Vì sao kinh tế Việt Nam không lo lạm phát như thế giới?

© Fotolia / Jeayesy Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm
 Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Đăng ký
Sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, quá trình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau, mà nổi bật trong đó là cơn “bão giá” đang quét qua khắp thị trường.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, Việt Nam có khả năng tránh được cơn khủng hoảng “bão giá” càn quét nền kinh tế như xu hướng chung của thế giới.

Nỗi lo lạm phát tăng cao và “bão giá”

Áp lực lạm phát hiện vẫn còn rất lớn trong những tháng còn lại của năm.
Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) vẫn đang trên đà tăng, với mức bình quân 3 tháng tăng 1,91% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này đã những tác động tiêu cực tới đời sống người dân, đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế.
Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê ghi nhận, trong quý I/2022, cả Chỉ số Giá sản xuất, Chỉ số Giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất và Chỉ số Giá xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Kệ trống trong một siêu thị ở Madrid - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Thế giới đứng trước nguy cơ bạo loạn lương thực?
Theo đó, Chỉ số Giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất quý I/2022 tăng 1,49% so với quý trước, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Chỉ số Giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,21% và 9,1%; dùng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,47% và 5,52%; dùng cho xây dựng tăng 1,67% và 8,26%.
Trong khi đó, Chỉ số Giá xuất khẩu hàng hóa cũng có mức tăng tương ứng là 2,47% và 7,51%; Chỉ số Giá nhập khẩu hàng hóa có mức tăng tương ứng là 2,7% và 10,98%. Đây là nguyên nhân khiến Tỷ giá Thương mại hàng hóa (TOT) quý I/2022 giảm tương ứng 0,23% và 3,13%.

Hệ lụy của lạm phát

Trong quý I/2022, Chỉ số Giá xuất khẩu có mức tăng thấp hơn mức tăng của Chỉ số Giá nhập khẩu, từ đó làm giảm Tỷ giá Thương mại hàng hóa quý I. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang ở vị trí không thuận lợi, vì giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, trong khi giá hàng xuất khẩu không tăng tương ứng.
Chỉ số Giá sản xuất cũng có diễn biến tương tự. Ngoại trừ khu vực dịch vụ còn tăng thấp và thậm chí giảm so với cùng kỳ, các lĩnh vực còn lại đều tăng cao. Chi phí đầu vào tăng trong khi chi phí đầu ra không tăng tương ứng sẽ tác động xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2022
Việt Nam đang ‘đi ngược chiều gió’ của thế giới?
Đặt trong bối cảnh sức chống chịu của cộng đồng doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng năng nề sau hơn 2 năm dịch bệnh, thì nay, với những tác động do chi phí đầu vào tăng cao, sức khỏe doanh nghiệp sẽ càng yếu hơn nữa. Điều này, một cách hiển nhiên, sẽ làm suy yếu nền kinh tế.
Theo một số chuyên gia cũng như nhiều tổ chức nghiên cứu, việc giá cả đầu vào, lạm phát tăng cao trong năm nay sẽ ảnh hưởng tới cả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Trong quý I/2022, giá xăng dầu tổng cộng đã điều chỉnh 7 đợt, theo đó giá xăng A95 tăng 5.900 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 5.780 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.060 đồng/lít. Như vậy, bình quân quý I, giá xăng dầu trong nước tăng gần 49% so với cùng kỳ và tác động làm CPI chung tăng 1,76 điểm phần trăm.
Do xăng dầu là mặt hàng đầu vào của nền kinh tế, nên giá cả nhiều mặt hàng khác cũng đã tăng theo. Những doanh nghiệp chưa điều chỉnh giá hiện đang đề xuất tăng giá tại hệ thống siêu thị đối với các mặt hàng thịt, trứng, rau quả… do chi phí vận chuyển tăng.
Minh chứng rõ ràng nhất có thể thấy biến động giá các loại nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh từ giữa năm ngoái tới nay cũng đã ảnh hưởng rất lớn tới quá trình triển khai dự án đầu tư công của đất nước, trong khi đầu tư công được coi là một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Đông Nam Á này.
Điển hình như giá xi măng - một trong các nguyên vật liệu quan trọng trong dự án xây dựng, tính từ đầu năm 2021 đến nay, đã có 3 lần tăng giá, nhưng lần tăng giá trong tháng 3/2022 là cao nhất, với biên độ tăng 100.000 - 150.000 đồng/tấn.
Trước đó, đầu năm 2021, các doanh nghiệp điều chỉnh giá bán xi măng tăng nhẹ ở mức 50.000 đồng/tấn và tháng 11/2021, tiếp tục điều chỉnh tăng 80.000 - 90.000 đồng/tấn.
Cũng cần lưu ý rằng, giá cả đầu vào tăng cao sẽ làm khó cả nhà thầu, làm khó cả chủ đầu tư, bởi nguy cơ đội vốn là rất lớn. Đó là những rủi ro khó lường của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
Đây cũng là bài toán không dễ giải, bởi khó có thể kiềm chế được chuyện “nhập khẩu” lạm phát.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2022
Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế nghìn tỷ USD năm 2040, VND mạnh lên

Vì sao Việt Nam không cần lo lạm phát như thế giới?

