Theo đuổi lợi nhuận, mạng xã hội tạo meme từ Ukraina
© Depositphotos.com / Emre03Mạng xã hội
© Depositphotos.com / Emre03
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Cuộc khủng hoảng Ukraina được giành nhiều chú ý trên mạng xã hội, nhưng người ta lợi dụng để tuyên truyền hoặc vì lợi nhuận. Đó là nhận xét của nhà báo Hayley Phelan trong bài viết dành cho tờ The New York Times.
Theo quan điểm của bà, chủ đề Ukraina đã thu hút vô số meme, mà điều này không chỉ đem lại hiệu ứng tích cực mà còn kéo theo cả những hệ luỵ tiêu cực. Nguyên nhân của hiện tượng này, như nhà báo Phelan lý giải, chính là công việc từ thuật toán của mạng xã hội, nhằm mục đích lan toả những nội dung thu lợi lớn nhất.
"Điều quan trọng cần lưu ý là đây không nhất thiết phải là hiện tượng xã hội tự nhiên. Chẳng qua đó là kết quả trực tiếp của thuật toán do các công ty phát triển nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Mạng xã hội được tối ưu hóa cho hành động nhanh nhất, nóng nhất và thái quá nhất", - tác giả bài báo giải thích.
Trong mạng xã hội giống như phòng thay đồ ở trường phổ thông
Nhà báo Phelan chỉ trích đề xuất của Elon Musk thách đấu với Tổng thống Nga vì số phận của Ukraina: theo lời bà, bởi thái độ như vậy với thông tin, thực tế địa chính trị phức tạp nghiêm trọng đang biến thành câu chuyện thông tục đơn giản đến phi lý trong các mạng xã hội.
"Trước khi chúng ta nhận thức được điều đó thì ở ta xuất hiện một tỷ phú công nghệ thách đánh nhau với Tổng thống Nga, làm như thể họ đang ở trong phòng thay đồ của trường phổ thông. Và đám đông hò reo cổ vũ cho tất cả chuyện này", - nhà báo than phiền.
Xuyên tạc thông tin và tuyên truyền
Nhà báo lưu ý đến vụ việc khi trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh nhà hoạt động người Palestine Ahed Tamimi phản đối một binh sĩ Israel. Bức ảnh chụp từ năm 2012 đã bị chú thích là hình ảnh một phụ nữ Ukraina lên tiếng đấu lại quân nhân Nga. Theo quan điểm của nhà báo Phelan, sự cắt xén thô sơ đang tạo ra mảnh đất màu mỡ cho những «của giả» như vậy.
“Ngoài những câu hỏi quan trọng về lý do tại sao một số cuộc xung đột thu hút nhiều lần nhấp chuột của chúng ta còn xung đột khác thì không ai để mắt đến, các video gắn «nhãn sai» và minh họa «hiệu ứng điện thoại hỏng» xảy ra khi chúng ta vô tâm nhấn «Thích» hoặc chia sẻ điều gì đó mà không mảy may suy nghĩ. Ngay cả khi không có lời dối trá trắng trợn, bằng cách nén những sự kiện toàn cầu phức tạp trên mặt phẳng hình ảnh, có thể hiểu được với ngữ cảnh nhỏ, mạng xã hội thường có xu hướng thúc đẩy quảng bá những câu chuyện đơn giản minh chứng cho định kiến hiện có. Kiểu hành xử đó khiến người dùng mạng thành chỗ sơ hở dễ bị tổn thương dành cho những thông tin nguỵ tạo và tuyên truyền sai lệch", - tác giả bài viết nhận xét.
Hoạt tính tiêu thụ quá mức trên mạng xã hội
Nhà báo nhắc nhở về tác động ngược của việc hấp thụ quá nhiều thông tin về các tình huống khủng hoảng trên mạng xã hội: điều này có thể không chỉ dẫn đến gia tăng phức cảm lo lắng, gây hoảng sợ, mà cả thổi phồng "tâm thế tự mãn".
“Chúng ta tin chắc, dường như đã rõ mười mươi về chuyện đang xảy ra và vô hình chung có thể hoàn toàn bị thuyết phục trong tâm tưởng về việc ai là «kẻ xấu» và ai là «người tốt»", - nhà báo Phelan kết luận.