Vận tải đường sắt Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tình hình leo thang tại Donbass?

© Ảnh : Hoàng Hiếu - TTXVNĐường sắt Việt Nam
Đường sắt Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hàng hóa liên vận đường sắt quốc tế giữa Việt Nam và châu Âu theo lộ trình qua Trung Quốc, Kazakhstan, Nga, Belarus và Ba Lan để sang Đức và các nước Tây Âu có khả năng bị ảnh hưởng nếu đường sắt Ba Lan dừng vận chuyển qua biên giới với đường sắt Belarus.

Liên vận đường sắt quốc tế của Việt Nam bị tác động ra sao?

Theo nguồn tin TTXVN, ông Vương Khả Sơn, Trưởng Ban vận tải Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, Tổng giám đốc Hiệp hội đường sắt quốc tế (UIC) vừa gửi thư tới các đường sắt thành viên thông báo UIC đình chỉ tư cách thành viên của đường sắt Nga và Belarus trong các hoạt động của UIC.
Điều này có nghĩa đường sắt Nga và Belarus trong thời gian tới sẽ không thể tham gia vào các cuộc họp, diễn đàn, nền tảng, lĩnh vực và nhóm công tác theo luật của UIC hoặc hưởng lợi từ các dịch vụ của Hiệp hội.
Xuất phát từ thực tế, liên vận đường sắt quốc tế giữa Việt Nam và châu Âu theo lộ trình nêu trên sẽ bị ảnh hưởng nếu đường sắt Ba Lan dừng vận vận chuyển qua biên giới với đường sắt Belarus.
Tàu chở hàng đang chuyên chở các container - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
COVID-19 lại mở ra cơ hội hợp tác logistics Việt Nam - Châu Âu
Tình trạng này cũng tương tự với hàng hóa vận chuyển quá cảnh Nga sang châu Âu. Tuy nhiên, hàng liên vận từ Việt Nam sang Nga sẽ không bị ảnh hưởng.
Như Sputnik đã đưa tin, đầu tháng 3/2022, Công ty cổ phần Vận tải và thương mại đường sắt (RATRACO) thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tổ chức đoàn tàu chuyên container chạy thẳng từ Đà Nẵng đi châu Âu. Tuy nhiên, do căng thẳng giữa Nga và Ukraina nên kế hoạch này đang tạm hoãn.
Về liên vận đường sắt quốc tế Việt Nam - Trung Quốc vẫn được duy trì bình thường. Đặc biệt, hàng container từ đường sắt Trung Quốc gửi về đường sắt Việt Nam vẫn cao, nhu cầu khoảng 1.200 container/tháng.
Ngoài ra, đường sắt Việt Nam nhận vận chuyển hàng từ Thái Lan, Campuchia… đi bằng đường bộ sang Việt Nam, sau đó vận chuyển bằng đường sắt từ Việt Nam đi các nước.
Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu (EC) Frans Timmermans và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh trên tàu di chuyển từ ga Cầu Giấy đi depot Nhổn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Châu Âu giúp Việt Nam tránh bài học như với Trung Quốc

Vẫn giữ đà tăng trưởng cao

Được biết, ngày 20/7/2021, ngành đường sắt đã tổ chức chạy đoàn tàu chuyên container đầu tiên sang Bỉ. Hiện RATRACO đang duy trì hàng tuần khoảng 3 đoàn tàu chuyên container xuất phát tại ga Yên Viên đi châu Âu.
Trước đó, đường sắt vẫn chạy tàu hàng liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa sang châu Âu nhưng bằng hình thức gom container về các ga tập kết tại Trung Quốc và nối vào các đoàn tàu Trung Quốc đi tiếp đến điểm trả hàng, chưa theo hình thức nguyên đoàn container.
Theo thống kê của VNR cho thấy, hoạt động vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế bằng đường sắt trong hai tháng đầu năm nay vẫn tiếp tục giữ đà tăng trưởng cao.
Tuyến đường sắt Thống Nhất của Việt Nam kết nối thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Việt Nam sẽ xây đường sắt sang Campuchia?
Trong hai tháng đầu năm, tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển qua 2 ga Đồng Đăng và Lào Cai đạt gần 200.000 tấn. Với sản lượng này, tháng 1/2022 vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt tăng tới 127,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó tháng 2/2022 mặc dù có ảnh hưởng của nghỉ Tết Nguyên đán nhưng mức tăng trưởng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt cũng lên tới 176,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Năm 2021, mặc dù vận tải đường sắt chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 nhưng hàng liên vận quốc tế; trong đó có hàng đi châu Âu tăng trưởng 2 con số. Cụ thể, vận tải liên vận quốc tế năm 2021 đạt gần 1,2 triệu tấn, tăng 34% so với năm trước; trong đó hàng hóa qua ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) tăng tới 82%.
Cảng Hải Phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2022
Năm 2022 hứa hẹn sự bứt phá của vận tải đường biển

Phát huy ưu thế của đường sắt

Tập trung phát triển liên vận quốc tế của VNR là hướng đi đúng đắn, đặc biệt trong quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. Ông Nguyễn Hoàng Thanh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận tải và thương mại đường sắt (RATRACO) trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trao đổi với báo chí cho biết:
“Đường sắt có ưu thế chạy nhanh hơn đường biển. Ví dụ từ Việt Nam sang các nước châu Âu nếu chạy bằng đường sắt là 25 ngày còn chạy bằng đường biển mất 35 ngày. Do đó, tùy vào giá trị mặt hàng, đặc biệt là hàng mùa vụ thì các đối tác sẽ chọn hình thức vận chuyển”.
Khu vực xây dựng Trung tâm Logistics ICD tại thị trấn Hương Canh và xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2021
T&T Group và YCH đứng sau dự án ‘siêu cảng’ logistics thông minh đầu tiên của Việt Nam
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR khẳng định, đường sắt xác định trọng tâm trong thời gian tới là chuyển dịch sang vận chuyển hàng hóa để bù đắp cho sự sụt giảm của vận tải hành khách; trong đó đẩy mạnh việc vận chuyển liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Trung Quốc và đi đến nước thứ 3 như châu Âu, Nga, Trung Á, Mông Cổ v.v.

"Trong năm 2021, VNR đã tổ chức được các đoàn tàu đi thẳng từ Việt Nam sang châu Âu (Bỉ) với sản lượng vận chuyển container liên vận quốc tế tăng hơn 100% so với năm trước, đồng thời mở thêm được các đoàn tàu chuyên tuyến container đến các thành phố của Trung Quốc", ông Vũ Anh Minh thông tin.

Cũng theo ông Vũ Anh Minh, để thống nhất đầu mối chỉ đạo vận chuyển liên vận quốc tế của các đơn vị trong ngành đường sắt, VNR đã vừa thành lập Ban chỉ đạo công tác vận tải liên vận quốc tế đường sắt do Tổng giám đốc VNR làm Trưởng ban.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала