ý.Như thường lệ, Mỹ, Trung Quốc, EU vẫn là những bạn hàng lớn và quan trọng nhất của Việt Nam. Cũng trong 2 tháng đầu năm nay, đã có thêm 183 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép tại Việt Nam.Mới 2 tháng đầu năm, xuất nhập khẩu Việt Nam đã vượt trăm tỷ USDNgày 28/2, Tổng cục Thống kê công bố báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 2 và hai tháng đầu năm cho thấy, kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc.Trong đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 108,52 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu tăng 10,2%, nhập khẩu tăng 15,9%.So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 2/2022 tăng 13,2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 20,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 11,1%.Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 53,79 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.Hai tháng qua, Việt Nam có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 4 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 52%).Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1%; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89,4%; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,7%; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,9%, bằng cùng kỳ năm trước.Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,8%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 46,6%, giảm 1,6 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 47,2%, tăng 1,7 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,2%, giảm 0,1 điểm phần trăm.Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 18,3 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 20,8 tỷ USD, nhập siêu từ Trung Quốc 13,4 tỷ USD, tăng 78,8%, nhập siêu từ Hàn Quốc 6,5 tỷ USD, tăng 24,4%, nhập siêu từ ASEAN 1,5 tỷ USD, giảm 18,1%.Xuất siêu sang EU ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 56,6% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang Nhật Bản 566 triệu USD (cùng kỳ năm 2021, nhập siêu 237 triệu USD).Việt Nam có nên lo ngại về nhập siêu hay chưa?Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, trong tháng 1/2022, Việt Nam xuất siêu 1,4 tỷ USD.Tuy nhiên, tháng 2/2022, ước tính nhập siêu 2,34 tỷ USD. Như vậy, tính chung hai tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính nhập siêu 937 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,6 tỷ USD).Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 3,96 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 3,02 tỷ USD.Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, nhập siêu quay trở lại là một dấu hiệu đáng quan tâm, dù thực tế số liệu thống kê chỉ hai tháng đầu năm chưa đủ để đánh giá một xu hướng dài, nhất là đặt trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hồi phụ hậu Covid-19.Theo các chuyên gia kinh tế thì Việt Nam sẽ cần tiếp tục theo dõi tình hình để có giải pháp quản lý, điều hành phù hợp trong thời gian tới đối với cán cân thương mại.Ngoài ra, việc trong cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu tháng 1 và tháng 2 của Việt Nam – nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng 0,1% so với cùng kỳ, nhóm vật phẩm tiêu dùng giảm 0,1% cũng cho thấy chỉ dấu nền kinh tế đang bước vào quá trình phục hồi.Tình hình thu hút FDI của Việt NamTheo công bố của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/2/2022 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đây mới chỉ là hai tháng đầu năm nay và xu hướng này là tạm thời.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 2,68 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2,02 tỷ USD, chiếm 75,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 324,3 triệu USD, chiếm 12,1%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 210 triệu USD, chiếm 7,8%.Theo cơ quan thống kê, vốn đăng ký cấp mới có 183 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 631,8 triệu USD, tăng 45,2% về số dự án và giảm 80,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 346,8 triệu USD, chiếm 54,9% tổng vốn đăng ký cấp mới, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 186,9 triệu USD, chiếm 29,6%, các ngành còn lại đạt 98,1 triệu USD, chiếm 15,5%.Cũng như thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố trước đó, trong số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2022, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 222,8 triệu USD, chiếm 35,3% tổng vốn đăng ký cấp mới.Tiếp đến là Hong Kong với 112,7 triệu USD, chiếm 17,8%, Trung Quốc 78,9 triệu USD, chiếm 12,5%, Hàn Quốc 63,4 triệu USD, chiếm 10%, Đài Loan 43,9 triệu USD, chiếm 7%.Vốn đăng ký điều chỉnh có 142 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 3,59 tỷ USD, tăng 123,8% so với cùng kỳ năm trước.Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2,9 tỷ USD, chiếm 68,7% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,16 tỷ USD, chiếm 27,5%; các ngành còn lại đạt 160,4 triệu USD, chiếm 3,8%.Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 400 lượt với tổng giá trị góp vốn 769,6 triệu USD, tăng 41,7% so cùng kỳ năm trước.Trong đó có 174 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 91,5 triệu USD và 226 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 678,1 triệu USD.Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 357,8 triệu USD, chiếm 46,5% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 228,7 triệu USD, chiếm 29,7%; ngành còn lại 183 triệu USD, chiếm 23,8%.Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 2 tháng đầu năm có 21 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 51,7 triệu USD, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước; có 2 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh giảm 7,2 triệu USD.Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 44,5 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước, trong đó hoạt động khai khoáng đạt 33,5 triệu USD, bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe động cơ khác đạt 15,1 triệu USD, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 9,2 triệu USD. Riêng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo điều chỉnh giảm 16,4 triệu USD.Trong 2 tháng đầu năm 2022 có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó có những cái tên quen thuộc như Lào - nước dẫn đầu với 48,2 triệu USD, Singapore 7,4 triệu USD, Mỹ 2,9 triệu USD, Trung Quốc 1,3 triệu USD, Hàn Quốc 575 nghìn USD. Đặc biệt, số vốn của doanh nghiệp Việt Nam ở Myanmar đã được điều chỉnh giảm 16,4 triệu USD.Việt Nam là “mắt xích” quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầuNhư Sputnik đề cập, Việt Nam vẫn là điểm đến quan trọng của dòng vốn FDI toàn cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19.Số liệu từ LHQ cho thấy, trong khi vốn FDI giảm hơn 40% trên toàn cầu chỉ tính riêng năm 2020 thì ở Việt Nam, mọi thứ rất “nhẹ nhàng” khi FDI chỉ giảm 3% trong 2 năm qua.Nhiều tổ chức, định chế tài chính lớn toàn cầu đã nhận định rằng, Việt Nam tiếp tục là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nền kinh tế đất nước đang trên đà hồi phục mạnh mẽ.Nikkei trong các đánh giá về khả năng phục hồi thần tốc chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á, nhấn mạnh vai trò mắt xích cầu nối quan trọng của Việt Nam. Điển hình như 40% hệ thống dây dẫn điện ô tô của Nhật Bản được cung ứng từ Việt Nam. Do đó, nếu Việt Nam giảm mức sản xuất sẽ làm rối loạn toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời làm giảm ưu thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư và tình trạng sẵn sàng kinh doanh.Vậy nên, các doanh nghiệp Nhật Bản đang rất chào đón với quy định chống dịch hiện nay của Chính phủ Việt Nam, mở cửa và thích ứng an toàn.Việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ cùng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về cơ bản thao túng tiền tệ, loại bỏ rủi ro Mỹ sẽ áp đặt thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường quan trọng hàng đầu của Hà Nội.Cùng với chiến dịch tiêm chủng bao phủ vaccine nhanh hàng đầu thế giới của Việt Nam tạo thế mạnh để quốc gia Đông Nam Á này thu hút dòng vốn FDI mạnh mẽ hơn trong thời gian tới nhờ gia tăng niềm tin nơi nhà đầu tư.Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 là 6,6%. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng đạt 6,5%. Fitch Ratings rất lạc quan khi đánh giá quốc gia Đông Nam Á này có thể tăng trưởng 7,9% trong năm nay, vào top hàng đầu khu vực.Loạt dự án tỷ USD của tập đoàn LEGO Đan Mạch, việc JERA và ExxonMobil muốn đầu tư dự án nhà máy điện khí hóa lỏng LNG ở Hải Phòng, hay các dự án khu đô thị công nghiệp logistics ở Bắc Giang…là những ví dụ điển hình về xu hướng tiếp nhận đầu tư chất lượng cao, giảm phát thải carbon, đảm bảo các mục tiêu về môi trường và tăng trưởng bền vững của Việt Nam.
https://kevesko.vn/20220109/xuat-nhap-khau-lap-ky-luc-viet-nam-vao-top-20-nen-kinh-te-dan-dau-ve-thuong-mai-quoc-te-13154424.html
https://kevesko.vn/20211206/xuat-nhap-khau-viet-nam-tiep-tuc-lam-nen-ky-tich-12751517.html
https://kevesko.vn/20220227/singapore-dan-dau-cac-quoc-gia-rot-fdi-vao-viet-nam-13944610.html
https://kevesko.vn/20211231/fdi-viet-nam-2022-tien-den-tien-di-deu-co-the-lac-quan-13083356.html
https://kevesko.vn/20220214/nhay-cam-thu-tuong-ban-chuyen-dat-dai-voi-phat-trien-kinh-te-viet-nam-13718872.html
https://kevesko.vn/20211021/cac-ong-lon-fdi-nhu-apple-intel-foxconn-muon-mo-rong-san-xuat-o-viet-nam-12200360.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/1c/13972903_176:0:2907:2048_1920x0_80_0_0_397a46763069de3375aef5bd707221ba.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, kinh doanh, xuất nhập khẩu
việt nam, kinh tế, kinh doanh, xuất nhập khẩu
Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy, 2 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD. Tuy nhiên, xu hướng nhập siêu trở lại là vấn đề cần được quan tâm, lưu ý.
Như thường lệ, Mỹ, Trung Quốc, EU vẫn là những bạn hàng lớn và quan trọng nhất của Việt Nam. Cũng trong 2 tháng đầu năm nay, đã có thêm 183 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép tại Việt Nam.
Mới 2 tháng đầu năm, xuất nhập khẩu Việt Nam đã vượt trăm tỷ USD
Ngày 28/2, Tổng cục Thống kê công bố báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 2 và hai tháng đầu năm cho thấy, kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc.
Trong đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 108,52 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu tăng 10,2%, nhập khẩu tăng 15,9%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 2/2022 tăng 13,2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 20,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 11,1%.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 53,79 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hai tháng qua, Việt Nam có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 4 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 52%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1%; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89,4%; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,7%; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,9%, bằng cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,8%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 46,6%, giảm 1,6 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 47,2%, tăng 1,7 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,2%, giảm 0,1 điểm phần trăm.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 18,3 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 20,8 tỷ USD, nhập siêu từ Trung Quốc 13,4 tỷ USD, tăng 78,8%, nhập siêu từ Hàn Quốc 6,5 tỷ USD, tăng 24,4%, nhập siêu từ ASEAN 1,5 tỷ USD, giảm 18,1%.
Xuất siêu sang EU ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 56,6% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang Nhật Bản 566 triệu USD (cùng kỳ năm 2021, nhập siêu 237 triệu USD).
Việt Nam có nên lo ngại về nhập siêu hay chưa?
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, trong tháng 1/2022, Việt Nam xuất siêu 1,4 tỷ USD.
Tuy nhiên, tháng 2/2022, ước tính nhập siêu 2,34 tỷ USD. Như vậy, tính chung hai tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính nhập siêu 937 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,6 tỷ USD).
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 3,96 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 3,02 tỷ USD.
6 Tháng Mười Hai 2021, 18:20
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, nhập siêu quay trở lại là một dấu hiệu đáng quan tâm, dù thực tế số liệu thống kê chỉ hai tháng đầu năm chưa đủ để đánh giá một xu hướng dài, nhất là đặt trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hồi phụ hậu Covid-19.
Theo các chuyên gia kinh tế thì Việt Nam sẽ cần tiếp tục theo dõi tình hình để có giải pháp quản lý, điều hành phù hợp trong thời gian tới đối với cán cân thương mại.
Ngoài ra, việc trong cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu tháng 1 và tháng 2 của Việt Nam – nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng 0,1% so với cùng kỳ, nhóm vật phẩm tiêu dùng giảm 0,1% cũng cho thấy chỉ dấu nền kinh tế đang bước vào quá trình phục hồi.
Tình hình thu hút FDI của Việt Nam
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài (
FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/2/2022 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đây mới chỉ là hai tháng đầu năm nay và xu hướng này là tạm thời.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 2,68 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2,02 tỷ USD, chiếm 75,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 324,3 triệu USD, chiếm 12,1%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 210 triệu USD, chiếm 7,8%.
Theo cơ quan thống kê, vốn đăng ký cấp mới có 183 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 631,8 triệu USD, tăng 45,2% về số dự án và giảm 80,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 346,8 triệu USD, chiếm 54,9% tổng vốn đăng ký cấp mới, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 186,9 triệu USD, chiếm 29,6%, các ngành còn lại đạt 98,1 triệu USD, chiếm 15,5%.
Cũng như thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài
Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố trước đó, trong số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2022, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 222,8 triệu USD, chiếm 35,3% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Tiếp đến là Hong Kong với 112,7 triệu USD, chiếm 17,8%, Trung Quốc 78,9 triệu USD, chiếm 12,5%, Hàn Quốc 63,4 triệu USD, chiếm 10%, Đài Loan 43,9 triệu USD, chiếm 7%.
Vốn đăng ký điều chỉnh có 142 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 3,59 tỷ USD, tăng 123,8% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2,9 tỷ USD, chiếm 68,7% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,16 tỷ USD, chiếm 27,5%; các ngành còn lại đạt 160,4 triệu USD, chiếm 3,8%.
Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 400 lượt với tổng giá trị góp vốn 769,6 triệu USD, tăng 41,7% so cùng kỳ năm trước.
31 Tháng Mười Hai 2021, 04:35
Trong đó có 174 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 91,5 triệu USD và 226 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 678,1 triệu USD.
Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 357,8 triệu USD, chiếm 46,5% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 228,7 triệu USD, chiếm 29,7%; ngành còn lại 183 triệu USD, chiếm 23,8%.
Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 2 tháng đầu năm có 21 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 51,7 triệu USD, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước; có 2 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh giảm 7,2 triệu USD.
Tính chung tổng
vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 44,5 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước, trong đó hoạt động khai khoáng đạt 33,5 triệu USD, bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe động cơ khác đạt 15,1 triệu USD, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 9,2 triệu USD. Riêng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo điều chỉnh giảm 16,4 triệu USD.
Trong 2 tháng đầu năm 2022 có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó có những cái tên quen thuộc như Lào - nước dẫn đầu với 48,2 triệu USD, Singapore 7,4 triệu USD, Mỹ 2,9 triệu USD, Trung Quốc 1,3 triệu USD, Hàn Quốc 575 nghìn USD. Đặc biệt, số vốn của doanh nghiệp Việt Nam ở Myanmar đã được điều chỉnh giảm 16,4 triệu USD.
Việt Nam là “mắt xích” quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu
Như Sputnik đề cập, Việt Nam vẫn là điểm đến quan trọng của dòng vốn FDI toàn cầu trong bối cảnh
đại dịch Covid-19.
Số liệu từ LHQ cho thấy, trong khi vốn FDI giảm hơn 40% trên toàn cầu chỉ tính riêng năm 2020 thì ở Việt Nam, mọi thứ rất “nhẹ nhàng” khi FDI chỉ giảm 3% trong 2 năm qua.
Nhiều tổ chức, định chế tài chính lớn toàn cầu đã nhận định rằng, Việt Nam tiếp tục là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nền kinh tế đất nước đang trên đà hồi phục mạnh mẽ.
Nikkei trong các đánh giá về khả năng phục hồi thần tốc chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á, nhấn mạnh vai trò mắt xích cầu nối quan trọng của Việt Nam. Điển hình như 40% hệ thống dây dẫn điện ô tô của Nhật Bản được cung ứng từ Việt Nam. Do đó, nếu Việt Nam giảm mức sản xuất sẽ làm rối loạn toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời làm giảm ưu thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư và tình trạng sẵn sàng kinh doanh.
Vậy nên, các doanh nghiệp Nhật Bản đang rất chào đón với quy định chống dịch hiện nay của Chính phủ Việt Nam, mở cửa và thích ứng an toàn.
“Để tăng cường chuỗi cung ứng tại Việt Nam, JICA đang nỗ lực chuyển giao công nghệ, tăng cường liên kết giữa các công ty Nhật Bản và Việt Nam”, ông Shimizu Akira, Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam nhấn mạnh.
Việc
Bộ Tài chính Hoa Kỳ cùng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về cơ bản thao túng tiền tệ, loại bỏ rủi ro Mỹ sẽ áp đặt thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường quan trọng hàng đầu của Hà Nội.
Cùng với chiến dịch tiêm chủng bao phủ vaccine nhanh hàng đầu thế giới của Việt Nam tạo thế mạnh để
quốc gia Đông Nam Á này thu hút dòng vốn FDI mạnh mẽ hơn trong thời gian tới nhờ gia tăng niềm tin nơi nhà đầu tư.
21 Tháng Mười 2021, 20:26
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 là 6,6%. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng đạt 6,5%. Fitch Ratings rất lạc quan khi đánh giá quốc gia Đông Nam Á này có thể tăng trưởng 7,9% trong năm nay, vào top hàng đầu khu vực.
Loạt dự án tỷ USD của tập đoàn LEGO Đan Mạch, việc JERA và ExxonMobil muốn đầu tư dự án nhà máy điện khí hóa lỏng LNG ở Hải Phòng, hay các dự án khu đô thị công nghiệp logistics ở Bắc Giang…là những ví dụ điển hình về xu hướng tiếp nhận đầu tư chất lượng cao, giảm phát thải carbon, đảm bảo các mục tiêu về môi trường và tăng trưởng bền vững của Việt Nam.