Nhìn từ Thủ Đức, ai được lợi khi các huyện của TP.HCM xin lên thẳng thành phố?

Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Đăng ký
Tại TP.HCM, ba huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi đang có chủ trương xin nâng cấp, phát triển lên thẳng thành phố và sẽ không lên quận.
Theo các chuyên gia, khi huyện muốn lên thành phố, phía được lợi lớn nhất không phải người dân mà là những dự án địa ốc. Số lượng các dự án tăng, loạn thị trường giá bất động sản, cơ hội sở hữu nhà cửa của người dân càng xa vời.

Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi muốn lên thành phố trực thuộc TP HCM

TP.HCM có diện tích hơn 2.060 km2, dân số trên 9 triệu dân (thống kê năm 2019), có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm một thành phố (Thủ Đức), 16 quận và 5 huyện.
Hồi năm 1997, TP. HCM lập các quận 2, 7, 9, 12 và Thủ Đức trên cơ sở tách một phần từ huyện Thủ Đức, Nhà Bè, Hóc Môn. Đến năm 2003 lập thêm quận Tân Phú (tách từ quận Tân Bình), Bình Tân (tách từ huyện Bình Chánh).
Thời gian qua, trong suốt quá trình phát triển, thành phố nhiều lần tách nhập, chuyển đổi đơn vị hành chính, gần nhất là sáp nhập quận 2, 9, Thủ Đức thành TP Thủ Đức.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2021
TP Thủ Đức nói gì về việc nhiều cán bộ nghỉ việc sau khi sáp nhập?
Liên quan đến việc một số huyện xin nâng cấp lên thành phố, Sở Nội vụ TP.HCM cho biết, các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ phần lớn đều tọa lạc ở vị trí cửa ngõ thành phố, có công năng kết nối các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ.
Trong những năm vừa qua, các huyện này ghi nhận tốc độ đô thị hoá nhanh, với việc hình thành nhiều khu đô thị, hạ tầng và tuyến cao tốc.
Sở Nội vụ thành phố cũng nhấn mạnh, trình độ dân trí, lối sống đô thị được hình thành và không khác biệt nhiều so với các quận nội thành.
Sở này cũng đánh giá, việc đầu tư xây dựng các huyện để lập đơn vị hành chính quận hoặc thành phố; chuyển các xã, thị trấn thuộc huyện thành phường là cần thiết, phù hợp Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP HCM lần XI nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
Trước đó, lý giải việc đề xuất đưa các quận, huyện ngoại thành, đặc biệt là Củ Chi lên thành phố, đại diện lãnh đạo UBND TP.HCM nhận định, việc này nhằm thực hiện chương trình đột phá đổi mới quản lý thành phố đã được Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.
Đồng thời, TP.HCM sẽ ưu tiên ngân sách tổ chức lập, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, nhất là các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới...
“Tuy nhiên, đây chỉ mới là đề án, nếu được thông qua sẽ đưa vào vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, theo đại diện UBND TP.HCM.
TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Sau khi TP Thủ Đức được thành lập, giá căn hộ lên cao ngất ngưởng

Củ Chi và Cần Giờ đi theo hướng đô thị sinh thái

Tuần qua, nội dung đề xuất đưa Củ Chi lên thẳng thành phố, thay vì phải phát triển lên quận, được báo chí Việt Nam phản ánh rộng rãi.
Thông tin với các cơ quan truyền thông và lãnh đạo Trung ương về định hướng phát triển của Củ Chi, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Quyết Thắng cho biết Củ Chi sẽ phát triển theo hướng đô thị sinh thái, là thành phố trực thuộc TP.HCM chứ không lên quận.
“Củ Chi sẽ đối trọng với Cần Giờ là hai đô thị sinh thái của cả nước”, Bí thư Nguyễn Quyết Thắng nhấn mạnh.
Ông Thắng bày tỏ, khi phát triển lên thành phố, Củ Chi sẽ không bỏ đất nông nghiệp. Củ Chi có nguồn lực đất đai kết hợp nguồn lực huy động bên ngoài để phát triển theo hướng đô thị thông minh, sinh thái, phát triển công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao.
Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là, Củ Chi phải thu hút được nguồn lực, nâng cao giá trị khai thác đất, hình thành các khu công nghiệp công nghệ cao, thu hút doanh nghiệp sản xuất nông sản sạch.
“Sắp tới địa phương sẽ không khuyến khích những ngành nghề nguy cơ gây ô nhiễm, sử dụng quá nhiều lao động”, ông Thắng cho biết và nhấn mạnh, Củ Chi phải có trách nhiệm giữ sạch nguồn nước đầu nguồn.
Ông Thắng cũng thông tin, về định hướng đưa Củ Chi thành trung tâm logistics của thành phố Hồ Chí Minh, vừa qua có nhiều nhà đầu tư muốn xây dựng cảng tại Củ Chi.
Bí thư Nguyễn Quyết Thắng đánh giá, trung tâm logistics tại Củ Chi là định hướng rất phù hợp với địa bàn này. Cảng này phải từ 100ha trở lên, chứa các dịch vụ hậu cần logistics và xung quanh sẽ quy hoạch các kho lạnh dự trữ nông sản và thực phẩm để bình ổn giá cả thị trường thành phố.
Quận Thủ Đức  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2021
Chính quyền TP Thủ Đức hoạt động từ ngày mai
Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM cho biết, Củ Chi đang là một huyện có tốc độ đô thị hóa và tăng dân số cơ học nhanh. Nhiều tiêu chí về kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng đô thị đã dần đạt theo các tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc. Trong giai đoạn 2020 - 2030, huyện Củ Chi quyết tâm phát triển lên thành phố trực thuộc TP.HCM.
Cũng có chiến lược tương tự Củ Chi, định hướng của TP. HCM đến năm 2030, Cần Giờ sẽ phát triển thành thành phố nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch. Huyện Cần Giờ hiện đang phối hợp các sở ngành xây dựng đề án, tiếp thu ý kiến các nhà khoa học hoàn thiện, xác định lộ trình đầu tư.
Phó chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan nói tại hội thảo TP.HCM - tầm nhìn kinh tế biển kết nối chuỗi đô thị quốc tế tổ chức tháng 3 năm ngoái, đánh giá, Cần Giờ chỉ có hai đầu phát triển là Bắc - Nam, nếu chỉ lên quận muốn phát triển sẽ gặp hạn chế.
“Địa phương sẽ là nơi phát triển đô thị lớn, hiện đại, đồng thời đảm bảo khu dự trữ sinh quyển không bị ảnh hưởng”, ông Hoan cho biết.

Không nên vội vàng?

Trong 5 huyện ngoại thành, Bình Chánh là địa phương đạt nhiều tiêu chí lên quận nhất với 26/30, Cần Giờ đạt 19/30, theo kế hoạch xây dựng đề án đầu tư các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP HCM) giai đoạn 2021-2030, do UBND thành phố ban hành hồi tháng 1 vừa qua.
Theo Bí thư Huyện ủy Bình Chánh Trần Văn Nam cho biết mô hình chính quyền địa phương theo đơn vị hành chính của huyện, xã không còn phù hợp tốc độ đô thị hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Chánh nên huyện đặt mục tiêu chuyển lên thành phố vào năm 2025.
Ông Nam phân tích, Bình Chánh nằm ở vị trí cửa ngõ, diện tích rộng thứ 3 thành phố (sau Cần Giờ và Củ Chi). Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa không đều, trong khi xã Bình Hưng phát triển nhà cửa rất nhanh thì xã Bình Lợi thuần nông.
“Điều này phù hợp tiêu chí của thành phố là vừa có phường, vừa có xã, còn quận thì toàn bộ đơn vị hành chính là phường”, ông Nam lưu ý.
Đáng chú ý, nhằm để thực hiện mục tiêu lên thành phố, Bí thư Bình Chánh Trần Văn Nam bày tỏ, huyện cần đổi mới phương thức quản lý, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên.
Ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính và thành lập thành phố Thủ Đức trực thuộc Thành phồ Hồ Chí Minh tại lễ công bố.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2021
TP Thủ Đức có Chánh án TAND mới
“Địa phương sẽ tập trung giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp, các vấn đề bức xúc của người dân, đặc biệt lĩnh vực nhà đất...”, ông Nam nhấn mạnh.
Về lộ trình triển khai, hiện tại, Bình Chánh đang rà soát lại các tiêu chí lên thành phố để xác định phân kỳ đầu tư 4 năm tới, ước tính kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản như giao thông, trường học... khoảng 44.000 tỷ đồng. Để huy động nguồn lực này, địa phương cần điều chỉnh quy hoạch phù hợp và tạo ra cơ chế thu hút đầu tư xã hội hóa, khai thác nguồn lực quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn.
TS. Cao Vũ Minh từ Trường Đại học Luật TP.HCM nêu quan điểm, không nên nóng vội mà cần đi từng bước.
“Việc cưỡng ép đô thị hóa không giúp ích gì cho cơ sở vật chất, cũng như sự chăm sóc cho người dân được tốt hơn khi mà nguồn lực đầu tư chưa có hoặc chưa sẵn sàng”, ông Cao Vũ Minh thẳng thắn.
Theo vị chuyên gia, chính quyền đô thị hướng đến mục đích cuối cùng là tạo ra sự thuận lợi và mức độ thụ hưởng của người dân.
“Không nên duy ý chí muốn lên thành phố ngay lập tức mà không quan tâm đến tiêu chuẩn về đô thị, hạ tầng”, TS. Cao Vũ Minh bày tỏ.
Ông cho biết, nhiều khả năng, ý nghĩa sâu xa của ý tưởng này là muốn chuyển đất nông nghiệp thành đất đô thị khi đẩy huyện lên thành phố, nếu như vậy thì việc lên đô thị chưa thật sự cần thiết.
Theo nhiều chuyên gia, thành phố có nhiều tiêu chí rất khác quận. Khi lên thành phố, các địa phương phải chủ động định hướng chỉ tiêu, mức độ đô thị hóa, phát huy hiệu quả về đất đai, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, diện mạo đô thị. Bởi nếu không theo hướng này, thì sẽ “phản tác dụng” – tức chỉ gom các huyện vào chung rồi gây ra bộ máy cồng kềnh. Báo Thanh Niên dẫn lời ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, ngoài TP. Thủ Đức, TP.HCM cũng có thể thành lập các thành phố khu vực phía Tây Bắc gồm huyện Củ Chi và Hóc Môn để khai thác quỹ đất nông nghiệp phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Một nhân viên y tế với một ống vắc xin Sputnik V khi tiêm chủng COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2021
Đại dịch COVID-19
TP Thủ Đức hỗ trợ người dân tiêm vắc-xin Sputnik V tại 3 địa điểm
“Đây là điều cần thiết để giãn dân, thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng khi nơi đây có địa hình cao”, ông Châu đề xuất.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, để các thành phố trực thuộc này phát huy tác dụng thì cần một cơ chế lớn nhất, cơ chế đặc thù, vượt trội để thu hút đầu tư hạ tầng, khai thác các quỹ đất, phát triển y tế, giáo dục... tương xứng.
Đơn giản như việc cấp sổ đỏ cho người dân và doanh nghiệp, có thể phân quyền cho nơi đây được tự cấp mà không cần phải thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường. Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm rộng hơn so với thẩm quyền của chủ tịch các quận huyện hiện nay về tự quyết ngân sách, tự bổ nhiệm cán bộ, tự điều hành và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo thành phố.
“Chứ không phải như TP. Thủ Đức hiện nay chỉ đang là một “siêu quận”, chưa có một chính sách riêng, đột biến nào để phát triển”, ông Châu nói thẳng.

Ai hưởng lợi?

Chia sẻ quan điểm về việc nhiều huyện muốn lên thành phố, TS. KTS Ngô Viết Nam Sơn đánh giá, nhiều địa phương đang có xu hướng các huyện muốn lên thành phố vì có vẻ “dễ hơn lên quận”.
Nhưng cũng như quan điểm của TS. Cao Vũ Minh, KTS Nam Sơn cho rằng, với một địa phương chưa đủ điều kiện lên quận thì không nên lên thành phố.
“Đây không phải là chuyện cấp bách và TP HCM không nên ép vì đã có tiêu chí cụ thể cho việc này”, VnExpress dẫn lời KTS Ngô Viết Nam Sơn cho hay.
Chuyên gia cho rằng, tất cả địa phương trở thành quận, sẽ đẩy nhanh phát triển đô thị, chưa chắc là tốt với TP.HCM. Bởi nông nghiệp không chỉ đơn thuần là làm lúa mà còn trồng cây cảnh, rau xanh cung cấp cho hơn 10 triệu dân thành phố. Chưa kể, tại khu vực nội thành, không gian xanh chỉ có 0,5 m2 trên mỗi người.
“Các huyện lên quận hay thành phố đều vội vã bê tông hóa sẽ tác động đến môi trường”, vị chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch đô thị nói.
Thủ Thiêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2022
Sau Tân Hoàng Minh, Công ty Bình Minh ‘nối gót’ xin bỏ cọc Thủ Thiêm?
KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng cho rằng trong vấn đề huyện lên thành phố, phía được lợi lớn nhất không phải người dân mà là những dự án địa ốc. Khi lên thành phố, dự án ở đây tăng giá, cơ hội sở hữu nhà cửa của người dân càng xa vời.
Điển hình như câu chuyện của Thủ Đức. Địa phương đã lên thành phố hơn một năm, giá đất lên rất cao nhưng kinh tế chưa khởi sắc và nhiều đóng góp cho TP.HCM như kỳ vọng.
“Các huyện lên thành phố sẽ cần vốn đầu tư hạ tầng trong bối cảnh ngân sách TP.HCM đang thiếu”, KTS Nam Sơn lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала