Chuyên gia: Vụ thử "bí mật" tên lửa siêu vượt âm cho thấy Mỹ chưa đạt được nhiều thành công

© Ảnh : Heath CajandigF-35
F-35 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2022
Đăng ký
Rất ít thông tin về vụ thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm diễn ra ở Hoa Kỳ, mà họ đã giữ im lặng để tránh leo thang căng thẳng với Nga, có thể cho thấy rằng, Mỹ đang có vấn đề với chương trình phát triển loại vũ khí này, chuyên gia quân sự nổi tiếng Alexei Leonkov nói với Sputnik.
Trước đây, đài CNN dẫn lời quan chức quốc phòng cho biết, vào giữa tháng 3 năm nay, Mỹ đã thực hiện vụ thử nghiệm “bí mật” tên lửa siêu vượt âm, nhưng đã giữ im lặng để tránh leo thang căng thẳng với Nga. Theo nguồn tin này, tên lửa siêu vượt âm do Mỹ thử nghiệm đã bay hơn 480km ở độ cao gần 20km.

Mỹ không có gì để phô trương

“Khoảng cách được công bố là 480km, tầm bay này là khá kỳ lạ có chú ý đến việc, ban đầu Mỹ đã lên kế hoạch tạo ra tên lửa siêu vượt âm tầm trung [tức là có tầm bay hơn 1.000 km]. Không có gì rõ ràng trong thông tin này – ở đây phải nói không chỉ về việc tên lửa có thể bay với tốc độ siêu vượt âm, mà về việc tên lửa có thể cơ động và bắn trúng mục tiêu. Dữ liệu này không được trình bày, có nghĩa là không có tiêu chí để đánh giá mức độ thành công của vụ thử nghiệm này", - chuyên gia Leonkov khẳng định.

Theo chuyên gia Leonkov, việc giữ bí mật các vụ thử nghiệm để “tránh leo thang căng thẳng với Nga” là cái cớ để Mỹ che giấu tình trạng thực sự của chương trình siêu vượt âm.
"Làm thế nào bạn có thể phá hỏng mối quan hệ không còn tồn tại bây giờ? Rõ ràng, trên thực tế, người Mỹ chưa có gì để phô trương, vì vậy họ tự viện ra những lý do như vậy. Thông tin này ở cấp độ đức tin "tôn giáo". Với những bài báo như vậy Mỹ như thể đang nói với chúng tôi: "Bạn chỉ cần tin rằng chúng tôi có vũ khí siêu vượt âm là thế thôi", - ông Leonkov nhấn mạnh.
Lầu Năm Góc - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Lầu Năm Góc bối rối vì Nga sử dụng tên lửa siêu thanh

Nga không có gì để che giấu

Ngược lại, Nga không che giấu những thành công của mình trong lĩnh vực phát triển vũ khí siêu vượt âm, chuyên gia lưu ý. Ví dụ, vào tháng 11 năm 2019, trong khuôn khổ Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START), Nga đã giới thiệu với các thanh sát viên Mỹ phương tiện lượn siêu vượt âm Avangard.
"Điều đáng chú ý là, trong khi Mỹ công bố thông tin này, họ đã cắt giảm chi phí chế tạo vũ khí siêu vượt âm trong nhân sách quân sự năm nay. Hoa Kỳ thường cắt giảm tài trợ chỉ khi các cuộc thử nghiệm gặp thất bại. Chính bởi vậy các nhà phát triển công bố thông tin về những "thử nghiệm bí mật", họ muốn chứng minh rằng, dự án "vẫn còn sống", - ông Leonkov nhận xét.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала