https://kevesko.vn/20220316/trung-quoc-yeu-cau-my-giu-loi-hua-ve-van-de-dai-loan-14247714.html
Trung Quốc yêu cầu Mỹ giữ lời hứa về vấn đề Đài Loan
Trung Quốc yêu cầu Mỹ giữ lời hứa về vấn đề Đài Loan
Sputnik Việt Nam
Tại cuộc gặp ở Rome giữa các phái đoàn của Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai bên đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến mối quan hệ song phương, như các quan... 16.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-16T18:37+0700
2022-03-16T18:37+0700
2022-03-16T18:37+0700
quan điểm-ý kiến
đài loan
trung quốc
ukraina
alaska
chính trị
hoa kỳ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/10/14244499_0:0:2986:1680_1920x0_80_0_0_86dfae734d208f23a3aa2743861ae1d2.jpg
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được công bố sau cuộc họp, Trung Quốc đã tập trung vào vấn đề Đài Loan. Tại sao Bắc Kinh cho rằng, Hoa Kỳ không giữ lời hứa của họ về vấn đề Đài Loan? Câu trả lời trong bài bình luận dành cho Sputnik của Igor Denisov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Matxcơva của Bộ Ngoại giao Nga.Để làm rõ lập trường, quan điểm đàm phán của Bắc Kinh có thể nhắc nhở về những tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến năm ngoái giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Khi đó, Tổng thống Mỹ đã tái khẳng định cam kết của ông tôn trọng chính sách "một Trung Quốc" và phát triển lành mạnh mối quan hệ Mỹ - Trung. Ông đã lưu ý rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đường lối trước đó quy định rằng Mỹ sẽ không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, sẽ không cố gắng thay đổi chế độ của Trung Quốc, sẽ không tìm cách chống lại Trung Quốc bằng cách củng cố các liên minh, sẽ không ủng hộ "nền độc lập" của Đài Loan.Các hành động của Hoa Kỳ trái ngược với những lời hứa của họMặt khác, như phía Trung Quốc đã chỉ ra trong cuộc đàm phán, các hành động của Hoa Kỳ trái ngược với lời hứa của họ. Trong những năm gần đây, các cuộc tiếp xúc giữa các quan chức của Hoa Kỳ và Đài Loan đã tăng cường và đang được thực hiện ở cấp độ khá cao. Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Ngoài ra, đang có những cảnh báo ngày càng gia tăng về việc Bắc Kinh có thể sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan. Hơn nữa, có những nỗ lực nhằm quốc tế hóa vấn đề Đài Loan trên cơ sở quan điểm của Mỹ. Ví dụ, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland kêu gọi cộng đồng quốc tế tác động đến Bắc Kinh giống như cách đã xảy ra với Nga, và gây áp lực tối đa lên Trung Quốc nếu Bắc Kinh làm leo thang căng thẳng và sử dụng các biện pháp quân sự để thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.Ba văn kiện có chữ ký của cả Mỹ và Trung QuốcTại cuộc gặp với cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, ông Dương Khiết Trì nói rằng, vấn đề Đài Loan liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Ông bày tỏ hy vọng rằng, Hoa Kỳ sẽ hành động phù hợp với "ba thông cáo chung" và thực hiện tất cả các cam kết của họ. Ba văn kiện chung do Mỹ và Trung Quốc thông qua đã tạo cơ sở cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã giải thích các tài liệu này theo những cách khác nhau. Theo quan điểm của Bắc Kinh, Mỹ đã công nhận chính sách một Trung Quốc. Theo quan điểm của Washington, Mỹ chấp nhận thực tế rằng, người dân Trung Quốc công nhận sự tồn tại của một Trung Quốc. Đồng thời, trong nhiều năm liền Washington theo đuổi chính sách “bất định chiến lược”. Họ không đưa ra những tuyên bố ủng hộ "nền độc lập" của Đài Loan, cố gắng giảm thiểu các cuộc tiếp xúc giữa các quan chức Mỹ và Đài Loan, và điều quan trọng nhất, không xác nhận và không phủ nhận khả năng cung cấp hỗ trợ quân sự cho Đài Loan và gửi lực lượng quân sự để bảo vệ Đài Loan nếu hòn đảo này gặp phải "sự xâm lược" từ bên ngoài, kể cả từ đất liền.Các quan chức Đài Loan yêu cầu Mỹ gia tăng viện trợ quân sựMặc dù trong bối cảnh các sự kiện ở Ukraina các quan chức Đài Loan bắt đầu yêu cầu Mỹ gia tăng hỗ trợ quân sự và chỉ ra những rủi ro ngày càng tăng của một kịch bản vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan, nhưng, trong tình hình hiện nay, Hoa Kỳ đã bớt lo lắng về vấn đề này. Có lẽ Nhà Trắng cho rằng, một ví dụ về việc các nước phương Tây liên minh để có lập trường cứng rắn trong vấn đề Nga-Ukraina sẽ buộc Trung Quốc phải gác lại kế hoạch thống nhất Đài Loan, hoặc ít nhất trì hoãn trong nhiều năm việc thực hiện kế hoạch này. Nhưng, Trung Quốc hiểu rõ những rủi ro bất ổn chính trị trên hòn đảo do các hành động của Mỹ làm tăng thêm tình cảm ly khai. Đó là lý do tại sao trong cuộc trò chuyện kéo dài 7 tiếng đồng hồ giữa hai bên Mỹ và Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì tập trung vào các vấn đề Đài Loan, Hồng Kông và Tân Cương. Ông nhắc lại nguyên tắc " lãnh thổ của Trung Quốc là điều không thể chia cắt", đây là cơ sở cho bất kỳ mối quan hệ ngoại giao nào với Mỹ và chỉ ra rằng không bên nào có quyền can thiệp vào các vấn đề thuộc lợi ích cơ bản của Trung Quốc. Ông Dương Khiết Trì nhấn mạnh rằng, việc tìm ra điểm chung trong khi duy trì sự khác biệt và xây dựng hợp tác trong khi giải quyết những khác biệt là con đường đúng đắn của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được chứng minh bằng kinh nghiệm hơn 50 năm kể từ khi hai nước ký kết Thông cáo chung Thượng Hải.Cuộc gặp gần đây giữa ông Sullivan và ông Dương Khiết Trì là cuộc đối thoại đầu tiên trong năm nay. Năm ngoái họ đã gặp nhau hai lần - ở Alaska và ở Thụy Sĩ. Cuộc gặp năm ngoái đã trở thành phần mở đầu cho cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước. Kết quả của cuộc họp đó cho thấy rằng, cả hai nước đều không muốn quan hệ xấu đi một cách mất kiểm soát, nhưng giữa hai nước có quá nhiều bất đồng. Không ai mong đợi những đột phá từ cuộc gặp Sullivan - Dương Khiết Trì. Thật vậy, cuộc gặp này không làm êm dịu các mâu thuẫn, nhưng nó có thể giúp làm rõ lập trường của hai bên và quan điểm của họ về các vấn đề cấp bách nhất.Ví dụ, đối với Hoa Kỳ vấn đề quan trọng nhất là Bắc Kinh có thể làm trung gian hòa giải trong cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Nhưng, đối với Trung Quốc vấn đề quan trọng nhất là sự tồn tại của những khác biệt lâu đời trong quan hệ với phương Tây. Bắc Kinh không tìm cách tham gia vào các đường lối chính sách đối ngoại mới không liên quan đến lợi ích chiến lược của họ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng là không để các vấn đề nhạy cảm liên quan đến các lợi ích chính của họ trở nên trầm trọng hơn, kể cả vấn đề Đài Loan. Trước thềm một sự kiện chính trị quan trọng sắp diễn ra trong năm nay - Đại hội 20 của đảng Cộng sản Trung Quốc - điều quan trọng hơn nhiều đối với Trung Quốc là duy trì hiện trạng hơn là tham gia bất kỳ sáng kiến chính sách đối ngoại nào với quá nhiều tác nhân, mà trong đó Bắc Kinh không thể sử dụng sức mạnh của đòn bẩy.
