- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Đàm phán Nga-Ukraina: Có thể thỏa thuận được điều chi?

© BelTA / Chuyển đến kho ảnhCuộc đàm phán giữa Nga và Ukraina ở Belarus
Cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraina ở Belarus - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2022
Đăng ký
Những gì đã diễn ra trong khuôn khổ 4 vòng đàm phán cho thấy, hai bên rất khó có thể đạt được thỏa thuận. Vậy hai bên đàm phán để làm gì?

4 vòng đàm phán cho thấy, hai bên rất khó có thể đạt được thỏa thuận

Ngày 14/3 vừa qua, vòng đàm phán thứ 4 giữa phái đoàn Nga và Ukraina đã diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Cùng ngày, cố vấn của Tổng thống Ukraina Mikhail Podolyak nói rằng, cuộc đàm phán đã tạm dừng kỹ thuật cho đến ngày 15/3 để thực hiện một số công việc bổ sung và làm rõ một số định nghĩa. Sau đó đàm phán được tiếp tục.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky gọi cuộc đàm phán là phức tạp. Trong thông điệp video của mình gửi người dân, ông ta đã kêu gọi người dân Ukraina "giữ vững tinh thần" để đi đến hòa bình với các đảm bảo an ninh cho đất nước.
Ông Nguyễn Chí Vịnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ông Nguyễn Chí Vịnh không thể nói khác?
Có điều, quan điểm của Ucraina tại vòng đàm phán thứ tư vẫn không thay đổi. Theo trợ lý Tổng thống Ukraina Podolyak, Kiev tiếp tục yêu cầu ngừng bắn và Nga phải rút toàn bộ quân đội khỏi lãnh thổ Ukraina. “Chỉ sau đó, chúng tôi mới có thể nói về bất kỳ mối quan hệ láng giềng nào và các thỏa thuận chính trị,”- ông Podolyak nói. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga ông Peskov cho rằng, không loại trừ khả năng một cuộc gặp giữa Vladimir Putin và Volodymyr Zelensky, nhưng cần phải hiểu những gì sẽ được mang tới cuộc gặp đó.
© BelTA / Chuyển đến kho ảnhĐàm phán giữa Nga và Ukraina tại Belarus
Đàm phán giữa Nga và Ukraina tại Belarus - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2022
Đàm phán giữa Nga và Ukraina tại Belarus
Trước vòng đàm phán thứ 4, ngày 13/3, trong cuộc trả lời phỏng vấn cho RT Arabic, một trong những đại diện của phái đoàn Nga đã nói về "những tiến bộ đáng kể" trong lập trường của hai bên. Trước đó, vào ngày 11/3, Tổng thống Vladimir Putin cũng đã thông báo về tiến triển trong cuộc đàm phán, nhưng không cho biết chi tiết.
Hôm 17/3, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phát biểu rằng, ngừng bắn ở Ukraina có thể ngay sau khi tiền ký kết ở cấp Bộ Ngoại giao thỏa thuận được soạn thảo trong quá trình đàm phán đang diễn ra giữa Kiev và Moskva.
"Ngay sau khi tiền ký kết hiệp ước mà đang được xây dựng trên cơ sở các cuộc đàm phán đang diễn ra ở Belarus. Ngay sau khi ngoại trưởng hai nước tiền ký kết hiệp ước này, một lệnh ngừng bắn có thể diễn ra. Nhưng tôi tin chắc rằng, Nga sẽ không ngừng bắn hay dừng Chiến dịch cho đến khi hiệp ước được tiền ký kết ”, - Tổng thống Lukashenko nói trong cuộc trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Nhật Bản TBS.
Nga đã bắt đầu một chiến dịch quân sự ở Ukraina vào ngày 24/2/2022. Tổng thống Vladimir Putin gọi mục tiêu của Chiến dịch này là "bảo vệ những người dân đã bị chế độ Kiev ức hiếp và diệt chủng trong suốt 8 năm". Để thực hiện điều đó, Nga lên kế hoạch thực hiện "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina ", để đưa ra công lý tất cả tội phạm chiến tranh và bắt chúng phải chịu trách nhiệm trước "tội ác đẫm máu chống lại dân thường" ở Donbass. Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Lực lượng vũ trang Nga chỉ tấn công vào các cơ sở hạ tầng quân sự và quân đội Ukraina. Tổng thống Nga tuyên bố nhiều lần rằng, Nga không có kế hoạch chiếm đóng Ukraina.
Vòng đàm phán Nga-Ukraina thứ nhất diễn ra ngày 28/2 tại tỉnh Gomel, cộng hòa Belarus. Cuộc đàm phán diễn ra với nhiều vòng. Chủ đề chính là thảo luận về các vấn đề liên quan tới ngừng bắn trên lãnh thổ Ukraina và chiến sự. Các bên đã xác định một số chủ đề ưu tiên đòi hỏi các quyết định nhất định cần được đưa ra. Kết quả quan trọng nhất của vòng đàm phán thứ nhất là hai bên đã đồng ý tiếp tục quá trình đàm phán. Vòng đàm phán Nga-Ukraina thứ hai diễn ra tại Belovezhskaya Pushcha, Belarus vào ngày 3/3. Phía Nga đã chuẩn bị một số đề nghị về giải quyết tình hình. Phía Ukraina khăng khăng đòi ngừng bắn ngay lập tức. Vòng đàm phán này đã đề cập tới việc mở các hành lang nhân đạo.Nhưng kế hoạch mở hành lang nhân đạo đã bị phía Kiev cản trở.
Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nghề quen thuộc của Nhà Trắng
Ngày 7/3, vòng đàm phán thứ ba giữa các phái đoàn của Nga và Ukraina đã kết thúc tại Belovezhskaya Pushcha. Nó đã kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ. Hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc tổ chức các hành lang nhân đạo. Ngày hôm sau, một số hành lang nhân đạo đã được mở.
Kết quả của vòng đàm phán này đã không làm Nga hài lòng. Trưởng phái đoàn Nga, ông Vladimir Medinsky nói rằng, những kỳ vọng từ các cuộc đàm phán đã không trở thành hiện thực. Các đại diện của Nga đã đưa “các thỏa thuận, dự án và đề xuất cụ thể” để ký, nhưng thay vì ký nháy ngay tại chỗ, “phía Ukraina đã mang tất cả các tài liệu này về nhà để nghiên cứu”.
Những gì đã diễn ra trong khuôn khổ 4 vòng đàm phán cho thấy, hai bên rất khó có thể đạt được thỏa thuận. Vậy hai bên đàm phán để làm gì?

Đàm phán là một yếu tố của cuộc chiến

Trong 2 ngày gần đây đã có nhiều câu hỏi được đặt ra, chẳng lẽ Nga không hiểu bản chất thực của chính quyền Kiev hay sao? Tại sao phải đàm phán với một chính quyền hành động như phát xít? Có thể thỏa thuận với một chính quyền như vậy về điều gì?
“Có một điều chúng ta cần nhận thấy và hiểu rằng, đàm phán là một yếu tố của cuộc chiến này. Vì sao Moskva cần đàm phán? Nga đàm phán là để tổ chức các hành lang nhân đạo, để có thể đưa người dân thường ra khỏi vùng chiến sự càng nhiều càng tốt. Không quan trọng, đưa họ về phía nào, về phía Tây hay về phía Đông. Chỉ tính riêng một yếu tố như thế này: Ví dụ, việc đảm bảo hỗ trợ nhân đạo, đảm bảo an ninh cho một thành phố chừng 300 ngàn dân sau khi được giải phóng sẽ bớt gánh nặng đi rất nhiều thời gian đầu, nếu số lượng người dân ít hơn. Họ sẽ quay trở lại nhà mình, nhưng sau này, khi hoàn toàn có hòa bình, khi đã ổn định phần nào và cuộc sống trở lại bình thường”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.
“Tôi cho rằng, Moskva không hề kỳ vọng gì về sự đồng ý của Kiev. Moskva hiểu quá rõ bản chất của chính quyền đó. Bao năm rồi, thậm chí họ đã ký những thỏa thuận Minsk đấy mà họ có thực hiện đâu. Nhưng Moskva vẫn tiến hành đàm phán để thể hiện thiện chí muốn giải pháp hòa bình và muốn cho cả thế giới thấy rằng Nga đã cố gắng đạt thỏa thuận bằng biện pháp ngoại giao”, - Nhà báo Thiên Hoàng Minh bình luận với Sputnik.
Lực lượng vũ trang Ukraina trên chiến tuyến ở ngoại ô thành phố Novoluganske tỉnh Donetsk - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Không phải khi nào bên nổ súng trước là bên gây chiến
Vậy phía Kiev đàm phán để làm gì? Trong thời gian qua, theo dõi những phát biểu của lãnh đạo Ukraina, có thể thấy rõ rằng, Kiev đàm phán để có thời gian tổng động viên toàn dân để tiếp tục chiến tranh.
“Chính quyền Kiev hiểu là sẽ tới ngày tận số và nhiệm vụ của họ không phải là hạn chế đổ máu mà là gây thêm đổ máu và tang thương (họ kêu gọi viện trợ vũ khí càng nhiều càng tốt, phân phát vũ khí tự do cho cả những phần tử tội phạm…), phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự (điều này đang diễn ra). Họ không phục vụ cho lợi ích của nước họ, của dân họ mà theo sự điều khiển của phương Tây và Mỹ - những ông chủ của họ đang chống Nga bằng mọi cách”, - Nhà báo Thiên Hoàng Minh nói với Sputnik.
Song song với tiến trình đàm phán, Tổng thống Zelensky luôn miệng kêu gọi phương Tây và Mỹ cung cấp vũ khí, yêu cầu NATO đóng cửa bầu trời, yêu cầu Mỹ và Liên minh châu Âu tiếp tục cấm vận Nga.

“Tại đàm phán, phía Ukraina muốn thảo luận những gì? Họ cứ nói về cơ chế trung lập của Ukraina, lúc thì về model trung lập như Thụy Sỹ, lúc thì model như Áo. Rồi về quân đội tương lai của Ukraina sẽ như thế nào. Phía Nga trả lời: Tất nhiên, chúng ta sẽ bàn về vấn đề này, nhưng chỉ với điều kiện: Công nhận Crimea, công nhận 2 nước cộng hòa Lugansk và Donetsk, phi phát xít hóa và status chính thức của tiếng Nga như một ngôn ngữ quốc gia. Nhưng những điều kiện Nga đưa ra Kiev không hề muốn thảo luận”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.

Chính quyền Kiev không hề nói thẳng với người dân Ukraina rằng, nếu những điều kiện của Nga đưa ra không được chấp nhận thì sẽ không có chuyện trung lập như model Thụy Sỹ hay Áo. Báo chí của Ukraina cũng im re. Trong khi đó vấn đề trên luôn được đề cập tại cả 4 vòng đàm phán.

“Mấy ngày hôm nay báo chí bàn luận nhiều về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraina. Sẽ chẳng có thỏa thuận nào cả nếu như những điều kiện của Nga đưa ra không được phía Ukraina chấp thuận. Và như vậy, Nga sẽ thực hiện Chiến dịch quân sự đặc biệt đến khi đạt được những mục tiêu đặt ra, đến khi Kiev phải ký kết đầu hàng”, - Nhà báo Thiên Hoàng Minh bình luận với Sputnik.

Mâu thuẫn chồng chất mâu thuẫn:

Theo nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng, cuộc chiến hiện nay ở Ukraina phản ánh ít nhất tới bốn mâu thuẫn cơ bản:
Một là mâu thuẫn giữa những người dân Ukraina lương thiện với các thế lực phát xít mới mang danh Pravyi Sector được chính quyền Ukraina biên chế trong các lực lượng vũ trang Ukraina cũng như nắm quyền điều hành ở nhiều địa phương.
Hai là mâu thuẫn giữa Nga với chính quyền Kiev khi chính quyền này đang quốc xã hóa đất nước, thực hiện tội ác diệt chủng đối với người Nga ở miền Đông Ukraina và tự biến mình thành mối đe dọa an ninh chiến lược đối với Nga.
Xe tăng Nga  gần biên giới với Ukrainа ở Armyansk - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Mọi sự so sánh Ukraina với Việt Nam đều sai
Ba là mâu thuẫn giữa Nga với các quốc gia Châu Âu trong khối NATO, đặc biệt là Anh quốc khi họ muốn “níu kéo” Nga trở thành “cường quốc hạng hai” của thế giới như Anh, Pháp, Đức. Mâu thuẫn này còn kèm theo việc khai thác các lợi ích kinh tế lớn ở Ukraina như lúa mỳ, quặng sắt, than đá, niken, nhôm, lithium .v.v… ở miền Đông Ukraina.
Bốn là mâu thuẫn địa chiến lược toàn cầu giữa Mỹ và Nga trên các địa bàn trọng điểm gồm Châu Âu, Trung Đông cũng như mâu thuẫn tay ba Mỹ - Trung - Nga trên các địa bàn chiến lược Tây Thái Bình Dương và Châu Mỹ Latinh. Trong đó, Ukraina được Mỹ coi là “quyết chiến điểm” để giải quyết với Nga các mâu thuẫn Mỹ - Nga ở Châu Âu.

“Tại các cuộc đàm phán để đi đến một thỏa thuận thì trong gói lập trường 8 điểm của Nga hồi tháng 12/2021 có ba điểm bất di bất dịch đối với Nga. Một là Ukraina cam kết không xin gia nhập NATO. Hai là Ukraina phải hạn chế vũ trang và không bao giờ được vi phạm các thỏa thuận về vũ khí hạt nhân. Ba là phải cùng với Nga tróc nã tận gốc, tiêu diệt các thế lực phát xít mới đang ngóc đầu dậy ở Ukraina.

Đó chính là những điểm mấu chốt trong đàm phán song phương Nga – Ukraina. Điều dĩ nhiên là Ukraina khó có thể bác bỏ được điểm thứ ba về việc triệt tiêu các tổ chức phát xít mới. Trong hai vấn đề còn lại, Kiev đã ngỏ ý chấp nhận việc trung lập hóa Ukraina những vẫn còn có thể mặc cả về vấn đề hạn chế vũ trang. Trong vấn đề này, Nga đã có “tiền lệ pháp” là vấn đề trung lập của Áo (vốn là “quê hương” của Hitler) với một quân đội hạn chế, không tham gia liên minh quân sự, đã phi phát xít hóa triệt để để đổi lấy sự bảo đảm an ninh của tất cả các bên. Trên thực tế, Áo trở thành “Thụy Sĩ thứ hai” ở Châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Như vậy, một thỏa thuận song phương cơ bản giữa Nga và Ukraina ít nhất phải bảo đảm giải quyết hai mâu thuẫn đầu tiên”, - Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.

Chính quyền ở Kiev sẽ như thế nào?

Cuối cùng là câu hỏi mà cả thế giới đang rất quan tâm. Đó là số phận của chính quyền Kiev và của cá nhân Tổng thống Volodymyr Zelensky. Về nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc thì chính quyền Ukraina và tổng thống nước này sẽ do công dân Ukraina quyết định. Nhưng trong nhiều năm qua, Mỹ và phương Tây đã can thiệp thô bạo vào nội bộ chính trị của Ukraina.

“Để có được một chính quyền mới hoàn toàn trung lập ở Ukraina, sẽ rất cần đến một Ủy ban kiểm soát quốc tế do Liên Hợp quốc bảo trợ theo mô hình UNTAC ở Campuchia những năm 1989-1992 để bảo đảm dân chủ, tự do, bình đẳng, phổ thông đầu phiếu cho các cuộc bầu cử ở Ukraina. Bên cạnh đó, quy chế tự trị của các nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk cũng cần được bảo đảm bằng pháp lý. Và cuối cùng là việc xác nhận biên giới mới của Ukraina không có Crimea”, - Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nêu quan điểm của mình với Sputnik.

Để đàm phán dẫn tới kết quả, mà trước mắt là chấm dứt chiến sự là Ukraina phải cam kết thực hiện những điều như sau: Đồng ý trung lập hóa Ukraina và chấm dứt các chính sách chống Nga; hạn chế vũ trang và tuân thủ các hiệp ước quốc tế về hạn chế vũ trang. Ba là triệt tiêu các tổ chức các phần tử phát xít mới dưới mọi hình thức. Và bốn là công nhận Crimea thuộc Nga và công nhận sự tự trị của Lugansk và Donetsk.
Người lính Nga trên xe tăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nga đành phải "ra đòn trước" chống lại một bản sao của Khmer Đỏ

“Điểm thứ tư là điểm mà Kiev khó chấp nhận nhất. Thế nên mọi kết quả thỏa thuận trong đàm phán đều phụ thuộc vào điểm này. Tuy nhiên, Nga và Ukraina cũng có thể tạm gác lại điểm thứ tư để có thể chấm dứt chiến sự và tiếp tục dàm phán”, - Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh.

“Tôi cho rằng Nga sẽ đi tới cùng, bởi vì nếu không, an ninh và sự tồn tại của nước Nga sẽ bị đe dọa. Nga sẽ thực hiện Chiến dịch quân sự đặc biệt tới cùng và Kiev phải đầu hàng vô điều kiện, nếu như Kiev không chấp nhận các yêu cầu của Nga đưa ra. Như Tổng thống Putin đã nói, những yêu cầu từ phía Nga sẽ càng ngày càng nhiều hơn. Như tôi đã nêu đánh giá của mình, Moskva thừa hiểu rằng không thể đạt được thỏa thuận gì với một chính quyền như chính quyền Kiev, một chính quyền với đa số phần tử mang tư tưởng quốc xã, một chính quyền hai lưỡi, hai mặt, buổi sáng thì tuyên bố nguội lạnh với ý tưởng gia nhập NATO, thể hiện mong muốn đàm phán để chấm dứt đổ máu, buổi chiều thì kêu gọi NATO tăng viện trợ quân sự và đóng cửa bầu trời, kêu gọi các nước tăng cường cấm vận Nga, cản trở việc tổ chức các hành lang nhân đạo, quân đội Ukraina thì bắt hàng triệu người dân của mình làm con tin, làm lá chắn sống…Nga đàm phán với Ukraina để có thời gian thực hiện mục tiêu chính là di tản được càng nhiều dân thường càng tốt ra khỏi vùng chiến sự”, - Nhà báo Thiên Hoàng Minh nói với Sputnik.

Hôm thứ sáu 18/3, trưởng phái đoàn đàm phán Nga, trợ lý Tổng thống Nga Vladimir Medinsky đã tuyên bố, lập trường của Nga về Donbass là rõ ràng và Moskva sẽ không nhượng bộ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала