- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Giải mã bí ẩn đằng sau chiến sự ở Ukraina: Kẻ gây chiến lẩn trốn trong bóng tối

© AP Photo / Ukrainian Presidential Press OfficeVladimir Zelensky tới các cứ điểm của công lực Kiev ở Donbass
Vladimir Zelensky tới các cứ điểm của công lực Kiev ở Donbass - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Kẻ gây chiến đang lẩn trốn trong bóng tối. Sau tất cả, nước Nga sẽ chiến thắng. Cùng Sputnik trao đổi với Đại tá Lê Thế Mẫu – chuyên gia quan hệ chính trị quốc tế (nguyên Trưởng phòng Thông tin - Khoa học quân sự thuộc Viện Chiến lược quân sự, Bộ Quốc Phòng) để tiếp tục giải mã những bí ẩn đằng sau chiến sự tại Ukraina.

Nga không “xâm lược” Ukraina như phương Tây tuyên truyền

Thưa Đại tá, trong phần 1 ông đã phân tích bản chất cuộc chiến lần này. Nhìn lại diễn biến chiến sự, theo ông vì sao Nga chưa sử dụng tối đa lực lượng trong cuộc chiến ở Ukraina?
© Ảnh : Lê Thế Mẫu Đại tá Lê Thế Mẫu
Lê Thế Mẫu  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Đại tá Lê Thế Mẫu
Theo đánh giá của tôi, để hoàn thành ba nhiệm vụ là phi phát xít hóa, phi quân sự hóa và bảo vệ dân thường Ukraina thì phía Nga chưa cần phải sử dụng tối đa lực lượng. Thực tế, chiến trường ở Syria là minh chứng sinh động nhất. Trong đó, Nga chỉ sử dụng một phần lực lượng hạn chế nhưng đã hoàn thành xuất sắc chiến dịch chống khủng bố, giúp chính phủ Syria bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nếu ở Syria, Nga chỉ tập trung tấn công các cơ sở quân sự của các tổ chức khủng bố và diệt khủng bố, thì ở Ukraina Nga cũng chỉ tấn công vào các mục tiêu quân sự của các lực lượng phát xít mới và tiêu diệt lực lượng phát xít mới. Diễn biến chiến sự trong những ngày qua cũng chứng tỏ, Nga chỉ cần sử dụng một lực lượng hạn chế đã và đang hoàn thành nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch đã định.

“Những kẻ gây chiến đang lẩn trốn trong bóng tối”

Ông nghĩ sao và đánh giá thế nào về phản ứng, cách ứng xử của các bên liên quan trong vấn đề này, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây?
Quan sát phản ứng của Mỹ và đồng minh, có thể thấy Nga đang phải đối mặt với một loại hình chiến tranh thế giới mới, được gọi là cuộc chiến tranh thế giới phức hợp (World Hybrid War). Đây là loại hình chiến tranh, trong đó đối phương sử dụng kết hợp phương thức tác chiến truyền thống trên chiến trường Ukraina kết hợp với các phương thức hành động phi truyền thống như chiến tranh kinh tế, chiến tranh thông tin, chiến tranh ngoại giao, chiến tranh phá hoại ngầm, chiến tranh trong không gian mạng và hoạt động khủng bố,…
Lực lượng vũ trang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Tiêu diệt phát xít mới ở Ukraina là cơ hội duy nhất cứu thế giới khỏi chiến tranh mới ở châu Âu
Tình hình liên quan tới cuộc chiến ở Ukraina khiến tôi nhớ lại bài phát biểu tại Hội nghị an ninh quốc tế lần thứ VII tháng 4/2018 ở Mat-xcơ-va của Tổng thư ký Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu Greminger, trong đó ông đã từng cảnh báo hiểm họa về cuộc chiến tranh thế giới phức hợp. Trong đó không còn ranh giới giữa trạng thái hòa bình và chiến tranh; trật tự quan hệ quốc tế dựa trên luật pháp sụp đổ; hoạt động thương mại, thông tin, không gian mạng, chủ nghĩa khủng bố và tội phạm có tổ chức được sử dụng làm vũ khí chiến tranh. Còn những kẻ gây chiến đang lẩn trốn trong bóng tối. Trong chiến tranh thế giới phức hợp, rất khó phân biệt giữa sự thật và sự giả dối, giữa ta và địch, trong đối tác có đối tượng, trong đối tượng có đối tác, dẫn đến tính trạng bất định, khó lường, khó kiểm soát, tạo ra tình trạng ngờ vực và mất lòng tin. Trên thực tế, nước nước Nga đang phải chống lại cuộc chiến tranh thế giới phức hợp, hoặc phiên bản phức hợp của Chiến tranh thế giới lần thứ III. Tôi tin rằng, nước Nga sẽ chiến thắng.
Vậy Đại tá có nhận định gì về diễn biến tình hình trên thực địa trong những ngày qua?
Theo dõi tình hình trên thực địa, tôi thấy Các lực lượng vũ trang Nga đang hoàn thành nhiệm vụ đề ra là phi quân sự hóa, phi phát xít hóa và bảo vệ người dân. Trong khi dư luận ở Việt Nam có nhiều ý kiến cho rằng, Nga đang “gặp bế tắc trong chiến lược đánh nhanh thắng nhanh”. Nhưng theo tôi, những ý kiến đó xuất phát từ nhận thức sai về chiến thuật của Nga là vừa phải phá hủy các cơ sở quân sự của các lực lượng phát xít mới, vừa phải kết hợp bảo vệ dân thường và mở hành lang nhân đạo. Nên biết rằng, Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt chứ không phải chiến tranh xâm lược Ukraina như phương Tây tuyên truyền. Do đó, không thể tiến hành chiến tranh theo kiểu “ném bom rải thảm” như Mỹ và NATO đã từng áp dụng ở Serbia năm 1999, ở Afghanistan năm 2001, hay ở Iraq năm 2003.
© Sputnik / Mikhail Voskresensky / Chuyển đến kho ảnhQuân nhân Nga trên đường cao tốc gần biên giới với Ukraina ở vùng Belgorod.
Quân nhân Nga trên đường cao tốc gần biên giới với Ukraina ở vùng Belgorod. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Quân nhân Nga trên đường cao tốc gần biên giới với Ukraina ở vùng Belgorod.

Ukraina dùng người dân làm “lá chắn sống”

Ông đánh giá thế nào về việc lực lượng thuộc tổ chức phát xít mới “Azov” không tuân theo lệnh của chính quyền Kiev như không thực hiện lệnh mở hành lang nhân đạo từ các thành phố bị phong tỏa, hoặc bố trí vũ khí hạng nặng trong các khu dân cư đông đúc?
Hiện tượng này thêm một lần nữa chứng tỏ lực lượng phát xít mới đóng vai trò then chốt trong chính quyền Kiev và quân đội Ukraina. Một mặt, họ dùng người dân Ukraina là “lá chắn sống” để bảo vệ tiềm lực quân sự vì biết người Nga sẽ không mạo hiểm tấn công vào các mục tiêu đó. Mặt khác, họ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạng nặng tàn phá các mục tiêu dân sự rồi cáo buộc “người Nga tấn công”. Đây là chiến thuật mà tổ chức khủng bố IS đã từng áp dụng ở Syria. Hiện nay, theo quan sát của tôi, chiến đấu cùng với các lực lượng phát xít mới ở Ukraina còn có các tổ chức khủng bố đến từ Afghanistan và Trung Đông.
Theo Đại tá, do đâu quyết định của Tổng thống Nga V. Putin đưa lực lượng hạt nhân vào trạng thái đặc biệt?
Như chúng ta đã biết, ngày 27/2/2022, Tổng thống V. Putin ra lệnh đưa các lực lượng răn đe hạt nhân Nga chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở mức cao. Tôi thấy, nhiều “chuyên gia bàn phím” ở Việt Nam cáo buộc V. Putin “hiếu chiến” và “sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân”. Thật ra, để diệt quân phát xít mới ở Ukraina thì chỉ cần một phần nhỏ lực lượng thông thường là giải quyết được, làm gì phải sử dụng toàn bộ binh lực chứ chưa nói tới vũ khí hạt nhân.
Lực lượng vũ trang Ukraina trên chiến tuyến ở ngoại ô thành phố Novoluganske tỉnh Donetsk - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Không phải khi nào bên nổ súng trước là bên gây chiến
Quyết định này của Tổng thống Nga V. Putin được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Ukraina V. Zelensky kêu gọi các nước NATO cung cấp máy bay cho Ukraina để chống Nga. Một số nước NATO đã đồng ý. Theo dự kiến, những máy bay này sẽ xuất phát từ căn cứ quân sự trên lãnh thổ Ba Lan để tấn công các lực lượng của Nga ở Ukraina. Khi đó, buộc Nga phải đánh chặn những máy bay này. Tình huống đó, nếu xảy ra, sẽ châm ngòi chiến tranh NATO-Nga. Tôi tin chắc rằng, không một quốc gia thành viên NATO nào dám hành động phiêu lưu như vậy. Có tin, sau quyết định này của Tổng thống Nga V. Putin, các nước NATO đã từ bỏ ý định cũng cấp máy bay cho Ukraina.
Chúng ta biết rằng, chính sách hạt nhân của Nga xác định, Nga sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Nhưng một khi phát hiện ra và xác định chính xác quỹ đạo tên lửa của kẻ thù tiềm tàng nhằm vào các mục tiêu của Nga thì Nga sẽ đánh trả ngay lập tức, kể cả phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân. Vì sao? Học thuyết chiến tranh của NATO cậy thế 30 nước có nhiều binh sỹ và vũ khí gấp bội sẽ sử dụng chiến tranh bằng vũ khí thông thường để xâm lược Nga. Trong khi đó, Nga phải một mình chống trả nên đương nhiên phải sử dụng vũ khí hạt nhân. Tổng thống Nga V. Putin từng nhìn nhận:
“Trong tình huống đó, chiến tranh sẽ leo thang thành chiến tranh hạt nhân. Trong đó, kẻ thù của nước Nga sẽ bị hủy diệt mà không kịp trăng trối, còn người Nga sẽ lên thiên đường như những người tử vì đạo”.
Sputnik xin chân thành cảm ơn Đại tá Lê Thế Mẫu đã có những phân tích hết sức sâu sắc! Hy vọng hòa bình sớm được lập lại, cuộc sống sớm được tái thiết!
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала