https://kevesko.vn/20220215/o-to-nhap-khan-hang-viet-nam-can-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lap-rap-xe-hoi-13723778.html
Ô tô nhập khan hàng, Việt Nam cần cuộc cách mạng công nghiệp lắp ráp xe hơi
Ô tô nhập khan hàng, Việt Nam cần cuộc cách mạng công nghiệp lắp ráp xe hơi
Sputnik Việt Nam
Theo Tổng cục Hải quan, so với cuối năm 2021, lượng xe ô tô nhập khẩu về Việt Nam các tháng đầu năm 2022 giảm mạnh, dự báo, xe nhập về Việt Nam cũng sẽ khan... 15.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-15T05:14+0700
2022-02-15T05:14+0700
2022-02-15T05:14+0700
việt nam
xe ô-tô
kinh tế
xe điện
nhập khẩu
doanh nghiệp
kinh doanh
vinfast
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/0e/13724797_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_01a90c33c878be32b77a975971f8519b.jpg
TC Motor lẫn VinFast cùng nhiều doanh nghiệp xe hơi, đại lý, showroom cho biết, tình trạng thiếu hụt linh kiện ảnh hưởng rất lớn đến doanh số bán ô tô trong tháng đầu năm 2022.Nền công nghiệp xe hơi Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Đất nước cần có chiến lược rõ ràng. Cần đưa Việt Nam trở thành nước có khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho ngành công nghiệp ô tô toàn thế giới.Ô tô nhập về Việt Nam khan hàngThống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong kỳ 2 tháng 1 (từ ngày 16/1 đến ngày 31/1), lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam đạt 2.185 xe, đạt kim ngạch 57 triệu USD.Trong số này, xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống có 1.940 xe, đạt kim ngạch hơn 47 triệu USD.Riêng ô tô trên 9 chỗ ngồi trong đợt này nhập khẩu chỉ 12 chiếc về Việt Nam. Còn đối với ô tô tải có 130 chiếc, kim ngạch đạt hơn 4,5 triệu USD.Trong khi đó, kỳ 1 tháng này, số lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam cũng chỉ có 2.317 xe, đạt kim ngạch hơn 68 triệu USD.Các số liệu được thống kê tại báo cáo sơ bộ tình hình xuất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại và phụ tùng ô tô trong tháng 12 của Tổng cục Hải quan cho hay, cuối năm ngoái, ô tô nhập về Việt Nam ở mức cao.Trước đó, như Sputnik đã thông tin, cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2021 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu ở mức cao với lượng xe nhập về là 15.196 xe tương ứng trị giá đạt 433 triệu USD.Trong khi đó, ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu được Tổng cục Hải quan ghi nhận trong tháng trước đạt 15.356 chiếc với trị giá đạt 340 triệu USD.Ngoài ra, trong tháng 12 năm 2021, ô tô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 3 thị trường chính là từ Thái Lan với 7.065 chiếc; từ Trung Quốc với 4.473 chiếc và từ Indonesia với 2.228 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 3 thị trường này đạt 13.766 chiếc, chiếm tới 91% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam.Như vậy, so với thời điểm cuối năm 2021, lượng xe nhập về Việt Nam trong tháng đầu năm 2022 giảm mạnh, chỉ ở khoảng hơn 4.000 xe.Giới chuyên gia lưu ý rằng, thời điểm cuối tháng 12, đầu tháng 1 là trước Tết Nguyên đán 2022, nên lượng xe nhập khẩu đã được các hãng chủ động tranh thủ nhập về trước đó để phục vụ kích cầu tiêu dùng dịp Tết – người dân mua xe trước Tết để du xuân.Qua tháng 1/2022, lượng xe nhập khẩu về Việt Nam giảm mạnh. Sang tháng 2, nhiều mẫu xe nhập khẩu về Việt Nam cũng sẽ khan hiếm hàng nên số lượng nhập về khả năng còn giảm mạnh hơn tháng 1 vừa qua.Tính cả năm 2021, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu đạt 160.035 chiếc, tăng 52,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 109.728 chiếc, tăng 45,2%; ô tô vận tải đạt 34.916 chiếc, tăng 55,7%. Về giá trị năm 2021, giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện & phụ tùng ô tô đạt 4,92 tỷ USD, tăng 22,9%, tương ứng tăng 916 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.Trong các thị trường nhập khẩu chủ yếu, ô tô xuất xứ Indonesia có trị giá bình quân (chưa thuế) thấp nhất, trong khi ô tô xuất xứ từ Trung Quốc cao hơn nhiều do chủ yếu là xe tải, xe chuyên dụng.Chúng tôi cũng đã đề cập, Việt Nam vượt Philippines thành thị trường ô tô lớn thứ 4 Đông Nam Á hai năm liền 2020, 2021.Thiếu linh kiệnNgoài số liệu về việc xe nhập về Việt Nam đang có xu hướng giảm, trên thực tế, tháng 1/2022, báo cáo từ các doanh nghiệp, đại lý, thị trường cũng chứng kiện sự sụt giảm doanh số, tình trạng khan hiếm hàng ở một số hãng xe như TC Motor hay VinFast.Về sự sụt giảm doanh số, theo TC Motor, thời điểm tháng 1 là tháng Tết dẫn đến nhu cầu mua sắm xe ô tô giảm dần về cuối tháng do khách hàng gặp khó khăn trong việc đăng ký cũng như các kế hoạch mua sắm khác dành cho Tết.Theo đại diện TC Motor, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm doanh số trong tháng 1/2022.Dù không công bố nhưng theo một số nhân viên đại lý Hyundai ở Việt Nam, một số mẫu xe hút khách của hãng hiện không có nhiều xe để giao cho khách, như Hyundai SantaFe hay Tucson mới.Vấn đề ở đây là do thiếu linh kiện khiến nhà máy không thể lắp ráp được hết công suất.Đối với VinFast, lý do sụt giảm doanh số được cho là vì một số nguyên nhân khách quan khiến nhiều linh kiện nhập khẩu về nước chậm hơn so với kế hoạch, khiến lượng xe VF e34 giao tới tay khách hàng rất thấp. Chỉ có 40 xe ô tô điện VF e34 được hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng trong tháng 1.Bên cạnh đó, VinFast cũng cho biết hiện hãng đang nỗ lực cùng với các đối tác giải quyết khó khăn về nguồn cung linh kiện để đẩy mạnh tốc độ bàn giao xe VF e34 cho khách hàng trong tháng 2 cũng như trong thời gian tới đây.Tình huống thiếu linh kiện cũng được đại diện hãng Ford tại Hà Nội xác nhận. Điều này khiến sau dịp Tết trên thị trường xe ô tô có thể xảy ra tình trạng khác với mọi năm.Cụ thể, thông thường, ra Tết, các đại lý thường sẽ giảm giá xe để kích cầu nhưng có thể năm nay, do tình hình thiếu hụt linh kiện nên giá xe sẽ không giảm như trước bởi nguồn cung xe hạn chế, nguồn hàng khan hiếm.Chưa công bố lượng xe bán ra chính thức trong tháng 1, nhưng đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất xe ô tô Việt Nam (VAMA) cũng nhấn mạnh, tình trạng thiếu linh kiện, thiếu chất bán dẫn để sản xuất, lắp ráp xe ô tô đã diễn ra từ lâu. Vấn đề này khiến các hãng gặp khó trong lắp ráp, sản xuất, giao xe cho khách, kể cả việc nhập khẩu khi xe hiếm hàng.Đồng thời, nhiều đại lý, showroom cũng sẽ dựa vào lý do này để nâng giá xe thời gian tới.Xe nhập lợi thế hơn xe lắp ráp ở Việt Nam?Theo số liệu từ Bộ Công Thương, hiện nay chi phí sản xuất ô tô trong nước của Việt Nam đang cao hơn các quốc gia trong khu vực từ 10 - 20% khiến giá thành xe sản xuất trong nước chịu nhiều bất lợi so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN.Chưa kể, các nước láng giềng với Việt Nam ở Đông Nam Á vốn đã có thị trường và ngành công nghiệp ô tô đi trước rất lâu.Đồng thời, linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp ô tô hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài - phải chịu thêm các chi phí đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo hiểm, từ đó ảnh hưởng đến giá thành của xe sản xuất, lắp ráp trong nước của Việt Nam.Bất chấp các khó khăn, hiện nay, Việt Nam đang phát huy mọi tiềm lực sẵn có để đẩy mạnh ngành sản xuất ô tô theo hướng tự chủ.Lãnh đạo đất nước hy vọng, trong tương lai, nền công nghiệp xe hơi quốc nội sẽ phát triển bắt kịp tốc độ chung của toàn cầu.Mục tiêu chung của “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam năm 2020, tầm nhìn đến 2030” đã được Chính phủ nêu rằng, sản xuất xe hơi là ngành tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.Do đó, rất cần được khuyến khích phát triển bằng các chính sách nhất quán, ổn định và dài hạn để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa.Chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, Giám đốc Công ty CP Whatcar (Quản trị trang Whatcar.vn) nhận định rằng, Việt Nam cần có bước chuyển mình rõ rệt hơn.Theo ông Thắng, trên thế giới không một quốc gia nào có thể tự sản xuất tất cả linh kiện để tạo ra một chiếc xe hoàn chỉnh. Do vậy, các doanh nghiệp trong nước cần tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỗi doanh nghiệp sản xuất linh, phụ kiện không chỉ phục vụ các hãng xe đang sản xuất, lắp ráp trong nước mà cần phải có năng lực phục vụ cho thị trường toàn cầu.Điển hình như tỷ lệ nội địa hóa của Toyota, mặc dù đã có mặt tại thị trường Việt Nam khá lâu, nhưng cho đến nay cũng chỉ có khoảng 10% chi tiết nội địa trên tổng thành chiếc xe.Hoặc như VinFast, hiện tại có khoảng trên 50 đầu mối cung cấp linh, phụ kiện nhưng chỉ có khoảng hơn 10 doanh nghiệp trong nước, còn các đầu mối hiện tại đều nước ngoài.Mặc dù, các công ty như HyunDai Thành Công hay Thaco đã có tỷ lệ nội địa hóa cao, nhưng các doanh nghiệp này vẫn đang sản xuất phục vụ chính mình là chủ yếu chứ chưa xuất khẩu được các chi tiết cấu thành ra thị trường thế giới.Do đó, ông Nguyễn Mạnh Thắng kiến nghị Nhà nước nên mở cửa và có những chính sách ưu đãi hợp lý đối với các doanh nghiệp, cụ thể là về mặt bằng và thuế cũng như tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn, từ đó tạo động lực và khuyến khích các doanh nghiệp này phát triển theo hướng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.Cần ưu đãi cả xe điện và xe xăngNhư đã thông tin, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 10/2022/NĐ-CP, quy định mức nộp lệ phí trước bạ mới.Trong đó, đáng chú ý nhất là mức nộp lệ phí trước bạ của ô tô điện chạy pin sẽ là 0% trong 3 năm tới.Bên cạnh đó, Quốc hội đã thông qua Dự án luật sửa đổi, trong đó có nội dung giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện chạy pin. Từ 1/3/2022 - 28/2/2027, ô tô điện chạy bằng pin loại chở người từ 9 chỗ trở xuống chịu mức thuế suất 3%.Trước đó, mức thuế thu nhập đặc biệt cho dòng xe này là 15%. Chủ trương này được đánh giá là nhạy bén và đúng đắn từ phía cơ quan quản lý, bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới hiện nay.Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Thắng, thực tế, việc có những ưu đãi đặc biệt cho xe điện là vô cùng tốt, nhưng cũng cần công bằng cho tất cả.Chuyên gia phân tích, dung lượng thị trường trong 10 năm tới tại Việt Nam cũng như trên thế giới thì xe chạy nhiên liệu hóa thạch vẫn còn khá lớn, do đó, ngoài chính sách đặc biệt cho xe điện, Chính phủ cũng cần có những cơ chế hợp lý cho các nhà sản xuất xe truyền thống.Do đó, theo chuyên gia, ngoài ưu đãi trực tiếp cho các nhà sản xuất ô tô, Chính phủ cần quan tâm đặc biệt đến các doanh nghiệp phụ trợ.Ông Thắng đánh giá, đây được xem là mấu chốt để chuyển đổi trạng thái từ lắp ráp đơn thuần sang sản xuất chủ động.
https://kevesko.vn/20180505/o-to-nhap-khau-viet-nam-5349876.html
https://kevesko.vn/20220208/viet-nam-vuot-philippines-vao-top-thi-truong-o-to-lon-nhat-asean-13621194.html
https://kevesko.vn/20220126/o-to-trung-quoc-do-sang-viet-nam-hongqi-nhai-rolls-royce-la-phep-thu-cho-vinfast-13451651.html
https://kevesko.vn/20220122/viet-nam-nhap-ky-luc-xe-o-to-nguyen-chiec-hongqi-trung-quoc-vs-vinfast-viet-nam-13416008.html
https://kevesko.vn/20211014/dieu-gi-khien-xe-o-to-vinfast-ban-chay-hon-huyndai-o-thi-truong-viet-nam-thang-9-12108666.html
https://kevesko.vn/20210720/o-to-dien-se-cho-viet-nam-mot-vi-the-moi-trong-chuoi-cung-ung-toan-cau-10830270.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/0e/13724797_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_e4af5622f346b55726860029a95600cc.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, xe ô-tô, kinh tế, xe điện, nhập khẩu, doanh nghiệp, kinh doanh, vinfast
việt nam, xe ô-tô, kinh tế, xe điện, nhập khẩu, doanh nghiệp, kinh doanh, vinfast
TC Motor lẫn VinFast cùng nhiều doanh nghiệp xe hơi, đại lý, showroom cho biết, tình trạng thiếu hụt linh kiện ảnh hưởng rất lớn đến doanh số bán ô tô trong tháng đầu năm 2022.
Nền công nghiệp xe hơi Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Đất nước cần có chiến lược rõ ràng. Cần đưa Việt Nam trở thành nước có khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho ngành công nghiệp ô tô toàn thế giới.
Ô tô nhập về Việt Nam khan hàng
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong kỳ 2 tháng 1 (từ ngày 16/1 đến ngày 31/1), lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam đạt 2.185 xe, đạt kim ngạch 57 triệu USD.
Trong số này, xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống có 1.940 xe, đạt kim ngạch hơn 47 triệu USD.
Riêng ô tô trên 9 chỗ ngồi trong đợt này nhập khẩu chỉ 12 chiếc về Việt Nam. Còn đối với ô tô tải có 130 chiếc, kim ngạch đạt hơn 4,5 triệu USD.
Trong khi đó, kỳ 1 tháng này, số lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam cũng chỉ có 2.317 xe, đạt kim ngạch hơn 68 triệu USD.
Các số liệu được thống kê tại báo cáo sơ bộ tình hình xuất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại và phụ tùng ô tô trong tháng 12 của Tổng cục Hải quan cho hay, cuối năm ngoái, ô tô nhập về Việt Nam ở mức cao.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2021 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu ở mức cao với lượng xe nhập về là 15.196 xe tương ứng trị giá đạt 433 triệu USD.
Trong khi đó, ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu được
Tổng cục Hải quan ghi nhận trong tháng trước đạt 15.356 chiếc với trị giá đạt 340 triệu USD.
Ngoài ra, trong tháng 12 năm 2021, ô tô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 3 thị trường chính là từ Thái Lan với 7.065 chiếc; từ Trung Quốc với 4.473 chiếc và từ Indonesia với 2.228 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 3 thị trường này đạt 13.766 chiếc, chiếm tới 91% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam.
Như vậy, so với thời điểm cuối năm 2021, lượng xe nhập về Việt Nam trong tháng đầu năm 2022 giảm mạnh, chỉ ở khoảng hơn 4.000 xe.
Giới chuyên gia lưu ý rằng, thời điểm cuối tháng 12, đầu tháng 1 là trước Tết Nguyên đán 2022, nên lượng xe nhập khẩu đã được các hãng chủ động tranh thủ nhập về trước đó để phục vụ kích cầu tiêu dùng dịp Tết – người dân mua xe trước Tết để du xuân.
Qua tháng 1/2022, lượng xe nhập khẩu về Việt Nam giảm mạnh. Sang tháng 2, nhiều mẫu xe nhập khẩu về Việt Nam cũng sẽ khan hiếm hàng nên số lượng nhập về khả năng còn giảm mạnh hơn tháng 1 vừa qua.
Tính cả năm 2021, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu đạt 160.035 chiếc, tăng 52,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 109.728 chiếc, tăng 45,2%; ô tô vận tải đạt 34.916 chiếc, tăng 55,7%. Về giá trị năm 2021, giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện & phụ tùng ô tô đạt 4,92 tỷ USD, tăng 22,9%, tương ứng tăng 916 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong các thị trường nhập khẩu chủ yếu, ô tô xuất xứ Indonesia có trị giá bình quân (chưa thuế) thấp nhất, trong khi ô tô xuất xứ từ Trung Quốc cao hơn nhiều do chủ yếu là xe tải, xe chuyên dụng.
Chúng tôi cũng đã đề cập, Việt Nam vượt Philippines thành thị trường ô tô lớn thứ 4 Đông Nam Á hai năm liền 2020, 2021.
Ngoài số liệu về việc
xe nhập về Việt Nam đang có xu hướng giảm, trên thực tế, tháng 1/2022, báo cáo từ các doanh nghiệp, đại lý, thị trường cũng chứng kiện sự sụt giảm doanh số, tình trạng khan hiếm hàng ở một số hãng xe như TC Motor hay VinFast.
Về sự sụt giảm doanh số, theo TC Motor, thời điểm tháng 1 là tháng Tết dẫn đến nhu cầu mua sắm xe ô tô giảm dần về cuối tháng do khách hàng gặp khó khăn trong việc đăng ký cũng như các kế hoạch mua sắm khác dành cho Tết.
Theo đại diện TC Motor, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm doanh số trong tháng 1/2022.
Dù không công bố nhưng theo một số nhân viên đại lý Hyundai ở Việt Nam, một số mẫu xe hút khách của hãng hiện không có nhiều xe để giao cho khách, như Hyundai SantaFe hay Tucson mới.
Vấn đề ở đây là do thiếu linh kiện khiến nhà máy không thể lắp ráp được hết công suất.
Đối với VinFast, lý do sụt giảm doanh số được cho là vì một số nguyên nhân khách quan khiến nhiều linh kiện nhập khẩu về nước chậm hơn so với kế hoạch, khiến lượng xe VF e34 giao tới tay khách hàng rất thấp. Chỉ có 40 xe ô tô điện VF e34 được hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng trong tháng 1.
Bên cạnh đó,
VinFast cũng cho biết hiện hãng đang nỗ lực cùng với các đối tác giải quyết khó khăn về nguồn cung linh kiện để đẩy mạnh tốc độ bàn giao xe VF e34 cho khách hàng trong tháng 2 cũng như trong thời gian tới đây.
Tình huống thiếu linh kiện cũng được đại diện hãng Ford tại Hà Nội xác nhận. Điều này khiến sau dịp Tết trên thị trường xe ô tô có thể xảy ra tình trạng khác với mọi năm.
Cụ thể, thông thường, ra Tết, các đại lý thường sẽ giảm giá xe để kích cầu nhưng có thể năm nay, do tình hình thiếu hụt linh kiện nên giá xe sẽ không giảm như trước bởi nguồn cung xe hạn chế, nguồn hàng khan hiếm.
Chưa công bố lượng xe bán ra chính thức trong tháng 1, nhưng đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất xe ô tô Việt Nam (
VAMA) cũng nhấn mạnh, tình trạng thiếu linh kiện, thiếu chất bán dẫn để sản xuất, lắp ráp xe ô tô đã diễn ra từ lâu. Vấn đề này khiến các hãng gặp khó trong lắp ráp, sản xuất, giao xe cho khách, kể cả việc nhập khẩu khi xe hiếm hàng.
Đồng thời, nhiều đại lý, showroom cũng sẽ dựa vào lý do này để nâng giá xe thời gian tới.
Xe nhập lợi thế hơn xe lắp ráp ở Việt Nam?
Theo số liệu từ
Bộ Công Thương, hiện nay chi phí sản xuất ô tô trong nước của Việt Nam đang cao hơn các quốc gia trong khu vực từ 10 - 20% khiến giá thành xe sản xuất trong nước chịu nhiều bất lợi so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN.
Chưa kể, các nước láng giềng với Việt Nam ở Đông Nam Á vốn đã có thị trường và ngành công nghiệp ô tô đi trước rất lâu.
Đồng thời, linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp ô tô hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài - phải chịu thêm các chi phí đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo hiểm, từ đó ảnh hưởng đến giá thành của xe sản xuất, lắp ráp trong nước của Việt Nam.
Bất chấp các khó khăn, hiện nay, Việt Nam đang phát huy mọi tiềm lực sẵn có để đẩy mạnh ngành sản xuất ô tô theo hướng tự chủ.
Lãnh đạo đất nước hy vọng, trong tương lai, nền công nghiệp xe hơi quốc nội sẽ phát triển bắt kịp tốc độ chung của toàn cầu.
Mục tiêu chung của “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam năm 2020, tầm nhìn đến 2030” đã được Chính phủ nêu rằng, sản xuất xe hơi là ngành tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Do đó, rất cần được khuyến khích phát triển bằng các chính sách nhất quán, ổn định và dài hạn để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa.
Chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, Giám đốc Công ty CP Whatcar (Quản trị trang Whatcar.vn) nhận định rằng, Việt Nam cần có bước chuyển mình rõ rệt hơn.
Theo ông Thắng, trên thế giới không một quốc gia nào có thể tự sản xuất tất cả linh kiện để tạo ra một chiếc xe hoàn chỉnh. Do vậy, các doanh nghiệp trong nước cần tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỗi doanh nghiệp sản xuất linh, phụ kiện không chỉ phục vụ các hãng xe đang sản xuất, lắp ráp trong nước mà cần phải có năng lực phục vụ cho thị trường toàn cầu.
“Hiện nay, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn phát triển ở quy mô khá khiêm tốn và chỉ đáp ứng được những chi tiết đơn giản, giá trị gia tăng không cao”, chuyên gia thẳng thắn chia sẻ với tạp chí Tri thức và cuộc sống.
Điển hình như tỷ lệ nội địa hóa của Toyota, mặc dù đã có mặt tại thị trường Việt Nam khá lâu, nhưng cho đến nay cũng chỉ có khoảng 10% chi tiết nội địa trên tổng thành chiếc xe.
14 Tháng Mười 2021, 18:51
Hoặc như VinFast, hiện tại có khoảng trên 50 đầu mối cung cấp linh, phụ kiện nhưng chỉ có khoảng hơn 10 doanh nghiệp trong nước, còn các đầu mối hiện tại đều nước ngoài.
Mặc dù, các công ty như HyunDai Thành Công hay Thaco đã có tỷ lệ nội địa hóa cao, nhưng các doanh nghiệp này vẫn đang sản xuất phục vụ chính mình là chủ yếu chứ chưa xuất khẩu được các chi tiết cấu thành ra thị trường thế giới.
Do đó, ông Nguyễn Mạnh Thắng kiến nghị Nhà nước nên mở cửa và có những chính sách ưu đãi hợp lý đối với các doanh nghiệp, cụ thể là về mặt bằng và thuế cũng như tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn, từ đó tạo động lực và khuyến khích các doanh nghiệp này phát triển theo hướng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Cần đưa Việt Nam trở thành nước có khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho ngành công nghiệp ô tô toàn thế giới”, ông Thắng nói.
Cần ưu đãi cả xe điện và xe xăng
Như đã thông tin, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 10/2022/NĐ-CP, quy định mức nộp lệ phí trước bạ mới.
Trong đó, đáng chú ý nhất là mức nộp lệ phí trước bạ của ô tô điện chạy pin sẽ là 0% trong 3 năm tới.
Bên cạnh đó, Quốc hội đã thông qua Dự án luật sửa đổi, trong đó có nội dung giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện chạy pin. Từ 1/3/2022 - 28/2/2027, ô tô điện chạy bằng pin loại chở người từ 9 chỗ trở xuống chịu mức thuế suất 3%.
Trước đó, mức thuế thu nhập đặc biệt cho dòng xe này là 15%. Chủ trương này được đánh giá là nhạy bén và đúng đắn từ phía cơ quan quản lý, bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Thắng, thực tế, việc có những ưu đãi đặc biệt cho xe điện là vô cùng tốt, nhưng cũng cần công bằng cho tất cả.
Chuyên gia phân tích, dung lượng thị trường trong 10 năm tới tại Việt Nam cũng như trên thế giới thì xe chạy nhiên liệu hóa thạch vẫn còn khá lớn, do đó, ngoài chính sách đặc biệt cho xe điện, Chính phủ cũng cần có những cơ chế hợp lý cho các nhà sản xuất xe truyền thống.
“Chúng ta cần phát triển song hành, vừa “đi tắt đón đầu” nhưng cũng cần có thời gian và động lực để các doanh nghiệp thích nghi và chuyển đổi trạng thái”, ông Thắng chỉ rõ.
Do đó, theo chuyên gia, ngoài ưu đãi trực tiếp cho các nhà sản xuất ô tô, Chính phủ cần quan tâm đặc biệt đến các doanh nghiệp phụ trợ.
Ông Thắng đánh giá, đây được xem là mấu chốt để chuyển đổi trạng thái từ lắp ráp đơn thuần sang sản xuất chủ động.