https://kevesko.vn/20220310/khung-hoang-xang-dau-bo-cong-thuong-ra-yeu-cau-khan-ap-luc-lam-phat-rat-lon-14142451.html
Khủng hoảng xăng dầu: Bộ Công Thương ra yêu cầu ‘khẩn’, áp lực lạm phát rất lớn
Khủng hoảng xăng dầu: Bộ Công Thương ra yêu cầu ‘khẩn’, áp lực lạm phát rất lớn
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Trước tình hình giá xăng dầu có khả năng vượt mức 30.000 đồng/lít sau kỳ điều chỉnh giá vào ngày mai (11/3), Bộ Công Thương “khẩn thiết” yêu... 10.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-10T10:16+0700
2022-03-10T10:16+0700
2022-03-10T10:11+0700
việt nam
bộ công thương
bộ tài chính vn
tăng giá
xăng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/1a/13929026_0:511:2730:2047_1920x0_80_0_0_536b0ca5809b3b0e5e9969e83418895e.jpg
Như Sputnik đã đưa tin, Bộ Công Thương đã rất nhiều lần đưa ra giải pháp nhằm xoa dịu “cơn sốt” giá xăng dầu trong nước, tìm mọi cách để bình ổn nguồn cung. Dù nhà máy lọc dầu Bình Sơn đã tăng công suất, nhưng cũng khó bù đắp lượng thiếu hụt do nhà máy Nghi Sơn Thanh Hóa giảm công suất.Giảm 1.000 đồng/lít là không có nghĩa lý gìHiện thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt trước căng thẳng giữa Nga và Ukraina dẫn đến các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đối với Nga gây nên thiếu hụt nguồn cung dầu thô, xăng dầu thành phẩm trong khi nhu cầu xăng dầu đang tăng mạnh khi các nước triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế.Thực tế cho thấy, giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã được điều chỉnh 7 lần và đều tăng liên tục. So với kỳ điều chỉnh đầu tiên vào ngày 11/1, giá xăng E5 đã tăng thêm gần 2.918 đồng/lít, xăng RON95 tăng 2.958 đồng/lít, dầu diesel tăng 3.071 đồng/lít.Với các tác nhân nêu trên, giá xăng dầu trong nước đến kỳ điều hành ngày 11/03/2022 có thể tăng 5.000-8.000 đồng/lít/kg tùy loại (tương đương tăng từ 27-44%) so với giá xăng dầu đầu năm 2022. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến CPI chung của cả nước năm 2022.Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu tăng 10% làm lạm phát tăng 0,36%. Chỉ số giá tiêu dùng CPI hai tháng đầu năm 2022 tăng bình quân 1,68% so với cùng kỳ năm trước, việc tăng giá xăng dầu làm CPI chung tăng tới 1,63 điểm phần trăm.Trước đó, Liên Bộ Công Thương và Bộ Tài chính “hiến kế” giảm thuế bảo vệ môi trường để “cứu” lấy tình hình. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đưa ra đề xuất chỉ giảm từ 500 đồng - 1.000 đồng/lít.Theo đánh giá của Bộ Công Thương, mức giảm thuế mà Bộ Tài chính đưa ra thực sự “không thấm vào đâu” và “không giải quyết được tình hình”.Thay vào đó, Bộ Công Thương kiến nghị giảm thuế bảo vệ môi trường ở mức cao hơn tại Dự thảo Nghị quyết. Cụ thể, giảm 50% so với mức thuế bảo vệ môi trường hiện tại đang áp dụng đối với các mặt hàng xăng dầu.Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ etanol) là 2.000 đồng/lít; đối với dầu diesel là 1.000 đồng/lít; đối với dầu hỏa là 500 đồng/lít; đối với dầu mazut là 1.000 đồng/kg; đối với dầu nhờn là 1.000 đồng/lít và đối với mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg.Hiện Liên bộ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc giảm thuế bảo vệ môi trường. Trong khi ngày 11/3, giá xăng dầu trong nước dự báo sẽ lập kỷ lục mới.Áp lực lạm phát 2022 đến từ đâu?Xăng dầu tăng giá kéo theo giá cả nhiều hàng hóa, nguyên vật liệu khác tăng đột biến, áp lực lạm phát cho năm 2022 được các chuyên gia kinh tế đánh giá là “rất lớn”.Theo ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nhận định rằng áp lực lạm phát lên nền kinh tế trong năm nay phụ thuộc vào ba yếu tố.Thứ nhất, đó là tổng cầu tăng đột biến, thể hiện ở doanh thu bán lẻ hai tháng đầu năm đã dương, thay vì mức âm như của năm 2021. Đặc biệt, 2 năm tới gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ đồng sẽ thúc đẩy tổng cầu, trong khi nguyên nhân gây ra lạm phát chính là tổng cầu tăng.Thứ hai là giá cả nguyên vật liệu tăng cao khi kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu.Thứ ba là đứt gãy chuỗi cung ứng, đây là nguyên nhân gây ra lạm phát rất cao trên thế giới. Việc thiếu hụt lao động khiến doanh nghiệp phải chi thêm tiền để tuyển dụng lao động, đào tạo cũng khiến chi phí tăng.Còn theo ông Nguyễn Bá Khang, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia thuộc Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng:Ông Khang dự tính rằng, quý I/2022, lạm phát có thể tăng 2-2,2% so với quý I/2021. Dù gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ làm tăng tổng cầu, nhưng ông Khang cho rằng “không quá lo gói này làm tổng cầu gia tăng quá mức”.Theo vị chuyên gia này, để kiểm soát lạm phát, quan trọng là cần tăng cường phối hợp giữa các chính sách khác nhau như tài khóa, tiền tệ cùng chính sách hỗ trợ khác.
https://kevesko.vn/20220309/gia-xang-dau-viet-nam-se-ra-sao-khi-the-gioi-day-hon-loan-va-kho-doan-14132262.html
https://kevesko.vn/20220303/viet-nam-xem-xet-coi-covid-19-nhu-cum-mua-nang-nang-luc-san-xuat-xang-dau-14034210.html
https://kevesko.vn/20220310/chuyen-gia-noi-ve-hau-qua-cua-lenh-cam-nhap-khau-dau-cua-nga-vao-my-14127219.html
https://kevesko.vn/20220309/pv-gas-sap-nhap-khau-va-kinh-doanh-khi-hoa-long-lng-tai-viet-nam-14122581.html
https://kevesko.vn/20220307/khong-chiu-noi-nhiet-xang-dau-grab-tang-gia-cuoc-tat-ca-cac-dich-vu-14090112.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/1a/13929026_1:0:2730:2047_1920x0_80_0_0_e6c03ced0f6e00307a4dd394be977d68.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ công thương, bộ tài chính vn, tăng giá, xăng
việt nam, bộ công thương, bộ tài chính vn, tăng giá, xăng
Khủng hoảng xăng dầu: Bộ Công Thương ra yêu cầu ‘khẩn’, áp lực lạm phát rất lớn
HÀ NỘI (Sputnik) - Trước tình hình giá xăng dầu có khả năng vượt mức 30.000 đồng/lít sau kỳ điều chỉnh giá vào ngày mai (11/3), Bộ Công Thương “khẩn thiết” yêu cầu giảm 50% số thuế thay vì chỉ giảm 1.000 đồng/lít như Bộ Tài chính đề xuất.
Như Sputnik đã đưa tin,
Bộ Công Thương đã rất nhiều lần đưa ra giải pháp nhằm xoa dịu “cơn sốt” giá xăng dầu trong nước, tìm mọi cách để bình ổn nguồn cung. Dù nhà máy lọc dầu Bình Sơn đã tăng công suất, nhưng cũng khó bù đắp lượng thiếu hụt do nhà máy Nghi Sơn Thanh Hóa giảm công suất.
Giảm 1.000 đồng/lít là không có nghĩa lý gì
Hiện thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt trước căng thẳng giữa
Nga và Ukraina dẫn đến các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đối với Nga gây nên thiếu hụt nguồn cung dầu thô, xăng dầu thành phẩm trong khi nhu cầu xăng dầu đang tăng mạnh khi các nước triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế.
Thực tế cho thấy,
giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã được điều chỉnh 7 lần và đều tăng liên tục. So với kỳ điều chỉnh đầu tiên vào ngày 11/1, giá xăng E5 đã tăng thêm gần 2.918 đồng/lít, xăng RON95 tăng 2.958 đồng/lít, dầu diesel tăng 3.071 đồng/lít.
Với các tác nhân nêu trên, giá xăng dầu trong nước đến kỳ điều hành ngày 11/03/2022 có thể tăng 5.000-8.000 đồng/lít/kg tùy loại (tương đương tăng từ 27-44%) so với giá xăng dầu đầu năm 2022. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến CPI chung của cả nước năm 2022.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu tăng 10% làm lạm phát tăng 0,36%. Chỉ số giá tiêu dùng CPI hai tháng đầu năm 2022 tăng bình quân 1,68% so với cùng kỳ năm trước, việc tăng giá xăng dầu làm CPI chung tăng tới 1,63 điểm phần trăm.
Trước đó, Liên Bộ Công Thương và Bộ Tài chính
“hiến kế” giảm thuế bảo vệ môi trường để “cứu” lấy tình hình. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đưa ra đề xuất chỉ giảm từ 500 đồng - 1.000 đồng/lít.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, mức giảm thuế mà Bộ Tài chính đưa ra thực sự “không thấm vào đâu” và “không giải quyết được tình hình”.
Thay vào đó, Bộ Công Thương kiến nghị giảm thuế bảo vệ môi trường ở mức cao hơn tại Dự thảo Nghị quyết. Cụ thể, giảm 50% so với mức thuế bảo vệ môi trường hiện tại đang áp dụng đối với các mặt hàng xăng dầu.
Theo đó, mức
thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ etanol) là 2.000 đồng/lít; đối với dầu diesel là 1.000 đồng/lít; đối với dầu hỏa là 500 đồng/lít; đối với dầu mazut là 1.000 đồng/kg; đối với dầu nhờn là 1.000 đồng/lít và đối với mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg.
Hiện Liên bộ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc giảm thuế bảo vệ môi trường. Trong khi ngày 11/3, giá xăng dầu trong nước dự báo sẽ lập kỷ lục mới.
Áp lực lạm phát 2022 đến từ đâu?
Xăng dầu tăng giá kéo theo giá cả nhiều hàng hóa, nguyên vật liệu khác tăng đột biến, áp lực lạm phát cho năm 2022 được các chuyên gia kinh tế đánh giá là “rất lớn”.
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nhận định rằng áp lực
lạm phát lên nền kinh tế trong năm nay phụ thuộc vào ba yếu tố.
Thứ nhất, đó là tổng cầu tăng đột biến, thể hiện ở doanh thu bán lẻ hai tháng đầu năm đã dương, thay vì mức âm như của năm 2021. Đặc biệt, 2 năm tới
gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ đồng sẽ thúc đẩy tổng cầu, trong khi nguyên nhân gây ra lạm phát chính là tổng cầu tăng.
Thứ hai là giá cả nguyên vật liệu tăng cao khi
kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu.
Thứ ba là đứt gãy chuỗi cung ứng, đây là nguyên nhân gây ra lạm phát rất cao trên thế giới. Việc thiếu hụt lao động khiến
doanh nghiệp phải chi thêm tiền để tuyển dụng lao động, đào tạo cũng khiến chi phí tăng.
“Đó là các yếu tố tạo áp lực lạm phát cho năm 2022”, ông Lâm đúc kết.
Còn theo ông Nguyễn Bá Khang, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia thuộc Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng:
“Giai đoạn hiện nay khác các chu kỳ lạm phát trước. Tất cả chu kỳ lạm phát trước đây đều do tổng cầu tăng quá nhanh, cao hơn sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Còn lần này, lạm phát được gây ra do thiếu hụt nguồn cung hàng hóa cơ bản để phục vụ cho sản xuất”.
Ông Khang dự tính rằng, quý I/2022, lạm phát có thể tăng 2-2,2% so với quý I/2021. Dù gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ làm tăng tổng cầu, nhưng ông Khang cho rằng “không quá lo gói này làm tổng cầu gia tăng quá mức”.
Theo vị chuyên gia này, để
kiểm soát lạm phát, quan trọng là cần tăng cường phối hợp giữa các chính sách khác nhau như tài khóa, tiền tệ cùng chính sách hỗ trợ khác.