https://kevesko.vn/20220219/viet-nam-khong-dong-cua-doanh-nghiep-nua-13807878.html
Việt Nam không đóng cửa doanh nghiệp nữa
Việt Nam không đóng cửa doanh nghiệp nữa
Sputnik Việt Nam
Một mùa xuân xanh tươi mới đã đến trên đất Việt Nam, mang theo niềm hy vọng mở cửa đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống. Tâm thế lạc... 19.02.2022, Sputnik Việt Nam
2022-02-19T06:12+0700
2022-02-19T06:12+0700
2022-02-19T06:12+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
tác giả
việt nam trên báo chí nước ngoài
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/11/12913383_0:44:3087:1780_1920x0_80_0_0_d202b2b016ef3084427d16d48175727b.jpg
Và những chủ đề nổi bật này được chúng tôi phản ánh trong bài tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».Các công ty quốc tế không cần lo lắngViệt Nam không thực thi chính sách phong toả đại trà như năm ngoái nữa, bất kể là tình trạng nhiễm COVID-19 vẫn ở trạng thái kỷ lục, - theo Nasdaq cho biết. Các nhà máy sản xuất mọi thứ từ giày dép đến điện thoại thông minh sẽ tiếp tục hoạt động, và chuỗi sản xuất của Nike, Zara, Apple, Samsung cùng nhiều thương hiệu khác sẽ không lo bị thiệt hại. Bây giờ hàng triệu công nhân của các nhà máy đã được tiêm phòng đầy đủ, thêm nữa biến thể Omicron chứng tỏ ít nguy hiểm hơn Delta. Việt Nam đang dần nới lỏng các hạn chế: các trường phổ thông mở cửa đón học sinh vào tuần trước, nối lại những chuyến bay chở khách quốc tế.Hãng Reuters thông báo rằng ngành xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đang chờ đợi sẽ tăng 7,4% trong năm nay, lên đến 43,5 tỷ USD. Nhờ chính sách linh hoạt của ban lãnh đạo đất nước về đấu tranh chống đại dịch trong khi phục hồi hoạt tính kinh doanh, đặc biệt là từ quý IV năm 2021, ngành dệt may của Việt Nam đã giảm thiểu sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, - hãng thông tấn dẫn nhận xét của giới chuyên gia.Nikkei Asia viết rằng tập đoàn Samsung đã đầu tư thêm 920 triệu USD vào Việt Nam, nơi sản xuất một nửa sản lượng điện thoại thông minh của thế giới, để sản xuất bảng mạch, mô-đun máy ảnh và những bộ phận linh kiện khác. Cũng ấn phẩm này dành một bài viết lớn nói về công cuộc tự động hóa xí nghiệp thông minh tại Việt Nam, do nhà cung cấp hàng đầu của Apple là công ty khổng lồ Foxconn (Đài Loan) thực hiện. Công ty đang tạo dựng các «nhà máy-hải đăng» sử dụng những công nghệ sản xuất thông minh như robot, phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.Còn Artemis đưa tin Việt Nam đã là thành viên thứ tám của Quỹ Bảo hiểm Rủi ro Thiên tai ở Đông Nam Á (SEADRIF) và nhờ đó đất nước tiếp cận được với giải pháp kỹ thuật và tài chính của khu vực cũng như quốc tế, nhằm nâng cao khả năng bảo vệ tài chính của đất nước và các cư dân khỏi tác hại của thiên tai và biến đổi khí hậu.Dẫn nguồn từ ngân hàng Singapore hàng đầu DBS, Phnompenh Post nhận xét rằng Việt Nam là nước chủ chốt hưởng lợi chính từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) về cắt giảm lệ phí thuế và dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI.Ấn phẩm ABC viết về việc nối lại tuyến xuất khẩu trái cây cao cấp của Australia sang Việt Nam.Còn WAM kể về nhu cầu gia tăng ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đối với nông sản và thực phẩm từ Việt Nam.Và FreshPlaza đưa tin về tiềm năng to lớn của các thị trường Australia, Hà Lan và Nhật Bản: đông đảo khách hàng ưa chuộng những loại trái cây ngon và lạ của Việt Nam đang được bán ở các nước này với giá cao.Việt Nam mở rộng cửa đón chàoTin thời sự chính yếu về Việt Nam trên nhiều phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài là việc Chính phủ Việt Nam quyết định mở cửa đất nước hoàn toàn cho du khách nước ngoài kể từ ngày 15 tháng 3. Các vị khách du lịch cần tiêm vaccine đầy đủ và xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với coronavirus và làm test mới khi đến Việt Nam, - theo truyền đạt trên France24. Mỗi vị du khách cũng cần mua bảo hiểm sức khỏe về Covid-19 trị giá 10.000 USD.Aljazeera có bài viết về việc từ ngày 15 tháng 2 dỡ bỏ hạn chế đối với các chuyến bay chở khách quốc tế đến Việt Nam từ tất cả các hướng.Còn The Star đưa tin sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội tiếp nhận 80 chuyến bay quốc tế, và phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất ở TP Hồ Chí Minh tiếp nhận 94 chuyến bay.Chính quyền Việt Nam hy vọng rằng với việc dỡ bỏ hạn chế đối với các chuyến bay chở khách quốc tế, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam sẽ tăng mạnh và dần phục hồi đến mức trước đại dịch Covid.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20220218/samsung-len-tieng-ve-viec-roi-mot-phan-day-chuyen-san-xuat-smartphone-khoi-viet-nam-13802144.html
https://kevesko.vn/20220109/xuat-nhap-khau-lap-ky-luc-viet-nam-vao-top-20-nen-kinh-te-dan-dau-ve-thuong-mai-quoc-te-13154424.html
https://kevesko.vn/20220216/tu-153-khach-quoc-te-can-luu-y-dieu-gi-de-du-lich-viet-nam-thoai-mai-nhat-13754107.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/11/12913383_168:0:2899:2048_1920x0_80_0_0_e0c90fac41aaa58ffd8e187efa71b19d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, việt nam trên báo chí nước ngoài
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, việt nam trên báo chí nước ngoài
Việt Nam không đóng cửa doanh nghiệp nữa
Một mùa xuân xanh tươi mới đã đến trên đất Việt Nam, mang theo niềm hy vọng mở cửa đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống. Tâm thế lạc quan này lan toả trong các bài viết và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài tuần qua, với những chủ đề chính là kinh tế và du lịch.
Và những chủ đề nổi bật này được chúng tôi phản ánh trong bài tổng quan truyền thống
«Việt Nam trên báo chí nước ngoài».Các công ty quốc tế không cần lo lắng
Việt Nam không thực thi chính sách phong toả đại trà như năm ngoái nữa, bất kể là
tình trạng nhiễm COVID-19 vẫn ở trạng thái kỷ lục, - theo
Nasdaq cho biết. Các nhà máy sản xuất mọi thứ từ giày dép đến điện thoại thông minh sẽ tiếp tục hoạt động, và chuỗi sản xuất của Nike, Zara, Apple, Samsung cùng nhiều thương hiệu khác sẽ không lo bị thiệt hại. Bây giờ hàng triệu công nhân của các nhà máy đã được tiêm phòng đầy đủ, thêm nữa biến thể Omicron chứng tỏ ít nguy hiểm hơn Delta. Việt Nam đang dần nới lỏng các hạn chế: các trường phổ thông mở cửa đón học sinh vào tuần trước, nối lại những chuyến bay chở khách quốc tế.
Hãng Reuters thông báo rằng ngành xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đang chờ đợi sẽ tăng 7,4% trong năm nay, lên đến 43,5 tỷ USD. Nhờ chính sách linh hoạt của ban lãnh đạo đất nước về đấu tranh chống đại dịch trong khi phục hồi hoạt tính kinh doanh, đặc biệt là từ quý IV năm 2021, ngành dệt may của Việt Nam đã giảm thiểu sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, - hãng thông tấn dẫn nhận xét của giới chuyên gia.
Nikkei Asia viết rằng
tập đoàn Samsung đã đầu tư thêm 920 triệu USD vào Việt Nam, nơi sản xuất một nửa sản lượng điện thoại thông minh của thế giới, để sản xuất bảng mạch, mô-đun máy ảnh và những bộ phận linh kiện khác. Cũng ấn phẩm này dành một bài viết lớn nói về công cuộc tự động hóa xí nghiệp thông minh tại Việt Nam, do nhà cung cấp hàng đầu của Apple là công ty khổng lồ Foxconn (Đài Loan) thực hiện. Công ty đang tạo dựng các «nhà máy-hải đăng» sử dụng những công nghệ sản xuất thông minh như robot, phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
Còn Artemis đưa tin Việt Nam đã là thành viên thứ tám của Quỹ Bảo hiểm Rủi ro Thiên tai ở Đông Nam Á (SEADRIF) và nhờ đó đất nước tiếp cận được với giải pháp kỹ thuật và tài chính của khu vực cũng như quốc tế, nhằm nâng cao khả năng bảo vệ tài chính của đất nước và các cư dân khỏi tác hại của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Dẫn nguồn từ ngân hàng Singapore hàng đầu DBS, Phnompenh Post nhận xét rằng Việt Nam là nước chủ chốt hưởng lợi chính từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) về cắt giảm lệ phí thuế và dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI.
Ấn phẩm ABC viết về việc nối lại tuyến xuất khẩu trái cây cao cấp của Australia sang Việt Nam.
Còn
WAM kể về nhu cầu gia tăng ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đối với
nông sản và thực phẩm từ Việt Nam.
Và FreshPlaza đưa tin về tiềm năng to lớn của các thị trường Australia, Hà Lan và Nhật Bản: đông đảo khách hàng ưa chuộng những loại trái cây ngon và lạ của Việt Nam đang được bán ở các nước này với giá cao.
Việt Nam mở rộng cửa đón chào
Tin thời sự chính yếu về Việt Nam trên nhiều phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài là việc Chính phủ Việt Nam quyết định mở cửa đất nước hoàn toàn cho
du khách nước ngoài kể từ ngày 15 tháng 3. Các vị khách du lịch cần tiêm vaccine đầy đủ và xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với coronavirus và làm test mới khi đến Việt Nam, - theo truyền đạt trên
France24. Mỗi vị du khách cũng cần mua bảo hiểm sức khỏe về Covid-19 trị giá 10.000 USD.
Aljazeera có bài viết về việc từ ngày 15 tháng 2 dỡ bỏ hạn chế đối với các chuyến bay chở khách quốc tế đến Việt Nam từ tất cả các hướng.
Còn
The Star đưa tin
sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội tiếp nhận 80 chuyến bay quốc tế, và phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất ở TP Hồ Chí Minh tiếp nhận 94 chuyến bay.
Chính quyền Việt Nam hy vọng rằng với việc dỡ bỏ hạn chế đối với các chuyến bay chở khách quốc tế, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam sẽ tăng mạnh và dần phục hồi đến mức trước đại dịch Covid.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.