https://kevesko.vn/20220313/mo-cua-du-lich-viet-nam-can-lam-gi-de-tang-suc-canh-tranh-14198757.html
Mở cửa du lịch, Việt Nam cần làm gì để tăng sức cạnh tranh?
Mở cửa du lịch, Việt Nam cần làm gì để tăng sức cạnh tranh?
Sputnik Việt Nam
Theo các chuyên gia, nếu tiếp tục thắt chặt các quy định, Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng phục hồi du lịch, giảm sức cạnh tranh trong bối cảnh nhiều nước... 13.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-13T18:39+0700
2022-03-13T18:39+0700
2022-03-13T18:39+0700
việt nam
vaccine
đại dịch covid-19
du lịch
xã hội
kinh tế
kinh doanh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/847/51/8475182_0:0:3073:1728_1920x0_80_0_0_927ea1e77773584f7c348fbb66ec3a9c.jpg
Dự kiến, Việt Nam sẽ mở cửa du lịch từ 15/3. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cho rằng, sẽ có độ trễ nhất định để du khách quay trở lại như bình thường. Trước tình hình hiện tại, khi nhiều quốc gia đã mở cửa, Việt Nam cần có biện pháp để tăng cường năng lực cạnh tranh.Đơn giản hóa quy trình nhập cảnhPhát biểu tại diễn đàn "Luồng xanh cho du lịch cất cánh" sáng 11/3, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong chiến lược thu hút khách du lịch.Một trong những vấn đề khi mở cửa là tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam. Về việc này, các cơ quan ngành du lịch đã đề xuất khôi phục chính sách miễn thị thực đơn phương, song phương và cấp thị thực điện tử cho công dân các thị trường tiềm năng. Bộ Ngoại giao, Bộ Công an cũng đã đề xuất Chính phủ gỡ bỏ các hạn chế về nhập cảnh.Tổng giám đốc Oxalis Nguyễn Châu Á, đơn vị tổ chức tour Sơn Đoòng, cũng đề xuất các bộ thống nhất cơ chế chung về cấp visa để đơn giản hóa thủ tục cho khách du lịch.Nới lỏng các quy địnhHiện nay đã có hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ miễn xét nghiệm Covid-19 cho khách quốc tế. Với chính sách thông thoái, Dubai và Thái Lan đang thu hút được lượng khách lớn.Theo bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh, Phó giám đốc Ban Tiếp thị Công ty Du lịch Vietravel, Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng phục hồi du lịch nếu thắt chặt các quy định.Bà Khanh đề xuất nên công nhận kết quả test nhanh hoặc RT-PCR của du khách. Sau khi vào Việt Nam, nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính, khách có thể du lịch bình thường.Trong khi đó, Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) cũng có đề xuất cởi mở hơn tới Chính phủ. Theo đó, nên bỏ quy định xét nghiệm trước và sau khi đến Việt Nam. TS. Lương Hoài Nam, thành viên TAB, khuyến nghị nên cho phép du khách nội địa và quốc tế được tham gia các hoạt động du lịch giống nhau. Ông Nam cho rằng, nhiều nơi trên thế giới đã mở cửa nhưng vì thủ tục còn khó khăn nên chưa hấp dẫn du khách.Đẩy mạnh đàm phán công nhận hộ chiếu vaccine của Việt NamCho đến nay, mới chỉ có 15 quốc gia công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam, bao gồm các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Australia, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine, Maldives, New Zealand, Sri Lanka, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Singapore. Điều này khiến cho khách Việt du lịch nước ngoài gặp khó khăn, cũng như gây ảnh hưởng đến lượng khách hàng không vì thiếu khách hai chiều.Từ đó, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh đề xuất Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế đẩy mạnh công tác đàm phán với các quốc gia, vùng lãnh thổ về việc chấp nhận Chứng nhận tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam.Tạo sự đồng bộ giữa các địa phươngNăm 2019, có 18 triệu khách quốc tế đến Việt Nam. Trong số đó, khách Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm 50%. Tuy nhiên, 2 nước này hiện chưa cho phép người dân đi du lịch.Theo ông Châu Á, đây là dịp để Việt Nam đa dạng đối tượng khách, hướng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ. Muốn vậy, cần đầu tư kinh phí nghiên cứu thị trường, từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của du khách sau đại dịch.Tuy rằng truyền thông trực tiếp tới du khách sẽ mang lại hiệu quả cao, nhưng đây không chỉ là nhiệm vụ của cấp quản lý. Ngoài việc tham gia các hội chợ quốc tế, kết nối các đối tác, doanh nghiệp cần chi phí lớn vào kênh truyền thông thế giới. Những địa phương lớn, trung tâm du lịch nên đẩy mạnh truyền thông theo cách mới.Lấy ví dụ, Hà Nội cần đẩy mạnh vai trò "trung tâm du lịch miền Bắc", quảng bá cho cả các vùng lân cận như Hạ Long, Ninh Bình... Dù không nắm rõ ranh giới địa lý, du khách nước ngoài sẽ lựa chọn Hà Nội nếu biết từ đây có thể đi xe đến vịnh Hạ Long trong 3 giờ hoặc đến Tràng An trong 2 giờ.Thêm một vấn đề nữa là chính sách phân loại cấp độ dịch hiện tại đang gây khó khăn cho du khách. Ví dụ, Hà Nội có các vùng cam nên nhà hàng không được bán tại chỗ, điểm tham quan đóng cửa. Các địa phương đổi màu này sẽ gây ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng trong tour du lịch. Do vậy, nhà chức trách nên phân chia cấp độ dịch theo đơn vị hành chính nhỏ nhất có thể, tạo thuận lợi cho du khách.Một số địa phương hiện còn quy định đón khách khác nhau. TS. Trần Đắc Phu, Nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho rằng đã mở cửa là phải đồng bộ, không để mỗi địa phương một kiểu, gây bối rối cho du khách.Bên cạnh đó, là tác giả của thông điệp 5K, ông Phu cho rằng thông điệp này có thể linh hoạt hơn trong thời điểm này. Khẩu trang vẫn phải áp dụng tối đa. Việc khử khuẩn là quan trọng. Trong khi đó, khoảng cách có thể chia thành từng nhóm, đoàn và hạn chế tiếp xúc giữa các đoàn.
https://kevesko.vn/20220216/tu-153-khach-quoc-te-can-luu-y-dieu-gi-de-du-lich-viet-nam-thoai-mai-nhat-13754107.html
https://kevesko.vn/20220303/viet-nam-khong-dua-ra-bat-ky-han-che-nao-voi-du-khach-nga-14023724.html
https://kevesko.vn/20220225/viet-nam-mo-cua-can-mo-ca-tu-duy-13913531.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/847/51/8475182_130:0:2861:2048_1920x0_80_0_0_17d9756b57472d9060c40268dff83c7e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, vaccine, du lịch, xã hội, kinh tế, kinh doanh
việt nam, vaccine, du lịch, xã hội, kinh tế, kinh doanh
Mở cửa du lịch, Việt Nam cần làm gì để tăng sức cạnh tranh?
Theo các chuyên gia, nếu tiếp tục thắt chặt các quy định, Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng phục hồi du lịch, giảm sức cạnh tranh trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã tung ra hàng loạt chính sách nhằm thu hút khách tham quan.
Dự kiến, Việt Nam sẽ mở cửa du lịch từ 15/3. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cho rằng, sẽ có độ trễ nhất định để du khách quay trở lại như bình thường. Trước tình hình hiện tại, khi nhiều quốc gia đã mở cửa, Việt Nam cần có biện pháp để tăng cường năng lực cạnh tranh.
Đơn giản hóa quy trình nhập cảnh
Phát biểu tại diễn đàn "Luồng xanh cho du lịch cất cánh" sáng 11/3, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong chiến lược thu hút khách du lịch.
Một trong những vấn đề khi mở cửa là tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam. Về việc này, các cơ quan ngành du lịch đã đề xuất khôi phục chính sách miễn thị thực đơn phương, song phương và cấp thị thực điện tử cho công dân các thị trường tiềm năng. Bộ Ngoại giao, Bộ Công an cũng đã đề xuất Chính phủ gỡ bỏ các hạn chế về nhập cảnh.
Tổng giám đốc Oxalis Nguyễn Châu Á, đơn vị tổ chức tour Sơn Đoòng, cũng đề xuất các bộ thống nhất cơ chế chung về cấp visa để đơn giản hóa thủ tục cho khách du lịch.
"Tôi cho rằng Việt Nam có thể không cần miễn phí visa nhưng thủ tục phải thuận tiện như cho phép làm visa online 1, 3, 6 tháng hay một năm. Tiếp theo là gia hạn visa ngay trong nước dễ dàng mà không cần xuất cảnh", ông Nguyễn Châu Á nêu ý kiến.
Hiện nay đã có hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ miễn
xét nghiệm Covid-19 cho khách quốc tế. Với chính sách thông thoái, Dubai và Thái Lan đang thu hút được lượng khách lớn.
Theo bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh, Phó giám đốc Ban Tiếp thị Công ty Du lịch Vietravel, Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng phục hồi du lịch nếu thắt chặt các quy định.
Bà Khanh đề xuất nên công nhận kết quả test nhanh hoặc RT-PCR của du khách. Sau khi vào Việt Nam, nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính, khách có thể du lịch bình thường.
"Nếu như vậy, chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp lữ hành có cơ hội đón khách từ tháng 4", bà Khanh cho biết.
Trong khi đó, Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) cũng có đề xuất cởi mở hơn tới Chính phủ. Theo đó, nên bỏ quy định
xét nghiệm trước và sau khi đến Việt Nam. TS. Lương Hoài Nam, thành viên TAB, khuyến nghị nên cho phép du khách nội địa và quốc tế được tham gia các hoạt động du lịch giống nhau. Ông Nam cho rằng, nhiều nơi trên thế giới đã mở cửa nhưng vì thủ tục còn khó khăn nên chưa hấp dẫn du khách.
Đẩy mạnh đàm phán công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam
Cho đến nay, mới chỉ có 15 quốc gia công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam, bao gồm các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Australia, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine, Maldives, New Zealand, Sri Lanka, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Singapore. Điều này khiến cho khách Việt du lịch nước ngoài gặp khó khăn, cũng như gây ảnh hưởng đến lượng khách hàng không vì thiếu khách hai chiều.
Từ đó, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh đề xuất Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế đẩy mạnh công tác đàm phán với các quốc gia, vùng lãnh thổ về việc chấp nhận Chứng nhận tiêm chủng
Covid-19 của Việt Nam.
Tạo sự đồng bộ giữa các địa phương
Năm 2019, có 18 triệu khách quốc tế đến Việt Nam. Trong số đó, khách Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm 50%. Tuy nhiên, 2 nước này hiện chưa cho phép người dân đi du lịch.
Theo ông Châu Á, đây là dịp để Việt Nam đa dạng đối tượng khách, hướng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ. Muốn vậy, cần đầu tư kinh phí nghiên cứu thị trường, từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của du khách sau đại dịch.
Tuy rằng truyền thông trực tiếp tới du khách sẽ mang lại hiệu quả cao, nhưng đây không chỉ là nhiệm vụ của cấp quản lý. Ngoài việc tham gia các hội chợ quốc tế, kết nối các đối tác, doanh nghiệp cần chi phí lớn vào kênh truyền thông thế giới. Những địa phương lớn, trung tâm du lịch nên đẩy mạnh truyền thông theo cách mới.
Lấy ví dụ, Hà Nội cần đẩy mạnh vai trò "trung tâm du lịch miền Bắc", quảng bá cho cả các vùng lân cận như Hạ Long, Ninh Bình... Dù không nắm rõ ranh giới địa lý, du khách nước ngoài sẽ lựa chọn Hà Nội nếu biết từ đây có thể đi xe đến vịnh Hạ Long trong 3 giờ hoặc đến Tràng An trong 2 giờ.
Thêm một vấn đề nữa là chính sách phân loại cấp độ dịch hiện tại đang gây khó khăn cho du khách. Ví dụ, Hà Nội có các vùng cam nên nhà hàng không được bán tại chỗ, điểm tham quan đóng cửa. Các địa phương đổi màu này sẽ gây ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng trong tour du lịch. Do vậy, nhà chức trách nên phân chia cấp độ dịch theo đơn vị hành chính nhỏ nhất có thể, tạo thuận lợi cho du khách.
Một số địa phương hiện còn quy định đón khách khác nhau. TS. Trần Đắc Phu, Nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho rằng đã mở cửa là phải đồng bộ, không để mỗi địa phương một kiểu,
gây bối rối cho du khách.
Bên cạnh đó, là tác giả của thông điệp 5K, ông Phu cho rằng thông điệp này có thể linh hoạt hơn trong thời điểm này. Khẩu trang vẫn phải áp dụng tối đa. Việc khử khuẩn là quan trọng. Trong khi đó, khoảng cách có thể chia thành từng nhóm, đoàn và hạn chế tiếp xúc giữa các đoàn.