Sở hữu loại hạt khô đắt nhất thế giới, Việt Nam có chiến lược gì để phát triển?

© Ảnh : Nguyên Dung - TTXVNChế biến quả macca tại Đăk Nông, Việt Nam
Chế biến quả macca tại Đăk Nông, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Được mệnh danh là “siêu thực phẩm”, hạt macca (Macadamia) là loại cây lâm nghiệp đa mục đích, vừa giúp nông dân Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, góp phần làm giàu và bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia.
Với thành phần dinh dưỡng vô cùng giàu có, cho thu hoạch hạt năng suất cao và có thể trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tạo nguồn sinh thủy, góp phần nâng tỷ lệ che phủ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, Chính phủ Việt Nam vừa phê duyệt Đề án phát triển bền vững macca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phấn đấu mục tiêu xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD năm 2050

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, tính đến năm 2021, Việt Nam có 29 tỉnh trồng mắc ca, với tổng diện tích 18.840 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 8.840 tấn hạt tươi/năm. So với định hướng quy hoạch, diện tích macca đã trồng vượt 8.900 ha, đạt 189,5% so với quy hoạch.
Trong tổng diện tích macca trên, có 11.943,1 ha, tuổi từ 1-4, chiếm 63,4%; diện tích cho thu hoạch 6.896 ha, chiếm 36,6 % diện tích. Mắc ca ở vùng Tây Bắc chủ yếu mới được trồng trong những năm gần đây với diện tích 6.274,6 ha (chiếm 82%), diện tích cho thu hoạch mới đạt 18 %. Đối với vùng Tây Nguyên, diện tích macca đang cho thu hoạch là 5.228,8 ha (chiếm 53%).
Hiện nay, trên thế giới chỉ có một số nước có thể trồng macca như Úc, Nam Phi, Mỹ, Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, có 2 vùng khí hậu đặc biệt phù hợp là Tây Bắc, Tây Nguyên, song theo các chuyên gia cây mắc ca của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.
© Ảnh : Nguyên Dung - TTXVNChế biến quả macca tại Đăk Nông, Việt Nam
Chế biến quả macca tại Đăk Nông, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Chế biến quả macca tại Đăk Nông, Việt Nam
Dựa trên những tiềm năng mà cây macca đem lại cả về kinh tế và môi trường, đề án Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển bền vững macca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu đặt ra trong đề án là phát triển macca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.
Đề án phấn đấu sản lượng macca qua chế biến đạt khoảng 130.000 tấn hạt vào năm 2030, khoảng 500.000 tấn hạt vào năm 2050.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm macca đạt khoảng 400 triệu USD vào năm 2030, khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050, trong đó tỷ lệ sản phẩm macca nguyên vỏ không vượt quá 40%.
Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2022
Hơn 55.000 tấn gạo của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 5% từ Hàn Quốc

Xây dựng vùng trồng tập trung, thương hiệu sản phẩm

Nội dung đặc biệt được quan tâm trong Đề án nêu trên chính là xây dựng vùng trồng macca tập trung và kiến tạo thương hiệu sản phẩm macca “Made in Vietnam”.
Đề án chỉ ra, trong giai đoạn 10 năm tới cần xây dựng 6 cơ sở chế biến sâu với công suất mỗi cơ sở từ 10.000-20.000 tấn hạt tươi/năm; xây dựng 358 cơ sở chế biến mới.
Nhằm tạo chuỗi sản xuất macca khép kín, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất macca thông qua cầu nối hợp tác xã và tổ hợp tác xây dựng vùng trồng macca tập trung, hình thành chuỗi ngành hàng macca từ trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
 Vườn xoài của Hợp tác xã Xoài Cát Hồng Vĩnh Trung (Vị Thủy, Hậu Giang) - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2022
Nắm bắt xu hướng để đưa nông sản Việt Nam tiến vào châu Âu
Đồng thời, các nhà khoa học hỗ trợ các địa phương nghiên cứu vùng trồng macca thích hợp cho từng dòng/giống; chuyển giao khoa học công nghệ từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và chế biến sản phẩm cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu cũng là một trong những khâu quan trọng chỉ sau sản xuất. Đây là sẽ khâu quyết định để sản phẩm macca Việt Nam ghi dấu ấn trên thị trường. Về vấn đề này, các địa phương cần hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm macca, gắn với chỉ dẫn địa lý; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tuyên truyền, giới thiệu để người tiêu dùng trong nước có đủ thông tin về sản phẩm macca.
Quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến chế biến thanh long tại Công ty - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
“Việt Nam ‘thầu’ phần lớn nông sản Campuchia” không phải chỉ là nói đùa
Đối với thị trường xuất khẩu, các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, Hiệp hội macca Việt Nam và doanh nghiệp thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, tháo gỡ rào cản thương mại. Ngoài ra, tập trung thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nhân và hạt macca nguyên vỏ, các sản phẩm macca chế biến sâu vào thị trường các nước
Theo ước tính, tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2021-2030 là 14.793 tỷ đồng. Trong đó, đề xuất ngân sách nhà nước 116,6 tỷ đồng để thực hiện các dự án ưu tiên về nghiên cứu, phát triển giống, hướng dẫn kỹ thuật; vốn xã hội hóa cần 14.676,5 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn của các doanh nghiệp, người dân, vốn vay, tài trợ, vốn hợp pháp khác, thực hiện những hoạt động: trồng và chăm sóc mắc ca, xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến sâu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала