Thế giới đứng trước nguy cơ bạo loạn lương thực?
© Sputnik / Sergey Pivovarov
/ Đăng ký
Trong một năm hoặc một năm rưỡi tới, vấn đề chính trên hành tinh chúng ta sẽ là tìm kiếm thức ăn. Và nếu phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các cảng biển của Nga, thì các nước Đông Nam Á cũng có thể phải đối mặt với nạn đói.
Theo Tổng thống Pháp, một cuộc khủng hoảng lương thực "nghiêm trọng chưa từng có" đang đến gần. Tổ chức Thương mại Thế giới thậm chí còn lo ngại về bạo loạn lương thực. Giá ngũ cốc tăng chóng mặt. Vụ gieo trồng mùa xuân ở Ukraina có thể bị gián đoạn, Nga hạn chế xuất khẩu, mà hai quốc gia này cung cấp một phần ba nguồn cung lúa mì. Không có ai để thay thế hai nước này.
Cảnh báo nạn đói
Hai năm trước, Giám đốc Chương trình Lương thực thế giới (WFP) David Beasley đã cảnh báo, khoảng 270 triệu người trên toàn thế giới đang đứng trên bờ vực của nạn đói do đại dịch COVID-19. Tổng cộng, khoảng 811 triệu người bị suy dinh dưỡng vào năm 2020, cao hơn 161 triệu người so với năm 2019. Nam Sudan, Ethiopia, Afghanistan, Venezuela và Syria bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Chưa có dữ liệu tổng quát về năm 2021, nhưng có những dự báo đáng báo động cho năm 2022. LHQ tuyên bố rằng do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina, một số quốc gia đang đứng trước nguy cơ thảm họa thiếu lương thực - cụ thể là Haiti, Yemen. Ông David Beasley cho rằng, vào mùa thu, thế giới sẽ nhận thấy rõ quy mô thực sự của vấn đề này.
Nga và Ukraina là những nước sản xuất ngũ cốc hàng đầu của thế giới, chiếm khoảng 30% sản lượng lúa mì và 17% sản lượng ngô xuất khẩu, 32% lúa mạch và 75% dầu hướng dương.
Các nhà nhập khẩu ngũ cốc chính của Nga là Thổ Nhĩ Kỳ (2,4 tỷ USD vào năm 2021), Ai Cập (1,6 tỷ USD), Ả Rập Xê-út (421,5 triệu USD). Ngoài ra Nga cũng cung cấp ngũ cốc cho Azerbaijan, Nigeria, Libya, Kazakhstan và Latvia.
Ukraina xuất khẩu ngũ cốc sang Trung Quốc (2,55 tỷ USD), Ai Cập (1,39 tỷ USD), Thổ Nhĩ Kỳ (918 triệu USD), Indonesia (750 triệu USD), Tây Ban Nha (645 triệu USD). Hà Lan và Iran mua ngũ cốc Ukraina với giá 500 triệu USD. Pakistan, Libya và Tunisia mua ít hơn một chút.
Các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn cung cấp ngũ cốc từ Nga và Ukraina. Tuy nhiên, các quốc gia phương Tây cũng sẽ gặp khó khăn.
© Sputnik / Eleonora ShumilovaKệ trống trong bộ phận bánh mì và bột mì
Kệ trống trong bộ phận bánh mì và bột mì
© Sputnik / Eleonora Shumilova
Trước đây Ukraina đã xuất khẩu 5 triệu tấn ngũ cốc mỗi tháng. Bây giờ, do khó khăn về hậu cần trên biên giới với Romania, Hungary, Slovakia và Ba Lan, Ukraina chỉ có thể xuất sang châu Âu 600 nghìn tấn ngũ cốc/tháng.
Từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 30 tháng 6, Nga dự định bán ra nước ngoài tới 11 triệu tấn ngũ cốc, bao gồm 8 triệu tấn lúa mì. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây hầu như không ảnh hưởng đến mặt hàng này: tỷ trọng của EU trong tổng xuất khẩu ngũ cốc không vượt quá 12%. Nhưng, vấn đề chính ở đây là gần 90% lượng ngũ cốc được vận chuyển ra thị trường nước ngoài qua cảng Novorossiysk, và phần lớn các tuyến hàng hải ở Biển Đen bị đóng cửa.
Gửi gắm hy vọng vào Ấn Độ
Cơn hoảng loạn vào giữa tháng Ba đã khiến giá ngũ cốc chạm mức cao nhất kể từ năm 2008. Nói thật, sự phấn khích đã xuất hiện sớm hơn nữa. Trong năm 2021, giá ngũ cốc trên các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế đã tăng thêm một phần tư. Các sự kiện ở Ukraina chỉ làm trầm trọng thêm tình hình.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xuất khẩu lúa mì từ Nga và Ukraina sẽ giảm bảy triệu tấn, tức là giảm 12% so với mùa trước. Matxcơva sẽ bán ít hơn ba triệu (32 triệu tấn), Kiev – ít hơn bốn triệu (20 triệu tấn).
Nếu nói về Ukraina, đây là những ước tính quá lạc quan. Dầu diesel cần thiết cho máy móc nông nghiệp gần như chắc chắn sẽ chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của quân đội. Ngoài ra, trước chiến dịch đặc biệt, Kiev đã nhận 75% dầu diesel từ Nga, phần còn lại đã được cung cấp bằng đường biển, và bây giờ các tuyến đường hàng hải bị đóng cửa. Các chuyên gia về nông nghiệp cho rằng, trong điều kiện hiện tại, vụ gieo trồng mùa xuân có thể kết thúc khi chưa từng bắt đầu.
Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở vùng Donetsk
© Sputnik / Sergei Averin
/ Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) chỉ ra rằng, việc bù đắp hoàn toàn cho sự vắng mặt của Ukraina trên thị trường ngũ cốc bằng nguồn cung từ các nước khác là một nhiệm vụ không khả thi. Trong mọi trường hợp, chi phí sản xuất sẽ tăng, và điều này sẽ gây ra một đợt tăng giá mới.
Kể từ ngày 15 tháng 3, Matxcơva đã ngăn chặn việc xuất khẩu mặt hàng này qua các nước EAEU. Trước đây, đại diện của Kazakhstan và Kyrgyzstan đã lợi dụng sự vắng mặt của hải quan đã đến Nga để thu mua ngũ cốc với giá rẻ, sau đó bán lại cho Trung Quốc. Bây giờ, sau khi giá lúa mì trên thị trường thế giới đã vượt quá 400 USD/tấn, và ở nước Nga chưa đạt 200 USD, thì điều này là không thể chấp nhận.
Một số nhà phân tích dự đoán vai trò của Ấn Độ như một vị cứu tinh cho các nước thế giới thứ ba khỏi nạn đói. Vào cuối tháng 3, các kho dự trữ lúa mì của Ấn Độ đã đầy tràn, và nông dân địa phương đang chuẩn bị cho một vụ thu hoạch kỷ lục mới. Trong những năm tới, Ấn Độ có kế hoạch cung cấp 12 triệu tấn ngũ cốc cho thị trường nước ngoài (năm 2021 là 8 triệu tấn), bao gồm cả đến Bắc Phi và Trung Đông. Nhưng, nếu Kiev không bán được bất cứ thứ gì, khối lượng này không thể làm giảm số người bị đói trên thế giới.
Các nhà đầu cơ thu lợi từ sự biến động giá mạnh
Theo chuyên gia công nghiệp Leonid Khazanov, cộng đồng quốc tế lo ngại rằng, Nga sẽ không thể chuyển giao các lô hàng ngũ cốc cho khách hàng và điều này đang làm tăng giá cả.
“Khả năng của các cảng trung chuyển trên bờ Biển Đen bị hạn chế do chiến dịch đặc biệt. Sau khi mọi thứ ổn định lại, và nếu các công ty hậu cần quốc tế tham gia vào hoạt động vận chuyển thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhưng, cho đến nay, Nga vẫn chưa tham gia đấu thầu mua ngũ cốc ở Trung Đông, bởi vì không có ai để vận chuyển bằng đường biển, và không có tuyến đường sắt gắn với khu vực đó”, - chuyên gia Leonid Khazanov lưu ý.
Hạn hán ở Canada và Mỹ đã đẩy báo giá lên cao trong năm ngoái.
"Tình hình địa chính trị căng thẳng đã làm tăng nhu cầu về ngũ cốc. Tuy nhiên, giá lúa mì trên các sàn giao dịch đã giảm trong những ngày gần đây - ở Mỹ đã giảm 30% và ở London - giảm 6%", - chuyên gia Vladislav Antonov, nhà phân tích tài chính tại công ty BitRiver cho biết. - Bây giờ tình hình trên thị trường ngũ cốc thế giới khá ổn định, và nhiều khả năng xu hướng giảm từ mức kỷ lục sẽ tiếp tục".
Ông Arkady Zlochevsky, Chủ tịch Liên hiệp Ngũ cốc Nga, nhận xét rằng, điều đáng lo không phải là dự trữ ngũ cốc mà là những hành động của các nhà đầu cơ.
Thu hoạch ngũ cốc ở Khu vực Krasnodar, Liên bang Nga
© Sputnik / Vitaly Timkiv
/ "Ukraina gần như ngừng giao hàng hoàn toàn. Romania và Bulgaria đã cố gắng bù đắp cho điều này, nhưng họ gần như sử dụng hết tiềm năng của mình. Các quốc gia xa hơn cũng đang tham gia. Có lẽ sau đó sẽ đến lượt Australia, quốc gia có khả năng cung cấp ngũ cốc cho Trung Quốc. Trước đây Argentina đã cung cấp ngũ cốc cho Mexico, nhưng sau đó người Argentina tiến hành cải cách không thành công và bị Nga gạt sang một bên", - ông Arkady Zlochevsky nói với Sputnik.
Bây giờ điều quan trọng nhất là để phương Tây không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cảng của Nga. Nếu có như vậy, châu Phi và Đông Nam Á sẽ phải đối mặt với nạn đói khủng khiếp mà không ai có thể giúp họ. Hơn nữa, các chuyên gia không loại trừ việc lặp lại "mùa xuân Ả Rập" là một trong những hệ quả của việc giá bánh mì tăng chóng mặt.