https://kevesko.vn/20220324/chuyen-gia-sau-hai-nam-nua-trieu-tien-co-the-xuyen-thung-hang-phong-thu-ten-lua-cua-my-14374867.html
Chuyên gia: Sau hai năm nữa Triều Tiên có thể xuyên thủng hàng phòng thủ tên lửa của Mỹ
Chuyên gia: Sau hai năm nữa Triều Tiên có thể xuyên thủng hàng phòng thủ tên lửa của Mỹ
Sputnik Việt Nam
MATXCƠVA (Sputnik) - Việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nói lên tốc độ phát triển cao của ngành công nghiệp quốc phòng Triều Tiên, điều này... 24.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-24T16:33+0700
2022-03-24T16:33+0700
2022-03-24T16:33+0700
quan điểm-ý kiến
chuyên gia
bắc triều tiên
phóng tên lửa đạn đạo
hoa kỳ
quân sự
https://cdn.img.kevesko.vn/img/243/21/2432157_0:75:3040:1785_1920x0_80_0_0_a7ef1d214fc067e694a8d64620178545.jpg
Khả năng răn đe hạt nhân đối với Hoa KỳTrước đó, Yonhap đưa tin CHDCND Triều Tiên đã bắn một quả đạn về phía Biển Nhật Bản, có thể là một quả tên lửa đạn đạo tầm xa. Theo hãng thông tấn, ở đây có thể đề cập tới tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).Chuyên gia này cho rằng Triều Tiên cố tình phóng tên lửa thẳng đứng để không "chọc ghẹo" các nước láng giềng. Ông Sivkov nhấn mạnh, chương trình tên lửa của CHDCND Triều Tiên không nhằm gây hấn với Nhật Bản và Hàn Quốc, mục tiêu của nó là răn đe chiến lược đối với Mỹ.Các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên trong năm 2022Đây là vụ phóng tên lửa thứ 12 của Triều Tiên trong năm nay. Vào ngày 27 tháng 2 và ngày 5 tháng 3, CHDCND Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo từ khu vực sân bay Sunan, như tuyên bố sau này, là một phần của quá trình phát triển vệ tinh do thám. Seoul và Washington sau đó cáo buộc Bình Nhưỡng dưới chiêu bài phát triển các hệ thống vệ tinh đã thử nghiệm ICBM Hwaseong-17 mới, được ra mắt trong cuộc duyệt binh vào tháng 10 năm 2020.Ngoài ra, theo các nguồn tin giữa quân đội Hàn Quốc và Nhật Bản, ngày 16 tháng 3, Triều Tiên đã thực hiện một vụ phóng nữa, khả năng là tên lửa đạn đạo, từ khu vực sân bay Sunan ở Bình Nhưỡng.
https://kevesko.vn/20220324/trieu-tien-ban-mot-qua-dan-ten-lua-khong-xac-dinh-ve-phia-bien-nhat-ban-14368940.html
bắc triều tiên
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/243/21/2432157_547:0:3040:1870_1920x0_80_0_0_4fd47590261ec76d6ba797797c877f85.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
quan điểm-ý kiến, chuyên gia, bắc triều tiên, phóng tên lửa đạn đạo, hoa kỳ, quân sự
quan điểm-ý kiến, chuyên gia, bắc triều tiên, phóng tên lửa đạn đạo, hoa kỳ, quân sự
Chuyên gia: Sau hai năm nữa Triều Tiên có thể xuyên thủng hàng phòng thủ tên lửa của Mỹ
MATXCƠVA (Sputnik) - Việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nói lên tốc độ phát triển cao của ngành công nghiệp quốc phòng Triều Tiên, điều này cho phép Bình Nhưỡng có được vũ khí có khả năng vượt qua phòng thủ tên lửa của Mỹ trong hai năm tới, Tiến sĩ Khoa học Quân sự Nga Konstantin Sivkov cho biết hôm thứ Năm.
Khả năng răn đe hạt nhân đối với Hoa Kỳ
Trước đó, Yonhap đưa tin CHDCND Triều Tiên đã bắn một quả đạn về phía Biển Nhật Bản, có thể là một quả tên lửa đạn đạo tầm xa. Theo hãng thông tấn, ở đây có thể đề cập tới tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
"Vụ phóng này chứng tỏ về mặt quân sự CHDCND Triều Tiên là một quốc gia công nghệ cao có khả năng độc lập chế tạo ICBM. Hiện Bình Nhưỡng đang nghiên cứu chế tạo tên lửa có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Tôi tin chắc rằng hai năm nữa họ sẽ tạo ra khả năng răn đe hạt nhân đối với Hoa Kỳ", - ông Sivkov nói.
Chuyên gia này cho rằng Triều Tiên cố tình phóng tên lửa thẳng đứng để không "chọc ghẹo" các nước láng giềng. Ông Sivkov nhấn mạnh, chương trình tên lửa của CHDCND Triều Tiên không nhằm gây hấn với Nhật Bản và Hàn Quốc, mục tiêu của nó là răn đe chiến lược đối với Mỹ.
Các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên trong năm 2022
Đây là vụ phóng tên lửa thứ 12 của Triều Tiên trong năm nay. Vào ngày 27 tháng 2 và ngày 5 tháng 3, CHDCND Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo từ khu vực sân bay Sunan, như tuyên bố sau này, là một phần của quá trình phát triển vệ tinh do thám. Seoul và Washington sau đó cáo buộc Bình Nhưỡng dưới chiêu bài phát triển các hệ thống vệ tinh đã thử nghiệm ICBM Hwaseong-17 mới, được ra mắt trong cuộc duyệt binh vào tháng 10 năm 2020.
Ngoài ra, theo các nguồn tin giữa quân đội Hàn Quốc và Nhật Bản, ngày 16 tháng 3,
Triều Tiên đã thực hiện một vụ phóng nữa, khả năng là tên lửa đạn đạo, từ khu vực sân bay Sunan ở Bình Nhưỡng.