https://kevesko.vn/20220329/tai-sao-no-luc-to-chuc-hoi-nghi-thuong-dinh-my-asean-khong-thanh-cong-14453762.html
Tại sao nỗ lực tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN không thành công?
Tại sao nỗ lực tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN không thành công?
Sputnik Việt Nam
ASEAN thất vọng vì Hoa Kỳ không đề xuất chiến lược phát triển kinh tế cho châu Á. ASEAN không muốn thảo luận với Mỹ về vấn đề Ukraina. Trong cuộc phỏng... 29.03.2022, Sputnik Việt Nam
2022-03-29T20:20+0700
2022-03-29T20:20+0700
2022-03-29T20:20+0700
quan điểm-ý kiến
tác giả
chính trị
asean
hoa kỳ
trung quốc
philippines
myanmar
thái lan
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0b/0f/9730869_0:119:3076:1849_1920x0_80_0_0_d23112cd3412fbf4a217c1202a046144.jpg
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- ASEAN dự kiến diễn ra vào ngày 28-29/3, nhưng cuối cùng sự kiện này không xảy ra. Các thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á không thể tham dự do lịch trình dày đặc của các nhà lãnh đạo ASEAN, và Nhà Trắng đã hoãn hội nghị thượng đỉnh vô thời hạn. Mặc dù phía Mỹ gọi hội nghị thượng đỉnh này là "một sự kiện lịch sử", nhưng, cuộc gặp này khó có thể được tổ chức trong tương lai gần.Và mấu chốt của vấn đề này không chỉ là do lịch trình dày đặc của các nhà lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ. Ngay cả nếu hội nghị thượng đỉnh được tổ chức trong tương lai, có rất ít hy vọng về việc Mỹ và các nước ASEAN có thể xóa bỏ những khác biệt nghiêm trọng đã ngăn cản các bên tổ chức cuộc gặp lần này."Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" của MỹMột trong những vấn đề chính là ASEAN đang cảnh giác cao độ với "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" của Hoa Kỳ, - ông Viktor Sumsky, Giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc trường Ngoại giao Matxcơva MGIMO, nhận xét:Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia bà Retno Marsudi nói rõ về sự thất vọng với tình hình này. Bên lề Diễn đàn Doha, bà bày tỏ lo ngại về việc trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ thiếu một chương trình kinh tế mạnh mẽ. Thay vào đó, chiến lược khu vực này của Hoa Kỳ dựa vào việc tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác với các quốc gia và nhóm khu vực, bao gồm ASEAN và một số thành viên riêng lẻ, để kiềm chế sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia lưu ý rằng, Hoa Kỳ nên tìm được sự cân bằng trong cách tiếp cận các vấn đề an ninh và các hành động kinh tế.Bộ trưởng Retno Marsudi lưu ý rằng, 10 quốc gia ASEAN không muốn bị ép buộc phải đứng trước thách thức của việc "chọn bên" trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung, họ hy vọng rằng, sự cạnh tranh giữa hai cường quốc sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho khu vực.Lập trường quá khác biệt của ASEAN và Hoa Kỳ đối với cuộc khủng hoảng xung quanh Ukraina có thể là một lý do khác khiến hội nghị thượng đỉnh bị hoãn lại, - ông Chen Xiangmiao, chuyên gia tại Viện Quốc gia về nghiên cứu biển Đông tại Trung Quốc, nhận định.Chuyên gia Chen Xiangmiao dự đoán rằng, phần đóng góp của sự hợp tác giữa Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Philippines trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực có thể là một trong những chủ đề của các cuộc họp cấp bộ trưởng ở Trung Quốc.Từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4, các bộ trưởng ngoại giao của Indonesia, Thái Lan, Philippines và Myanmar sẽ thực hiện các chuyến thăm làm việc tới Trung Quốc. Thông báo về các chuyến thăm này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lưu ý rằng, năm nay đánh dấu sự khởi đầu của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN. Trung Quốc mong muốn làm việc với tất cả các bên để thực hiện đồng thuận đã đạt được vào năm ngoái tại Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ Đối thoại Trung Quốc-ASEAN.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20220303/viet-nam-se-tham-du-hoi-nghi-asean---my-14030652.html
https://kevesko.vn/20220318/trung-quoc-va-indonesia-keu-goi-han-che-tac-dong-cua-cac-lenh-trung-phat-toi-nen-kinh-te-toan-cau-14291904.html
trung quốc
philippines
myanmar
thái lan
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0b/0f/9730869_345:0:3076:2048_1920x0_80_0_0_9917d7c43064509874e7057dc588d70b.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả, chính trị, asean, hoa kỳ, trung quốc, philippines, myanmar, thái lan
quan điểm-ý kiến, tác giả, chính trị, asean, hoa kỳ, trung quốc, philippines, myanmar, thái lan
Tại sao nỗ lực tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN không thành công?
ASEAN thất vọng vì Hoa Kỳ không đề xuất chiến lược phát triển kinh tế cho châu Á. ASEAN không muốn thảo luận với Mỹ về vấn đề Ukraina. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia thu hút sự chú ý đến điều này khi bình luận về những lý do khiến Hoa Kỳ thất bại trong việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh với ASEAN.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- ASEAN dự kiến diễn ra vào ngày 28-29/3, nhưng cuối cùng sự kiện này không xảy ra. Các thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á không thể tham dự do lịch trình dày đặc của các nhà lãnh đạo ASEAN, và Nhà Trắng đã hoãn hội nghị thượng đỉnh vô thời hạn.
Mặc dù phía Mỹ gọi hội nghị thượng đỉnh này là "một sự kiện lịch sử", nhưng, cuộc gặp này khó có thể được tổ chức trong tương lai gần.
Và mấu chốt của vấn đề này không chỉ là do lịch trình dày đặc của các nhà lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ. Ngay cả nếu hội nghị thượng đỉnh được tổ chức trong tương lai, có rất ít hy vọng về việc Mỹ và các nước ASEAN có thể xóa bỏ những khác biệt nghiêm trọng đã ngăn cản các bên tổ chức cuộc gặp lần này.
"Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" của Mỹ
Một trong những vấn đề chính là ASEAN đang cảnh giác cao độ với "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" của Hoa Kỳ, - ông Viktor Sumsky, Giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc trường Ngoại giao Matxcơva MGIMO, nhận xét:
“Rất có thể Hội nghị thượng đỉnh đã bị hoãn do ASEAN thất vọng với việc phía Mỹ không có một kế hoạch chi tiết về hợp tác kinh tế và thương mại để thúc đẩy thịnh vượng ở Đông Nam Á. Ngay sau khi Mỹ bắt đầu thúc đẩy "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", quan điểm chính của ASEAN là không nên để chiến lược này chỉ là một khái niệm mang nội hàm địa chính trị. Họ nhấn mạnh rằng, trong chiến lược này phải có các chủ đề về hội nhập và hợp tác kinh tế. Trên lời nói Mỹ đã hứa rằng, điều này sẽ được thực hiện, nhưng mọi nỗ lực của ASEAN để có được điều gì đó cụ thể hơn từ phía Mỹ đều không đạt được thành công nào”, - chuyên gia Viktor Sumsky nói.
Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia bà Retno Marsudi nói rõ về sự thất vọng với tình hình này. Bên lề Diễn đàn Doha, bà bày tỏ lo ngại về việc trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ thiếu một chương trình kinh tế mạnh mẽ. Thay vào đó, chiến lược khu vực này của Hoa Kỳ dựa vào việc tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác với các quốc gia và nhóm khu vực, bao gồm ASEAN và một số thành viên riêng lẻ, để kiềm chế sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia lưu ý rằng, Hoa Kỳ nên tìm được sự cân bằng trong cách tiếp cận các vấn đề an ninh và các hành động kinh tế.
“Các nước Đông Nam Á muốn thịnh vượng, mà không chỉ an ninh. Mọi người sẽ hỏi mục đích của việc phát triển chiến lược này là gì nếu nó không mang lại lợi ích kinh tế cho người dân”, - bà Marsudi nói.
Bộ trưởng Retno Marsudi lưu ý rằng, 10 quốc gia ASEAN không muốn bị ép buộc phải đứng trước thách thức của việc "chọn bên"
trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung, họ hy vọng rằng, sự cạnh tranh giữa hai cường quốc sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho khu vực.
Lập trường quá khác biệt của ASEAN và Hoa Kỳ đối với cuộc khủng hoảng xung quanh Ukraina có thể là một lý do khác khiến hội nghị thượng đỉnh bị hoãn lại, - ông Chen Xiangmiao, chuyên gia tại Viện Quốc gia về nghiên cứu biển Đông tại Trung Quốc, nhận định.
Chuyên gia Chen Xiangmiao dự đoán rằng, phần đóng góp của sự hợp tác giữa Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Philippines trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực có thể là một trong những chủ đề của các cuộc họp cấp bộ trưởng ở Trung Quốc.
Từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4, các bộ trưởng ngoại giao của Indonesia, Thái Lan, Philippines và
Myanmar sẽ thực hiện các chuyến thăm làm việc tới Trung Quốc. Thông báo về các chuyến thăm này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lưu ý rằng, năm nay đánh dấu sự khởi đầu của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN. Trung Quốc mong muốn làm việc với tất cả các bên để thực hiện đồng thuận đã đạt được vào năm ngoái tại Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ Đối thoại Trung Quốc-ASEAN.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.