https://kevesko.vn/20220307/loai-nga-ra-khoi-swift-la-con-dao-hai-luoi-14091068.html
Loại Nga ra khỏi SWIFT là “con dao hai lưỡi”
Loại Nga ra khỏi SWIFT là “con dao hai lưỡi”
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Việc Nga bị hạn chế tiếp cận hệ thống SWIFT không chỉ là “con dao hai lưỡi” với phương Tây mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước khác; trong đó có... 07.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-07T12:24+0700
2022-03-07T12:24+0700
2024-01-11T14:05+0700
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
việt nam
quan điểm-ý kiến
tác giả
kinh tế
khủng hoảng kinh tế
swift
eu
ukraina
cuộc khủng hoảng ở ukraina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/734/03/7340379_0:191:3077:1922_1920x0_80_0_0_8a1a670d433d744a63bb804e1facd56a.jpg
Giao thương Việt - Nga sẽ ảnh hưởng Thưa PGS. TS., việc loại Nga ra khỏi SWIFT có tác động thế nào tới nền kinh tế Nga nói chung?Có thể thấy, đây là vấn đề tương đối nóng. Việc loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT chắc chắn sẽ gây khó khăn cho Nga hiện tại. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) không nhắm vào toàn bộ hệ thống ngân hàng, mà chỉ có 7 ngân hàng bị loại bỏ. Hai ngân hàng cho vay lớn nhất của Nga đều không có trong danh sách vì là các kênh thanh toán chính cho dầu và khí đốt của Nga. Như vậy, có thể thấy rằng, bất chấp xung đột EU vẫn đang mua dầu và khí đốt từ Nga. Việc này cho thấy phương Tây vẫn còn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt Nga, ít nhất là trong ngắn hạn.Việc loại Nga khỏi SWIFT được triển khai trên từng quốc gia chứ không mang tính toàn cầu. Chẳng hạn các nước phương Tây phong tỏa Nga ngắt kết nối SWIFT với nước nào thì nước đó không thanh toán được, còn các nước không bị ngắt sẽ vẫn hoạt động bình thường.Nếu toàn bộ các ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT, cả 2 bên đều thiệt hại, chứ không riêng gì Nga. Tôi “mẻ đầu” thì ông cũng “sưng trán”. Tuy nhiên, về tổng thể, Nga sẽ chiụ thiệt hại nặng nề hơn, bởi không giao thương được với quốc gia nào.Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tại Nga và ngược lại sẽ ảnh hưởng thế nào, thưa ông? Sự việc này sẽ có tác động gì đến các giao dịch giữa các công ty Việt Nam và Nga?Giao thương Việt - Nga sẽ chịu ảnh hưởng phần nào từ việc này. Bởi Nga và Việt Nam vốn có quan hệ kinh tế từ nhiều năm nay. Việc thanh toán, mua bán hàng hóa giữa Việt Nam với Nga bao gồm cả tư nhân lẫn nhà nước có thể gặp khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động chuyển tiền của kiều bào ta từ Nga về Việt Nam và ngược lại có thể áp dụng bằng nhiều cách khác mà không nhất thiết phải thông qua SWIFT.Ngoài ra, việc Nga bị loại ra khỏi hệ thống SWIFT hiện chỉ xảy ra trên từng quốc gia, không mang tính toàn cầu nên chưa ảnh hưởng đến hoạt động chuyển tiền của Việt kiều Nga về Việt Nam và ngược lại của các ngân hàng Việt Nam. Tại Việt Nam, có Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) có giấy phép tham gia kênh thanh toán riêng sang Nga, cung cấp dịch vụ chuyển tiền song phương trực tiếp Việt - Nga, giúp các khách hàng và doanh nghiệp thực hiện các kênh thanh toán quốc tế giữa 2 nước trong nhiều năm qua.Nhìn chung, Nga bị loại ra khỏi SWIFT sẽ rất khó khăn, nhưng chắc chắn sẽ có các giải pháp. Với mức độ phát triển công nghệ như nước Nga, các ngân hàng sẽ có sự chủ động tìm ra giải pháp.Lạm phát sẽ thể hiện rõ Không chỉ Nga, các nước phương Tây cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực thế nào từ đòn trừng phạt SWIFT? Điều này sẽ ảnh hưởng và đe dọa thế nào tới sự phục hồi của kinh tế toàn cầu từ đại dịch?Ngoài việc đáp ứng 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, Nga còn chiếm 10% sản lượng dầu toàn cầu. Nga cũng là nước xuất khẩu ngũ cốc và phân bón lớn nhất, nước sản xuất nickel hàng đầu, nước xuất khẩu than và thép lớn thứ ba, và nước xuất khẩu gỗ lớn thứ năm.Nga bị loại khỏi SWIFT thì sẽ không nhận được ngoại tệ, nhưng châu Âu sẽ không nhận được hàng hóa, dầu, khí đốt, kim loại và các hàng hoá quan trọng khác. Bởi vậy, họ buộc phải tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế. Vậy nên, việc phương Tây quyết định loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT cũng tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho công ty và ngân hàng của chính họ.Căng thẳng kéo dài có thể lôi kéo các quốc gia trên thế giới vào vòng xoay xung đột. Chắc chắn điều này sẽ khiến nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại do giá xăng dầu, nhiên vật liệu tăng cao. Đồng nghĩa, khả năng lạm phát thể hiện rõ nét hơn.Từ trước khi xảy ra xung đột, Nga và Trung Quốc đã có bước đi thừa nhận đồng tiên của nhau trong giao thương. Hiện Trung Quốc đã phát triển Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS). Đây được coi như một giải pháp riêng thay thế SWIFT. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga chắc chắn sẽ đẩy nhanh khả năng tiếp cận CIPS của nước này.Hoặc Nga sẽ đơn giản tìm cách phát triển một hệ thống song song của riêng mình, cùng với Trung Quốc và sẽ trở thành đối thủ của SWIFT. Lúc đó, Nga sẽ không bao giờ quay trở lại Swift và điều này sẽ gây tổn hại cho hệ thống.Tuy nhiên, từ việc này, không chỉ riêng Nga, có thể có nhiều quốc gia trên thế giới phải suy nghĩ lại, cần có biện pháp đề phòng trong trường hợp bị loại khỏi SWIFT. Đây là vấn đề đặt ra và cấp bách với các quốc gia đang phụ thuộc vào hệ thống này. Tìm cách thay thế để đảm bảo an toàn về mặt tài chính tiền tệ trong tương lai, đòi hỏi nhiều quốc gia cần nhìn nhận và đánh giá lại.Tôi nghĩ hệ thống này có thể sẽ được nghiên cứu để thay thế, mặc dù đây là con đường dài. Và sự tồn tại của nó trở nên mong manh hơn.Xin cảm ơn PGS. TS. đã dành thời gian tham gia phỏng vấn cùng Sputnik!
https://kevesko.vn/20220303/voi-lenh-trung-phat-chong-nga-phuong-tay-gay-ton-hai-kinh-te-cua-tat-ca-cac-nuoc-tren-the-gioi-14035339.html
https://kevesko.vn/20220212/chuyen-gia-du-bao-su-sup-do-cua-nen-kinh-te-the-gioi-neu-khong-co-dau-cua-nga-13680492.html
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/734/03/7340379_184:0:2915:2048_1920x0_80_0_0_9a2744a99e7c5d2d80113b932590165d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, kinh tế, khủng hoảng kinh tế, swift, eu, ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina, giá dầu, lạm phát, usd, nhân dân tệ, đồng rúp, các biện pháp trừng phạt chống nga
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, kinh tế, khủng hoảng kinh tế, swift, eu, ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina, giá dầu, lạm phát, usd, nhân dân tệ, đồng rúp, các biện pháp trừng phạt chống nga
Loại Nga ra khỏi SWIFT là “con dao hai lưỡi”
12:24 07.03.2022 (Đã cập nhật: 14:05 11.01.2024) HÀ NỘI (Sputnik) - Việc Nga bị hạn chế tiếp cận hệ thống SWIFT không chỉ là “con dao hai lưỡi” với phương Tây mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước khác; trong đó có Việt Nam. Phân tích rõ hơn về việc này, Sputnik đã có buổi phỏng vấn với PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế để có cái nhìn khách quan.
Giao thương Việt - Nga sẽ ảnh hưởng
Thưa PGS. TS., việc loại Nga ra khỏi SWIFT có tác động thế nào tới nền kinh tế Nga nói chung?
Có thể thấy, đây là vấn đề tương đối nóng. Việc loại Nga ra khỏi
hệ thống SWIFT chắc chắn sẽ gây khó khăn cho Nga hiện tại. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) không nhắm vào toàn bộ hệ thống ngân hàng, mà chỉ có 7 ngân hàng bị loại bỏ. Hai ngân hàng cho vay lớn nhất của Nga đều không có trong danh sách vì là các kênh thanh toán chính cho dầu và khí đốt của Nga. Như vậy, có thể thấy rằng, bất chấp xung đột EU vẫn đang mua dầu và khí đốt từ Nga. Việc này cho thấy phương Tây vẫn còn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt Nga, ít nhất là trong ngắn hạn.
Việc loại Nga khỏi SWIFT được triển khai trên từng quốc gia chứ không mang tính toàn cầu. Chẳng hạn các nước phương Tây phong tỏa Nga ngắt kết nối SWIFT với nước nào thì nước đó không thanh toán được, còn các nước không bị ngắt sẽ vẫn hoạt động bình thường.
Nếu toàn bộ các ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT, cả 2 bên đều thiệt hại, chứ không riêng gì Nga. Tôi “mẻ đầu” thì ông cũng “sưng trán”. Tuy nhiên, về tổng thể, Nga sẽ chiụ thiệt hại nặng nề hơn, bởi không giao thương được với quốc gia nào.
Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tại Nga và ngược lại sẽ ảnh hưởng thế nào, thưa ông? Sự việc này sẽ có tác động gì đến các giao dịch giữa các công ty Việt Nam và Nga?
Giao thương Việt - Nga sẽ chịu ảnh hưởng phần nào từ việc này. Bởi Nga và Việt Nam vốn có quan hệ kinh tế từ nhiều năm nay. Việc thanh toán, mua bán hàng hóa giữa Việt Nam với Nga bao gồm cả tư nhân lẫn nhà nước có thể gặp khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động
chuyển tiền của kiều bào ta từ Nga về Việt Nam và ngược lại có thể áp dụng bằng nhiều cách khác mà không nhất thiết phải thông qua SWIFT.
Ngoài ra, việc Nga bị loại ra khỏi hệ thống SWIFT hiện chỉ xảy ra trên từng quốc gia, không mang tính toàn cầu nên chưa ảnh hưởng đến hoạt động chuyển tiền của Việt kiều Nga về Việt Nam và ngược lại của các ngân hàng Việt Nam. Tại Việt Nam, có
Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) có giấy phép tham gia kênh thanh toán riêng sang Nga, cung cấp dịch vụ chuyển tiền song phương trực tiếp Việt - Nga, giúp các khách hàng và doanh nghiệp thực hiện các kênh thanh toán quốc tế giữa 2 nước trong nhiều năm qua.
Nhìn chung, Nga bị loại ra khỏi SWIFT sẽ rất khó khăn, nhưng chắc chắn sẽ có các giải pháp. Với mức độ phát triển công nghệ như nước Nga, các ngân hàng sẽ có sự chủ động tìm ra giải pháp.
Không chỉ Nga, các nước phương Tây cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực thế nào từ đòn trừng phạt SWIFT? Điều này sẽ ảnh hưởng và đe dọa thế nào tới sự phục hồi của kinh tế toàn cầu từ đại dịch?
Ngoài việc đáp ứng 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, Nga còn chiếm 10%
sản lượng dầu toàn cầu. Nga cũng là nước xuất khẩu ngũ cốc và phân bón lớn nhất, nước sản xuất nickel hàng đầu, nước xuất khẩu than và thép lớn thứ ba, và nước xuất khẩu gỗ lớn thứ năm.
Nga bị loại khỏi SWIFT thì sẽ không nhận được ngoại tệ, nhưng châu Âu sẽ không nhận được hàng hóa, dầu, khí đốt, kim loại và các hàng hoá quan trọng khác. Bởi vậy, họ buộc phải tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế. Vậy nên, việc phương Tây quyết định loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT cũng tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho công ty và ngân hàng của chính họ.
Căng thẳng kéo dài có thể lôi kéo các quốc gia trên thế giới vào vòng xoay xung đột. Chắc chắn điều này sẽ khiến nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại do giá xăng dầu, nhiên vật liệu tăng cao. Đồng nghĩa, khả năng
lạm phát thể hiện rõ nét hơn.
Từ trước khi xảy ra xung đột, Nga và Trung Quốc đã có bước đi thừa nhận đồng tiên của nhau trong giao thương. Hiện Trung Quốc đã phát triển Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS). Đây được coi như một giải pháp riêng thay thế SWIFT. Các biện pháp trừng phạt của
phương Tây đối với Nga chắc chắn sẽ đẩy nhanh khả năng tiếp cận CIPS của nước này.
Hoặc Nga sẽ đơn giản tìm cách phát triển một hệ thống song song của riêng mình, cùng với Trung Quốc và sẽ trở thành đối thủ của SWIFT. Lúc đó, Nga sẽ không bao giờ quay trở lại Swift và điều này sẽ gây tổn hại cho hệ thống.
Tuy nhiên, từ việc này, không chỉ riêng Nga, có thể có nhiều quốc gia trên thế giới phải suy nghĩ lại, cần có biện pháp đề phòng trong trường hợp bị loại khỏi SWIFT. Đây là vấn đề đặt ra và cấp bách với các quốc gia đang phụ thuộc vào hệ thống này. Tìm cách thay thế để đảm bảo an toàn về mặt tài chính tiền tệ trong tương lai, đòi hỏi nhiều quốc gia cần nhìn nhận và đánh giá lại.
Tôi nghĩ hệ thống này có thể sẽ được nghiên cứu để thay thế, mặc dù đây là con đường dài. Và sự tồn tại của nó trở nên mong manh hơn.
Xin cảm ơn PGS. TS. đã dành thời gian tham gia phỏng vấn cùng Sputnik!