https://kevesko.vn/20220316/my-khong-dat-duoc-bat-cu-dieu-gi-tu-trung-quoc-voi-cac-lenh-trung-phat-14243953.html
https://kevesko.vn/20220316/chuyen-gia-hoa-ky-thuc-su-hoang-so-sullivan-dang-tim-cach-hoi-dam-voi-patrushev-14222171.html
https://kevesko.vn/20220315/nato-thai-binh-duong-trung-quoc-cam-thay-moi-de-doa-nao-tu-viec-my-mo-rong-lien-minh-quan-su-14215703.html
đài loan
trung quốc
ukraina
alaska
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/10/14244499_331:0:2986:1991_1920x0_80_0_0_e1b00b9a9b30efdf5e72716776e25182.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
quan điểm-ý kiến, đài loan, trung quốc, ukraina, alaska, chính trị, hoa kỳ
quan điểm-ý kiến, đài loan, trung quốc, ukraina, alaska, chính trị, hoa kỳ
Trung Quốc yêu cầu Mỹ giữ lời hứa về vấn đề Đài Loan
Tại cuộc gặp ở Rome giữa các phái đoàn của Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai bên đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến mối quan hệ song phương, như các quan chức Hoa Kỳ cho biết sau cuộc hội đàm giữa Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương CPC Dương Khiết Trì và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được công bố sau cuộc họp, Trung Quốc
đã tập trung vào vấn đề Đài Loan. Tại sao Bắc Kinh cho rằng, Hoa Kỳ không giữ lời hứa của họ về vấn đề Đài Loan? Câu trả lời trong bài bình luận dành cho Sputnik của Igor Denisov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Matxcơva của Bộ Ngoại giao Nga.
Để làm rõ lập trường, quan điểm đàm phán của Bắc Kinh có thể nhắc nhở về những tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến năm ngoái giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Khi đó, Tổng thống Mỹ đã tái khẳng định cam kết của ông tôn trọng chính sách "một Trung Quốc" và
phát triển lành mạnh mối quan hệ Mỹ - Trung. Ông đã lưu ý rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đường lối trước đó quy định rằng Mỹ sẽ không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, sẽ không cố gắng thay đổi chế độ của Trung Quốc, sẽ không tìm cách chống lại Trung Quốc bằng cách củng cố các liên minh, sẽ không ủng hộ "nền độc lập" của Đài Loan.
Các hành động của Hoa Kỳ trái ngược với những lời hứa của họ
Mặt khác, như phía Trung Quốc đã chỉ ra trong cuộc đàm phán, các hành động của Hoa Kỳ trái ngược với lời hứa của họ. Trong những năm gần đây, các cuộc tiếp xúc giữa các quan chức của Hoa Kỳ và Đài Loan đã tăng cường và đang được thực hiện ở cấp độ khá cao. Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Ngoài ra, đang có những cảnh báo ngày càng gia tăng về việc Bắc Kinh có thể
sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan. Hơn nữa, có những nỗ lực nhằm quốc tế hóa vấn đề Đài Loan trên cơ sở quan điểm của Mỹ. Ví dụ, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland kêu gọi cộng đồng quốc tế tác động đến Bắc Kinh giống như cách đã xảy ra với Nga, và gây áp lực tối đa lên Trung Quốc nếu Bắc Kinh làm leo thang căng thẳng và sử dụng các biện pháp quân sự để thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.
Ba văn kiện có chữ ký của cả Mỹ và Trung Quốc
Tại cuộc gặp với cố vấn an ninh quốc gia Mỹ
Jake Sullivan, ông Dương Khiết Trì nói rằng, vấn đề Đài Loan liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Ông bày tỏ hy vọng rằng, Hoa Kỳ sẽ hành động phù hợp với "ba thông cáo chung" và thực hiện tất cả các cam kết của họ. Ba văn kiện chung do Mỹ và Trung Quốc thông qua đã tạo cơ sở cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã giải thích các tài liệu này theo những cách khác nhau. Theo quan điểm của Bắc Kinh, Mỹ đã công nhận chính sách một Trung Quốc. Theo quan điểm của Washington, Mỹ chấp nhận thực tế rằng, người dân Trung Quốc công nhận sự tồn tại của một Trung Quốc. Đồng thời, trong nhiều năm liền Washington theo đuổi chính sách “bất định chiến lược”. Họ không đưa ra những tuyên bố ủng hộ "nền độc lập" của Đài Loan, cố gắng giảm thiểu các cuộc tiếp xúc giữa các quan chức Mỹ và Đài Loan, và điều quan trọng nhất, không xác nhận và không phủ nhận khả năng cung cấp hỗ trợ quân sự cho Đài Loan và gửi lực lượng quân sự để bảo vệ Đài Loan nếu hòn đảo này gặp phải "sự xâm lược" từ bên ngoài, kể cả từ đất liền.
Các quan chức Đài Loan yêu cầu Mỹ gia tăng viện trợ quân sự
Mặc dù trong bối cảnh các sự kiện ở Ukraina các quan chức Đài Loan bắt đầu yêu cầu Mỹ gia tăng hỗ trợ quân sự và chỉ ra những rủi ro ngày càng tăng của một kịch bản vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan, nhưng, trong tình hình hiện nay, Hoa Kỳ đã bớt lo lắng về vấn đề này. Có lẽ Nhà Trắng cho rằng, một ví dụ về việc các nước phương Tây liên minh để có lập trường cứng rắn
trong vấn đề Nga-Ukraina sẽ buộc Trung Quốc phải gác lại kế hoạch thống nhất Đài Loan, hoặc ít nhất trì hoãn trong nhiều năm việc thực hiện kế hoạch này. Nhưng, Trung Quốc hiểu rõ những rủi ro bất ổn chính trị trên hòn đảo do các hành động của Mỹ làm tăng thêm tình cảm ly khai. Đó là lý do tại sao trong cuộc trò chuyện kéo dài 7 tiếng đồng hồ giữa hai bên Mỹ và Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì tập trung vào các vấn đề Đài Loan, Hồng Kông và Tân Cương. Ông nhắc lại nguyên tắc " lãnh thổ của Trung Quốc là điều không thể chia cắt", đây là cơ sở cho bất kỳ mối quan hệ ngoại giao nào với Mỹ và chỉ ra rằng không bên nào có quyền can thiệp vào các vấn đề thuộc lợi ích cơ bản của Trung Quốc. Ông Dương Khiết Trì nhấn mạnh rằng, việc tìm ra điểm chung trong khi duy trì sự khác biệt và xây dựng hợp tác trong khi giải quyết những khác biệt là con đường đúng đắn của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được chứng minh bằng kinh nghiệm hơn 50 năm kể từ khi hai nước ký kết Thông cáo chung Thượng Hải.
Cuộc gặp gần đây giữa ông Sullivan và ông Dương Khiết Trì là cuộc đối thoại đầu tiên trong năm nay. Năm ngoái họ đã gặp nhau hai lần - ở Alaska và ở Thụy Sĩ. Cuộc gặp năm ngoái đã trở thành phần mở đầu cho cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước. Kết quả của cuộc họp đó cho thấy rằng, cả hai nước đều không muốn quan hệ xấu đi một cách mất kiểm soát, nhưng giữa hai nước có quá nhiều bất đồng. Không ai mong đợi những đột phá từ cuộc gặp Sullivan - Dương Khiết Trì. Thật vậy, cuộc gặp này không làm êm dịu các mâu thuẫn, nhưng nó có thể giúp làm rõ lập trường của hai bên và quan điểm của họ về các vấn đề cấp bách nhất.
Ví dụ, đối với Hoa Kỳ vấn đề quan trọng nhất là Bắc Kinh có thể làm trung gian hòa giải
trong cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Nhưng, đối với Trung Quốc vấn đề quan trọng nhất là sự tồn tại của những khác biệt lâu đời trong quan hệ với phương Tây. Bắc Kinh không tìm cách tham gia vào các đường lối chính sách đối ngoại mới không liên quan đến lợi ích chiến lược của họ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng là không để các vấn đề nhạy cảm liên quan đến các lợi ích chính của họ trở nên trầm trọng hơn, kể cả vấn đề Đài Loan. Trước thềm một sự kiện chính trị quan trọng sắp diễn ra trong năm nay - Đại hội 20 của đảng Cộng sản Trung Quốc - điều quan trọng hơn nhiều đối với Trung Quốc là duy trì hiện trạng hơn là tham gia bất kỳ sáng kiến chính sách đối ngoại nào với quá nhiều tác nhân, mà trong đó Bắc Kinh không thể sử dụng sức mạnh của đòn bẩy.