Phong tỏa khí đốt. Cuộc chiến năng lượng giữa Nga và EU liệu có thể xảy ra?
Đăng ký
Mùa đông vừa qua người châu Âu đã gặp không ít khó khăn do giá nhiên liệu cao. Đồng thời, các chính trị gia ngày càng nhấn mạnh sự cần thiết phải từ chối khí đốt của Nga hiện chiếm khoảng 40% lượng tiêu thụ ở EU. Trong khi đó dòng chảy khí đốt đang gia tăng.
Liệu Brussels có sẵn sàng đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng năng lượng – những chi tiết trong tài liệu của Sputnik.
Chủ nghĩa dân túy trong lĩnh vực năng lượng
Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết, mặc dù các biện pháp trừng phạt chống Nga sẽ gây tổn hại cho châu Âu, nhưng, cần phải chấp nhận cái giá phải trả này. Tuy nhiên, việc ngừng mua nhiên liệu ngay lập tức có nguy cơ gây nhiễu loạn thị trường.
Về phần mình, Cao ủy phụ trách vấn đề năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) Kadri Simson cảnh báo rằng, Matxcơva có thể ngừng cung cấp khí đốt và kêu gọi chuẩn bị cho việc này. Theo bà, an ninh năng lượng sẽ được bảo đảm vào cuối mùa này.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss yêu cầu các thành viên G7 khác hạn chế nhập khẩu khí đốt và dầu mỏ từ Nga. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck lưu ý rằng, Berlin sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn nguyên liệu thô của Nga. Lúc đầu, giá sẽ tăng, nhưng Đức có các nhà cung cấp thay thế sẽ bù đắp thiếu hụt nhập khẩu của Nga, ông chắc chắn. Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết, đến nay không có gì đe dọa đến nguồn cung, nhưng về trung hạn, Vienna sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.
© AP Photo Liz Truss
Liz Truss
© AP Photo
Bruegel - tổ chức tư vấn có trụ sở tại Brussels - cho rằng, Liên minh châu Âu có thể vượt qua được mùa đông tới mà không có nhiên liệu xanh của Nga. Theo các nhà phân tích, EU sẽ tránh được thiệt hại kinh tế nghiêm trọng do “đoạn tuyệt” khí đốt của Matxcơva nếu Liên minh châu Âu giảm tiêu thụ khí đốt 15% và chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ. Đồng thời, bổ sung khí đốt vào kho của EU trước mùa đông tới sẽ tiêu tốn ít nhất 70 tỷ euro, chi phí đó cao hơn rất nhiều lần so với những năm trước (10 tỷ euro).
Thành thật mà nói, tình hình diễn biến rất phức tạp. Vào cuối năm ngoái, giá khí đốt đã vượt quá 2.000 USD/1.000 mét khối. Gazprom lưu ý rằng, các kho chứa khí đốt dưới lòng đất (UGS) ở Liên minh Châu Âu chỉ đầy 29,5%. Ví dụ, ở Đức - 29,4%, ở Pháp - 22,9%. Vào tháng 4 năm 2021, con số này là gần 33%, lần này dự kiến các kho chứa sẽ chỉ đầy 20%.
Vào tháng Hai, Gazprom đã tăng trung chuyển khí đốt: sang Ý lượng bơm tăng 135,5%, Ba Lan - 41,1%, Bulgaria - 26,4%, Slovenia - 53,7%, Bosnia va Herzegovina - 17,6%.
Gazprom
© Sputnik / Maxim Bogovid
/ Nga có bốn tuyến đường ống để xuất khẩu khí đốt đến châu Âu: Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Stream), đường ống Yamal-Europe (qua Belarus đến Ba Lan), đường ống qua Ukraina và đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream). Có cả đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) đã được xây dựng nhưng chưa được đưa vào vận hành. Giấy chứng nhận đã bị đình chỉ, một trong những công ty dầu khí lớn nhất Shell rút khỏi tất cả các dự án của Gazprom, và nhà điều hành Nord Stream 2 AG, theo Reuters, đang bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, điều này không đe dọa đến các đường ống khác.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Gazprom thậm chí đã tăng cường cung cấp khí đốt cho châu Âu theo hướng Ukraina lên mức 109,5 triệu mét khối mỗi ngày theo quy định của hợp đồng. Khoảng 156 triệu mét khối mỗi ngày đang được cung cấp thông qua đường ống Nord Stream, trong khi công suất của nó là 165 triệu mét khối. Hiện tại, đường ống Yamal-Europe chỉ được sử dụng để cân đối nguồn cung, nhưng nếu có bất kỳ vấn đề nào, đường ống này sẽ tăng công suất.
Về mặt lý thuyết, có thể từ chối nguồn nguyên liệu thô của Nga, nhưng điều này sẽ không dẫn đến sự phân phối lại thị trường năng lượng, mà chỉ gây ra sự chuyển đổi hoàn toàn của nó. Nga sản xuất 1/6 lượng khí đốt trên thế giới, và các khách hàng châu Âu tiêu thụ 40% khối lượng này. Do đó, dù họ áp đặt các biện pháp trừng phạt khác nhau, nhưng Gazprombank vẫn nằm trong hệ thống SWIFT bởi vì các nước châu Âu cần tiếp tục thanh toán cho việc mua khí đốt của Nga.
Các giải pháp thay thế Nga
Bây giờ Brussels hầu như không có phương án thay thế. Châu Âu có thể nhập khẩu thêm khí đốt từ Azerbaijan, Algeria, Libya và Na Uy, nhưng các nước này không thể tăng sản lượng.
Vào năm 2021, Na Uy đã tăng xuất khẩu khí đốt thêm 4% lên 112,5 tỷ mét khối, nhưng, họ nói rằng, đây là mức tối đa không thể vượt qua. Azerbaijan cung cấp khoảng 10 tỷ mét khối cho Liên minh châu Âu mỗi năm, Algeria – 22 tỷ mét khối, Libya – 11 tỷ mét khối. Nga đã bơm 131 tỷ mét khối cho EU vào năm ngoái.
Ủy ban châu Âu đã yêu cầu Qatar và Mỹ cung cấp thêm LNG, nhưng câu trả lời thật đáng thất vọng. Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi nói rằng, mọi thứ đã được ghi trong hợp đồng dài hạn. Nếu nguồn cung bị dịch chuyển, thị trường sẽ phản ứng bằng việc tăng giá.
Ngoài ra còn có vấn đề với cơ sở hạ tầng. Các thiết bị đầu cuối để xử lý khí đốt hóa lỏng được phân bố rất không đồng đều ở châu Âu. Ở Đức không có các cơ sở như vậy, ở Tây Ban Nha tập trung một phần tư công suất, nhưng, các cơ sở này kém hòa nhập vào hệ thống toàn châu Âu.
"Trên thế giới không có nguồn cung khí đốt dư thừa. Nếu Liên minh châu Âu từ chối cung cấp khí đốt từ Nga, thì giá khí đốt từ nguồn cung thay thế có thể lên đến khoảng 3.000 USD/mét khối. Đồng thời, Mỹ Latinh và Đông Nam Á sẽ mất khí đốt. EU sẽ phải mua một nửa thị trường LNG, và Matxcơva không có cách nào để bổ sung khối lượng LNG cho những nước đã từng tiêu thụ khí đốt hóa lỏng”, - chuyên gia Sergei Pikin, Giám đốc Quỹ Phát triển Năng lượng Nga, nhận xét.
Tuy nhiên, Matcơva vẫn có thể tiếp tục xuất khẩu khí đốt. Nga dự kiến xây dựng tuyến đường ống khí đốt thứ hai sang Trung Quốc.
“Giá khí đốt tự nhiên 3.000 USD sẽ khiến mức giá tất cả mọi thứ ở Liên minh châu Âu tăng gấp hai lần. Ngoài ra, thị trường năng lượng toàn cầu sẽ rơi vào khủng hoảng. Tôi nghĩ lệnh cấm sẽ kéo dài một mùa đông, và đó sẽ là dấu chấm hết. Nga sẽ vượt qua khó khăn này dễ dàng hơn so với phần còn lại của thế giới. Gazprom chỉ xuất khẩu một phần ba sản lượng của mình. Vâng, tập đoàn này sẽ mất một phần doanh thu, nhưng người tiêu dùng Nga sẽ không cảm thấy có nhiều sự khác biệt”, - chuyên gia Sergei Pikin nói. Xin lưu ý rằng, ngày 2/3, giá giao dịch khí đốt ở châu Âu có lúc vượt qua ngưỡng 2.200 USD/1.000m3, lại lập kỷ lục mới.
Tuy nhiên, ở đây nói không chỉ về cuộc khủng hoảng hiện tại. Liên minh châu Âu từ lâu có ý định đưa ngành năng lượng hướng tới trung hòa carbon.
“Nhưng, nếu trước đây họ định giảm phụ thuộc từ năm 2030 thì bây giờ họ sẽ cố gắng thực hiện kế hoạch này nhanh hơn. Về phía Nga, chúng tôi vẫn có chiến lược chuyển đổi sang hydro. Do lệnh trừng phạt, nhiệm vụ này rất phức tạp, chưa có gì rõ ràng”, - Giám đốc Quỹ Phát triển Năng lượng Nga nhận xét.
Chuyên gia Sergei Suverov, người đứng đầu bộ phận phân tích của Công ty “BK –Sberezheniya”, nói rằng, trong trung hạn, chẳng hạn, đến năm 2025, Liên minh châu Âu có thể khắc phục hậu quả của việc từ chối khí đốt Nga.
“Vào thời điểm này, thế giới sẽ bắt đầu sản xuất nhiều LNG hơn, các hợp đồng mới sẽ được ký kết, sẽ xuất hiện các cơ sở hạ tầng phù hợp. Nhìn từ góc độ kinh tế, điều này không hợp lý lắm, nhưng ngày nay chính trị đóng vai trò chính”, - chuyên gia lưu ý.
Trong trường hợp này, đồng rúp sẽ trải qua đợt mất giá mạnh. Nhưng có một tin tốt là khí đốt trong nước sẽ trở nên rẻ hơn khi cung vượt cầu. Ngoài ra, Gazprom sẽ cung cấp thêm khí đốt cho Trung Quốc.
Do đó, trước tình hình chính trị phức tạp trên thế giới, những lời đe dọa của Liên minh châu Âu không nên được coi là trống rỗng. Họ đã ấp ủ kế hoạch này từ rất lâu rồi. Dù không chắc kế hoạch này sẽ nhanh chóng thành hiện thực, nhưng Nga nên cân nhắc các biện pháp để bảo vệ mình.