https://kevesko.vn/20220325/vi-sao-dai-gia-thai-lan-tang-thau-tom-cac-doanh-nghiep-hang-dau-viet-nam-14391669.html
Vì sao đại gia Thái Lan tăng thâu tóm các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam?
Vì sao đại gia Thái Lan tăng thâu tóm các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam?
Sputnik Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt Nam thường nằm trong tầm ngắm thâu tóm của những “ông lớn” tỷ đô Thái Lan, số thương vụ M&A ngày càng tăng mỗi năm. 25.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-25T16:42+0700
2022-03-25T16:42+0700
2022-03-25T16:43+0700
việt nam
kinh tế
kinh doanh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/19/14392974_0:221:2730:1757_1920x0_80_0_0_22e233358fc1e90151fa6201a730826e.jpg
Giới phân tích chỉ rõ, nằm chung ở khối ASEAN, Việt Nam và Thái Lan sở hữu nhiều điểm tương đồng. Các thương vụ M&A cũng là cách mà người Thái thực hiện chiến lược “bành trướng” phát triển bên ngoài thị trường nội địa.Đại gia Thái Lan thâu tóm Nhựa Ngọc NghĩaVừa qua, thông tin về việc Nhựa Ngọc Nghĩa lâu đời của Việt Nam sắp về tay người Thái được công bố rộng rãi hồi trung tuần tháng ba.Theo đó, VinaCapital và toàn bộ lãnh đạo của Nhựa Ngọc Nghĩa đăng ký bán hết cổ phiếu, cùng thời điểm chi nhánh Hà Lan của Indorama Ventures đăng ký mua 100% cổ phần.Indorama Netherlands hoạt động trong lĩnh vực tài chính và sản xuất nhựa nhân tạo. Dù vậy, doanh nghiệp này thực tế là chi nhánh của Indorama Ventures, tập đoàn đa ngành của Thái Lan. Sau khi giao dịch hoàn tất, Nhựa Ngọc Nghĩa sẽ chính thức đổi chủ, về tay doanh nghiệp Thái Lan.Indorama Ventures (tên lúc trước Indorama Holdings), vốn là nhà sản xuất len sợi lông cừu đầu tiên của Thái Lan, và trở thành nhà sản xuất các sản phẩm PET, sợi polyester lớn nhất Thái Lan. Công ty sau đó cũng chuyển đổi thành tập đoàn đa quốc gia sau một loạt các thươnng vụ mua lại tại Mỹ và châu Âu, trở thành nhà sản xuất PET trong top của thế giới. Đây là một tập đoàn tỷ đô của Thái Lan.Ngành nhựa Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự xáo trộn khi Công ty cổ phần Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Ngọc Nghĩa (NNG), đơn vị vốn đứng đầu về thị phần ngành bao bì PET, hoàn tất những bước cuối cùng cho việc đổi chủ vào tay người Thái.Tempel Four Limited (vốn thuộc VinaCapital) có thông báo đăng ký bán toàn bộ hơn 29,3 triệu cổ phiếu Nhựa Ngọc Nghĩa (tương ứng 37,8% vốn điều lệ của NNG). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 18/3 đến 8/4.Cùng thời điểm, cả 4 thành viên gia đình ông La Bùi Hoàng Nghĩa (Chủ tịch HĐQT Nhựa Ngọc Nghĩa) và ông La Văn Hoàng, nhà sáng lập công ty này cũng như người thân cũng đăng ký thoái hết hơn 58,5% cổ phần.Sau khi công khai chào bán toàn bộ 100% cổ phần – hơn 81 triệu cổ phần của Nhựa ngọc Nghĩa, Indorama Nertherland B.V cho biết, thương vụ thâu tóm cũng là một phần trong kế hoạch mở rộng kinh doanh của tập đoàn Thái Lan.Về phần mình, tiền thân là Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Ngọc Nghĩa được thành lập từ năm 1993.Các sản phẩm chủ yếu của Nhựa Ngọc Nghĩa là các chai nhựa PET dùng làm bao bì trong công nghiệp thực phẩm, nước giải khát, gia dụng, y tế và hóa chất. Đặc biệt, Nhựa Ngọc Nghĩa cũng là đối tác cung cấp bao bì nhựa cho nhiều tên tuổi lớn như Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Vinamilk.Giới chuyên gia đánh giá rằng, việc thoái vốn của gia đình ông La Văn Hoàng khỏi Nhựa Ngọc Nghĩa có thể là cách để doanh nghiệp gỡ nút thắt về tăng trưởng, với sự hỗ trợ của một tập đoàn đa quốc gia có quy mô đứng đầu về sản phẩm PET như Indorama Ventures.Tuy nhiên, thương vụ thâu tóm này cũng khiến ngành nhựa Việt Nam bị thu hẹp và có sự xáo trộn. Trong khi đó, đối với đối tác Thái Lan, việc sở hữu 100% Nhựa Ngọc Nghĩa được Giám đốc điều hành mảng kinh doanh PET, IOD và sợi của Indorama Ventures (IVL) - Dilip Kumar Agarwal đánh giá coi đây là “bàn đạp” để công ty Thái tấn công thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau khi đã có địa bàn vững chắc ở châu Âu – châu Mỹ.Thái Lan tăng đầu tư vào Việt NamChuyên trang Doanh nghiệp và Tiếp thị dẫn báo cáo của Dealgonic và Nikkei Asia có phân tích về việc vì sao các ông lớn Thái Lan lại ưa thích việc thâu tóm các doanh nghiệp, công ty của Việt Nam.Theo dữ liệu của Dealgonic, các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) ở khu vực Đông Nam Á được dẫn dắt bởi các công ty đến từ các nền kinh tế tiên tiến hơn.Trong đó, người mua từ Thái Lan chiếm 38% giá trị các giao dịch trong giai đoạn 2010-2019, tiếp theo là Singapore với 32% và Malaysia với 23%.Chỉ tính riêng trong năm 2019, các thương vụ M&A của các doanh nghiệp Thái Lan đã tăng mạnh, với tổng giá trị thương vụ đạt 6,4 tỷ USD, chiếm 67% tổng giá trị M&A của khu vực Đông Nam Á.Số liệu Dealgonic chỉ ra rằng, trong khi doanh nghiệp Thái Lan dẫn đầu số thương vụ M&A trong khu vực, Việt Nam và Indonesia lại lần lượt là lựa chọn hàng đầu cho các thương vụ thâu tóm M&A.Tuy không phải là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam nhưng ở một số lĩnh vực nhất định, Thái Lan luôn có phương thức thâu tóm và tạo được cách chi phối, nắm bắt thị trường.Được biết, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976 và Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi có hiệu lực vào 1992, dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam đã liên tục tăng qua các năm, mỗi năm tăng bình quân 13%.Theo đó, thu hút đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam đã tăng lên hơn kể từ giữa những năm 2010 với tốc độ tăng trưởng nhanh và thị trường nội địa rộng lớn.So với các doanh nghiệp từ châu Âu, Hàn Quốc, Nhật, các tập đoàn Thái Lan được đánh giá có một số ưu thế hơn do vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa.Đặc biệt, những doanh nghiệp này khi đã đầu tư thường nắm quyền chi phối nhằm định hướng lại hoạt động kinh doanh và tập trung vào những doanh nghiệp đầu ngành, hoặc những doanh nghiệp có lợi thế.Tính đến hết năm 2021, với tổng vốn đăng ký trên 13 tỷ USD, Thái Lan đứng thứ 8/140 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam. Cũng cần nhắc lại rằng, tính trong khu vực ASEAN, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam chỉ đứng sau Singapore.Vì sao doanh nghiệp Thái Lan thu mua nhiều công ty Việt Nam?Thực tế, trong hơn 10 năm qua, các tập đoàn Thái Lan ngày không chỉ nỗ lực khẳng định vị trí của mình tại thị trường Việt Nam mà còn định hướng “chi phối” thông qua những thương vụ thâu tóm các doanh nghiệp Việt lớn trong lĩnh vực tiêu dùng, năng lượng, bao bì, nông nghiệp, lắp ráp chế tạo.Ở đây không thể bỏ qua lĩnh vực thế mạnh - bán lẻ của người Thái với 2 cái tên nổi bật nhất Central Group và TCC Group, hiện đang nắm giữ những chuỗi siêu thị có quy mô lớn nhất thị trường như trường hợp của BigC.Theo đó, từ năm 2016, vượt qua nhiều đối thủ lớn như Saigon Co.op Mart, TCC Group, Central Group thành công mua lại chuỗi BigC Việt Nam từ Tập đoàn Casino, Pháp với giá trị thương vụ hơn 1 tỷ USD. Đây cũng là một trong những thương vụ M&A có giá trị cao nhất mà các tập đoàn Thái Lan thực hiện ở Việt Nam.Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, như Sputnik từng thông tin, hồi năm 2017, doanh nghiệp ThaiBev của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi Thái Lan đã chi 5 tỷ USD để mua lại 53,59% cổ phần Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Như vậy, người Thái gián tiếp chi phối hơn 1/3 thị trường bia Việt Nam tính đến nay.Thông tin lý giải về việc các doanh nghiệp Thái Lan đẩy mạnh các thương vụ M&A trong khu vực, nhất là nhắm vào Việt Nam hay Indonesia, bà Pavida Pananond, chuyên gia kinh doanh quốc tế tại Trường Kinh doanh Thammasat ở Bangkok nhận định, nền kinh tế Thái Lan phát triển hơn, đồng nghĩa với việc tốc độ tăng trưởng sẽ có xu hướng chậm hơn.Mặc dù vậy, PGS. Pavida Pananond cũng chỉ ra rằng, các yếu tố kinh tế vĩ mô như bất ổn chính trị, nhu cầu trong nước bão hòa, chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ hơn của chính phủ và đồng baht quá mạnh cũng góp phần đẩy nhanh kế hoạch rót vốn ra nước ngoài của doanh nghiệp Thái Lan thời gian qua.Chiến lược bành trướng “ngoài Thái Lan”Thực tế, không chỉ ở Việt Nam, các doanh nghiệp Thái Lan còn đẩy mạnh sự hiện diện của mình ở các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.Chẳng hạn, từ năm 2019, Ngân hàng Bangkok đã đạt được thỏa thuận với Standard Chartered để mua Ngân hàng Permata của Indonesia.Được biết, để có thể giành được thỏa thuận này, Bangkok Bank đã vượt qua Sumitomo Mitsui Banking Corp. của Nhật Bản và DBS Group Holdings cùng Oversea-Chinese Banking Corp. của Singapore một cách ngoạn mục.Ngân hàng Bangkok đã đồng ý đầu tư 2,67 tỷ USD để mua lại 89% cổ phần của Ngân hàng Permata. Đây là thương vụ mua lại ngân hàng nước ngoài lớn nhất từng được thực hiện bởi một ngân hàng thương mại của Thái Lan thời gian qua.Ông Chartsiri Sophonpanich, Giám đốc điều hành và Chủ tịch Bangkok Bank đã ca ngợi đây là khoản đầu tư trực tiếp chiến lược lớn bên ngoài Thái Lan, chưa kể, đây cũng là bước đi mang tính “bước ngoặt” đối với tổ chức tài chính.Trong khi đó, ở Malaysia, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Thái Lan PTT Exploration and Production đã mua lại chi nhánh Malaysia của Murphy Oil (công ty có trụ sở đặt tại Mỹ) với giá 2,1 tỷ USD vào đầu năm 2019.Trong khi đó Siam Cement của người Thái cũng tiến hành mua 55% cổ phần của công ty bao bì giấy Indonesia Fajar Surya Wisesa vào tháng 5/2019.
https://kevesko.vn/20220324/them-doanh-nghiep-ca-tra-viet-nam-huong-muc-thue-0-sang-thi-truong-my-14367258.html
https://kevesko.vn/20220304/viet-nam-chot-deal-hop-tac-kinh-te-tri-gia-hon-300-trieu-bang-voi-doanh-nghiep-anh-14042999.html
https://kevesko.vn/20220219/viet-nam-khong-dong-cua-doanh-nghiep-nua-13807878.html
https://kevesko.vn/20220207/doanh-nghiep-viet-nam-nao-thang-trong-tran-chien-voi-ong-lon-han-quoc-lotte-13598506.html
https://kevesko.vn/20211109/doanh-nghiep-chau-au-lac-quan-ve-moi-truong-kinh-doanh-cua-viet-nam-12419589.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/19/14392974_0:0:2730:2048_1920x0_80_0_0_cd4e2630961a732396d8e47cb369305f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, kinh doanh
việt nam, kinh tế, kinh doanh
Giới phân tích chỉ rõ, nằm chung ở khối ASEAN, Việt Nam và Thái Lan sở hữu nhiều điểm tương đồng. Các thương vụ M&A cũng là cách mà người Thái thực hiện chiến lược “bành trướng” phát triển bên ngoài thị trường nội địa.
Đại gia Thái Lan thâu tóm Nhựa Ngọc Nghĩa
Vừa qua, thông tin về việc Nhựa Ngọc Nghĩa lâu đời của Việt Nam sắp về tay người Thái được công bố rộng rãi hồi trung tuần tháng ba.
Theo đó, VinaCapital và toàn bộ lãnh đạo của Nhựa Ngọc Nghĩa đăng ký bán hết cổ phiếu, cùng thời điểm chi nhánh Hà Lan của Indorama Ventures đăng ký mua 100% cổ phần.
Indorama Netherlands hoạt động trong lĩnh vực tài chính và sản xuất nhựa nhân tạo. Dù vậy, doanh nghiệp này thực tế là chi nhánh của Indorama Ventures, tập đoàn đa ngành của Thái Lan. Sau khi giao dịch hoàn tất, Nhựa Ngọc Nghĩa sẽ chính thức đổi chủ, về tay doanh nghiệp Thái Lan.
Indorama Ventures (tên lúc trước Indorama Holdings), vốn là nhà sản xuất len sợi lông cừu đầu tiên của Thái Lan, và trở thành nhà sản xuất các sản phẩm PET, sợi polyester lớn nhất Thái Lan. Công ty sau đó cũng chuyển đổi thành tập đoàn đa quốc gia sau một loạt các thươnng vụ mua lại tại Mỹ và châu Âu, trở thành nhà sản xuất PET trong top của thế giới. Đây là một tập đoàn tỷ đô của Thái Lan.
Ngành nhựa Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự xáo trộn khi Công ty cổ phần Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Ngọc Nghĩa (NNG), đơn vị vốn đứng đầu về thị phần ngành bao bì PET, hoàn tất những bước cuối cùng cho việc đổi chủ vào tay người Thái.
Tempel Four Limited (vốn thuộc VinaCapital) có thông báo đăng ký bán toàn bộ hơn 29,3 triệu cổ phiếu Nhựa Ngọc Nghĩa (tương ứng 37,8% vốn điều lệ của NNG). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 18/3 đến 8/4.
Cùng thời điểm, cả 4 thành viên gia đình ông La Bùi Hoàng Nghĩa (Chủ tịch HĐQT Nhựa Ngọc Nghĩa) và ông La Văn Hoàng, nhà sáng lập công ty này cũng như người thân cũng đăng ký thoái hết hơn 58,5% cổ phần.
Sau khi công khai chào bán toàn bộ 100% cổ phần – hơn 81 triệu cổ phần của Nhựa ngọc Nghĩa, Indorama Nertherland B.V cho biết, thương vụ thâu tóm cũng là một phần trong kế hoạch mở rộng kinh doanh của tập đoàn Thái Lan.
Về phần mình, tiền thân là Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Ngọc Nghĩa được thành lập từ năm 1993.
Các sản phẩm chủ yếu của Nhựa Ngọc Nghĩa là các chai nhựa PET dùng làm bao bì trong công nghiệp thực phẩm, nước giải khát, gia dụng, y tế và hóa chất. Đặc biệt, Nhựa Ngọc Nghĩa cũng là đối tác cung cấp bao bì nhựa cho nhiều tên tuổi lớn như Unilever, Coca-Cola, Pepsi,
Vinamilk.
Giới chuyên gia đánh giá rằng, việc thoái vốn của gia đình ông La Văn Hoàng khỏi Nhựa Ngọc Nghĩa có thể là cách để doanh nghiệp gỡ nút thắt về tăng trưởng, với sự hỗ trợ của một tập đoàn đa quốc gia có quy mô đứng đầu về sản phẩm PET như Indorama Ventures.
Tuy nhiên, thương vụ thâu tóm này cũng khiến ngành nhựa Việt Nam bị thu hẹp và có sự xáo trộn. Trong khi đó, đối với đối tác Thái Lan, việc sở hữu 100% Nhựa Ngọc Nghĩa được Giám đốc điều hành mảng kinh doanh PET, IOD và sợi của Indorama Ventures (IVL) - Dilip Kumar Agarwal đánh giá coi đây là “bàn đạp” để công ty Thái tấn công thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau khi đã có địa bàn vững chắc ở châu Âu – châu Mỹ.
Thái Lan tăng đầu tư vào Việt Nam
Chuyên trang Doanh nghiệp và Tiếp thị dẫn báo cáo của Dealgonic và Nikkei Asia có phân tích về việc vì sao các ông lớn Thái Lan lại ưa thích việc thâu tóm các doanh nghiệp, công ty của Việt Nam.
Theo dữ liệu của Dealgonic, các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) ở khu vực Đông Nam Á được dẫn dắt bởi các công ty đến từ các nền kinh tế tiên tiến hơn.
Trong đó, người mua từ Thái Lan chiếm 38% giá trị các giao dịch trong giai đoạn 2010-2019, tiếp theo là Singapore với 32% và Malaysia với 23%.
Chỉ tính riêng trong năm 2019, các thương vụ M&A của các doanh nghiệp Thái Lan đã tăng mạnh, với tổng giá trị thương vụ đạt 6,4 tỷ USD, chiếm 67% tổng giá trị M&A của khu vực Đông Nam Á.
Số liệu Dealgonic chỉ ra rằng, trong khi doanh nghiệp Thái Lan dẫn đầu số thương vụ M&A trong khu vực, Việt Nam và Indonesia lại lần lượt là lựa chọn hàng đầu cho các thương vụ thâu tóm M&A.
Tuy không phải là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam nhưng ở một số lĩnh vực nhất định, Thái Lan luôn có phương thức thâu tóm và tạo được cách chi phối, nắm bắt thị trường.
Được biết, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976 và Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi có hiệu lực vào 1992, dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam đã liên tục tăng qua các năm, mỗi năm tăng bình quân 13%.
Theo đó, thu hút đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam đã tăng lên hơn kể từ giữa những năm 2010 với tốc độ tăng trưởng nhanh và thị trường nội địa rộng lớn.
So với các doanh nghiệp từ châu Âu, Hàn Quốc, Nhật, các tập đoàn Thái Lan được đánh giá có một số ưu thế hơn do vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa.
Đặc biệt, những doanh nghiệp này khi đã đầu tư thường nắm quyền chi phối nhằm định hướng lại hoạt động kinh doanh và tập trung vào những doanh nghiệp đầu ngành, hoặc những doanh nghiệp có lợi thế.
Tính đến hết năm 2021, với tổng vốn đăng ký trên 13 tỷ USD, Thái Lan đứng thứ 8/140 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam. Cũng cần nhắc lại rằng, tính trong khu vực
ASEAN, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam chỉ đứng sau Singapore.
Vì sao doanh nghiệp Thái Lan thu mua nhiều công ty Việt Nam?
Thực tế, trong hơn 10 năm qua, các tập đoàn Thái Lan ngày không chỉ nỗ lực khẳng định vị trí của mình tại thị trường Việt Nam mà còn định hướng “chi phối” thông qua những thương vụ thâu tóm các doanh nghiệp Việt lớn trong lĩnh vực tiêu dùng, năng lượng, bao bì, nông nghiệp, lắp ráp chế tạo.
Ở đây không thể bỏ qua lĩnh vực thế mạnh - bán lẻ của người Thái với 2 cái tên nổi bật nhất Central Group và TCC Group, hiện đang nắm giữ những chuỗi siêu thị có quy mô lớn nhất thị trường như trường hợp của BigC.
Theo đó, từ năm 2016, vượt qua nhiều đối thủ lớn như Saigon Co.op Mart, TCC Group, Central Group thành công mua lại chuỗi
BigC Việt Nam từ Tập đoàn Casino, Pháp với giá trị thương vụ hơn 1 tỷ USD. Đây cũng là một trong những thương vụ M&A có giá trị cao nhất mà các tập đoàn Thái Lan thực hiện ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, như Sputnik từng thông tin, hồi năm 2017, doanh nghiệp ThaiBev của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi Thái Lan đã chi 5 tỷ USD để mua lại 53,59% cổ phần Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (
Sabeco). Như vậy, người Thái gián tiếp chi phối hơn 1/3 thị trường bia Việt Nam tính đến nay.
Thông tin lý giải về việc các doanh nghiệp Thái Lan đẩy mạnh các thương vụ M&A trong khu vực, nhất là nhắm vào Việt Nam hay Indonesia, bà Pavida Pananond, chuyên gia kinh doanh quốc tế tại Trường Kinh doanh Thammasat ở Bangkok nhận định, nền kinh tế Thái Lan phát triển hơn, đồng nghĩa với việc tốc độ tăng trưởng sẽ có xu hướng chậm hơn.
Mặc dù vậy, PGS. Pavida Pananond cũng chỉ ra rằng, các yếu tố kinh tế vĩ mô như bất ổn chính trị, nhu cầu trong nước bão hòa, chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ hơn của chính phủ và đồng baht quá mạnh cũng góp phần đẩy nhanh kế hoạch rót vốn ra nước ngoài của doanh nghiệp Thái Lan thời gian qua.
Chiến lược bành trướng “ngoài Thái Lan”
Thực tế, không chỉ ở Việt Nam, các doanh nghiệp Thái Lan còn đẩy mạnh sự hiện diện của mình ở các quốc gia khác trong
khu vực Đông Nam Á.
Chẳng hạn, từ năm 2019, Ngân hàng Bangkok đã đạt được thỏa thuận với Standard Chartered để mua Ngân hàng Permata của Indonesia.
Được biết, để có thể giành được thỏa thuận này, Bangkok Bank đã vượt qua Sumitomo Mitsui Banking Corp. của Nhật Bản và DBS Group Holdings cùng Oversea-Chinese Banking Corp. của Singapore một cách ngoạn mục.
9 Tháng Mười Một 2021, 17:06
Ngân hàng Bangkok đã đồng ý đầu tư 2,67 tỷ USD để mua lại 89% cổ phần của Ngân hàng Permata. Đây là thương vụ mua lại ngân hàng nước ngoài lớn nhất từng được thực hiện bởi một ngân hàng thương mại của Thái Lan thời gian qua.
Ông Chartsiri Sophonpanich, Giám đốc điều hành và Chủ tịch Bangkok Bank đã ca ngợi đây là khoản đầu tư trực tiếp chiến lược lớn bên ngoài Thái Lan, chưa kể, đây cũng là bước đi mang tính “bước ngoặt” đối với tổ chức tài chính.
Trong khi đó, ở Malaysia, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Thái Lan PTT Exploration and Production đã mua lại chi nhánh Malaysia của Murphy Oil (công ty có trụ sở đặt tại Mỹ) với giá 2,1 tỷ USD vào đầu năm 2019.
Trong khi đó Siam Cement của người Thái cũng tiến hành mua 55% cổ phần của công ty bao bì giấy Indonesia Fajar Surya Wisesa vào tháng 5/2019.