Giới chuyên gia cho rằng, lời giải nằm ở các chính sách điều hành giá cả của Chính phủ, của các cơ quan quản lý nhà nước và ở cả nỗ lực tái cơ cấu, tiết giảm chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của chính doanh nghiệp.
Như Sputnik đưa tin trước đó, theo Bộ Tài chính, giá xăng dầu tăng cao, việc kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng chịu tác động từ giá xăng dầu là rất cần thiết để kịp thời xử lý tình trạng lợi dụng tăng giá bất hợp lý. Những phương án cụ thể cho giá xăng dầu đã được tính toán.
Cơ quan chức năng cũng cần đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hiện tượng găm hàng, tăng giá bất hợp lý gây lũng đoạn thị trường.
Ca Mau Fertilizer - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Việt Nam nhập lượng khổng lồ phân bón của Nga, Trung Quốc và bán mạnh sang Campuchia
Theo ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nêu quan điểm phân tích trên báo Chính phủ, trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao tại nhiều nước thì nhờ công tác quản lý, điều hành giá của Chính phủ quý I năm 2022 đạt kết quả tốt, lạm phát được kiểm soát, tránh được bão giá góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam.
Theo ông Tiến, thực tế, Việt Nam vẫn kiểm soát tốt mặt bằng giá khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2022 chỉ tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước. Tuy cao hơn mức tăng 0,29% của quý I/2021 nhưng thấp hơn mức tăng của quý I các năm 2017-2020.
Bên cạnh đó, tập quán và cơ cấu tiêu dùng của Việt Nam khác các nước. Cụ thể, theo đại diện Tổng cục Thống kê, lạm phát của Việt Nam trong quý I năm nay không tăng cao như nhiều quốc gia khác trên thế giới chủ yếu do một số nguyên nhân.
Thứ nhất, danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện tính CPI của các quốc gia khác nhau do phụ thuộc vào tập quán tiêu dùng, đồng thời cơ cấu chi tiêu dùng của hộ gia đình cũng không đồng nhất.
“Đơn cử, Mỹ và châu Âu chi tiêu dùng cho các nhóm nhà ở, điện, nước, khí đốt, giao thông, văn hóa, giải trí chiếm tỷ trọng lớn trong khi Việt Nam chủ yếu chi tiêu dùng cho lương thực, thực phẩm (chiếm tỷ trọng 27,68%)”, ông Nguyễn Trung Tiến lưu ý.
Ngoài ra, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina đã khiến giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng nhanh hơn trong thời gian vừa qua. Mỹ và các nước phương Tây có tỷ trọng chi tiêu dùng các nhóm hàng này lớn nên tỷ lệ lạm phát cao hơn Việt Nam.
Thứ hai, theo ông Tiến, Việt Nam là quốc gia có nguồn cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm dồi đào, bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân còn xuất khẩu ra thế giới nên giá cả khá ổn định. Nhóm thực phẩm quý I/2022 giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,26 điểm phần trăm.
Trong đó, giá thịt lợn giảm 21,55%; mỡ ăn giảm 22,6% và giá thịt chế biến giảm 4,63%. Giá thịt lợn giảm sâu chủ yếu do Việt Nam đã sản xuất được vaccine dịch tả lợn châu Phi nên chủ động trong phòng ngừa dịch khiến nguồn cung đảm bảo, trong khi giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao làm cho các hộ chăn nuôi phải bán sớm cắt lỗ. Bên cạnh đó, giá dịch vụ giáo dục giảm 4,24% do một số địa phương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 làm CPI giảm 0,23 điểm phần trăm.
Con lợn - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2022
Vì sao Campuchia ngừng nhập lợn sống từ Việt Nam?
Nhiều hộ gia đình trong quý I đã giảm giá hỗ trợ người thuê nhà trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến giá thuê nhà ở giảm 15,14%.
Thứ ba, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhấn mạnh, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.
Các chính sách, giải pháp tài chính tiền tệ được ban hành kịp thời đã giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như, ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01 đến hết 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022.

“Công tác điều hành giá xăng dầu theo sát diễn biến giá thế giới, nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục kịp thời. Các địa phương tăng cường quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá”, chuyên gia khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала