https://kevesko.vn/20220406/an-do-vong-tranh-khien-phuong-tay-lung-tung-14595741.html
Ấn Độ vòng tránh khiến phương Tây lúng túng
Ấn Độ vòng tránh khiến phương Tây lúng túng
Sputnik Việt Nam
Tuần trước Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thăm Ấn Độ, ông lưu ý rằng chính sách đối ngoại của Ấn Độ nổi bật đặc điểm độc lập và tập trung vào lợi ích quốc... 06.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-06T17:28+0700
2022-04-06T17:28+0700
2022-04-06T17:28+0700
quan điểm-ý kiến
ấn độ
nga
sergei lavrov
phương tây
chính trị
brics
ukraina
hoa kỳ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/04/06/14596850_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_ef4ff39ca049eb6f71a4643b4f8e2c95.jpg
Điều thú vị hơn cả là những gì đằng sau tuyên bố này, - quan sát viên Dmitry Kosyrev của Sputnik nhận xét trong bài viết. Mà tiếp sau nữa là vô số bình luận trên khắp thế giới về lập trường của Ấn Độ trong cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay và tại sao lại như vậy.Thuyết phục không biết mỏi và kết quảVới Trung Quốc, mọi thứ đã rõ ràng ngay từ đầu, Bắc Kinh sớm được định danh là đối thủ cạnh tranh có hệ thống với Hoa Kỳ và từ lâu đã nhận tất cả những gói trừng phạt mới «có lý do hoặc không lý do». Còn Ấn Độ lại ở tình huống khác, trong nhiều năm, người ta đã cố gắng sử dụng nước này như đòn bẩy tấn công chống Trung Quốc và do đó luôn nghiễm nhiên tính Ấn Độ vào hàng ngũ liên minh thuần túy thân phương Tây - mặc dù trên thực tế Delhi tham gia chọn lọc có ý thức. Đồng thời, Ấn Độ vẫn là thành viên của nhóm BRICS và là đối tác cố định của Nga và Trung Quốc. Làm thế nào mà tất cả những điều này tương hợp với «cơn cuồng phong trừng phạt» đã cuốn xa hơn, không chỉ ở châu Âu hoặc Hoa Kỳ?Nếu nói về phát ngôn chính thức, thì Ấn Độ lo ngại vì các sự kiện ở Ukraina, mong muốn đàm phán và hòa bình. Nhưng Ấn Độ chống lại bất kỳ biện pháp trừng phạt kinh tế. Quan điểm như vậy được gọi là trung lập và gần như trùng hợp nguyên văn với cách biểu đạt lập trường của Trung Quốc.Và đây là chi tiết tình hình tiếp theo. Chuyên gia Kosyrev lưu ý rằng trong hơn một tháng rưỡi qua, rất nhiều chính trị gia đã gọi điện hoặc thân chinh đến thăm Delhi, chắc hẳn muốn thuyết phục hoặc buộc người Ấn Độ lên án Matxcơva mà thực chất là tham gia liên minh phương Tây chống Nga và Trung Quốc. Các Thủ tướng Australia và Nhật Bản đã làm việc như vậy, chưa kể đến toàn bộ ê-kip then chốt từ Washington.Trên thực tế, Trợ lý Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Duleep Singh, Ngoại trưởng Anh Liz Truss và cố vấn Chính phủ Đức về chính sách đối ngoại và an ninh Jens Plotner đều đã có mặt ở Delhi gần như cùng lúc với ông Sergei Lavrov.Điểm khác biệt là ở chỗ Trung Quốc hứng chịu áp lực và đe dọa, trong khi Ấn Độ nghe những lời thuyết phục bất tận. Và chúng ta thấy kết quả - bao gồm cả kết quả chuyến công du của Ngoại trưởng Lavrov: Ấn Độ tiếp tục bảo lưu quan điểm trung lập, không từ chối dầu mỏ và các hàng hóa khác (kể cả vũ khí) của Nga và không tham gia vô điều kiện vào liên minh với bất kỳ ai.«Tất cả đều ghét biện pháp trừng phạt»Tại sao chỉ có nhóm các nước phương Tây hùa theo chấp nhận các lệnh trừng phạt này, tại sao những nước từ chối áp đặt cấm vận hạn chế lại gồm 80 % dân số thế giới, tức là 150 quốc gia trên tổng số 193? Tại sao không có nước nào từ châu Phi, Trung Đông hoặc Mỹ Latinh tham gia lệnh trừng phạt? - cựu nhân viên ngoại giao Trung Quốc Chu Hiểu Minh nêu câu hỏi trên tờ South China Morning Post của Hồng Kông. Và ông trả lời: Có thực trạng như vậy bởi các biện pháp trừng phạt chưa bao giờ mang về lợi ích cho bất kỳ ai, nhưng lại có nghĩa là rất nhiều thiệt hại hiện thực. Vì vậy, việc ký vào nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án Nga là một chuyện, còn tự nguyện gây thiệt hại kinh tế cho chính mình lại là chuyện khác. Các biện pháp trừng phạt bị tất cả ghét bỏ, dù tham gia hay không. Ví dụ, vì trừng phạt mà giá phân bón ở Thái Lan đã tăng gấp ba.Tái định hình nền kinh tế thế giớiỞ đây cần nêu ý tưởng quan trọng: trừng phạt không áp đặt vì lợi ích của Ukraina, mà vì lợi ích hàm chứa trong bản thân lệnh trừng phạt. Chuyện ở đây nói về dự án hoành tráng nhằm phân chia nền kinh tế thế giới thành hai khu vực, phương Tây và bên nữa giả thiết gồm Trung Quốc-Nga, - quan sát viên Kosyrev lưu ý. Bởi theo các tiêu chuẩn và quy tắc có hiệu lực cho đến ngày hôm qua, giành chiến thắng trong cuộc đấu không phải là phương Tây, mà là Trung Quốc và nhiều nước khác trong đó có LB Nga. Ở đây người ta sử dụng Ukraina như cái cớ, nhưng mảnh vỡ bạo lực phá hoại nền kinh tế thế giới đã diễn ra từ lâu, trong vài năm.Do đó, đối với phương Tây hiện nay hướng nỗ lực chính là kéo thêm nhiều nước về phía thi hành lệnh trừng phạt, dù họ không muốn chăng nữa.Thế rồi chuyện gì đang diễn ra cụ thể với Ấn Độ? Tạp chí Mỹ Foreign Policy nói rằng chính giới Ấn Độ rất hài lòng với tình hình mô tả trên đây, khi đất nước họ hoá ra được mọi người cần đến. Như vậy, có thể nhận được vô số lợi ích, vốn bốc hơi ngay khi thuộc về quyền lực vô điều kiện của «chủ nhân độc nhất». Cộng thêm vào đây là nét đặc biệt của tình hình: Ấn Độ hôm nay là quốc gia đầy tự hào, những nỗ lực dù nhỏ nhất hòng gây áp lực với Delhi đều gặp phản ứng dữ dội.Đồng thời, Delhi nhận thức rõ rằng chính sách cân bằng như vậy nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Tất cả các tư tưởng gia thân phương Tây đều lên tiếng trên các phương tiện truyền thông Ấn Độ, nhưng đối thủ của họ cũng phản biện mạnh. Mạng xã hội và bộ phận đông đảo cư dân ủng hộ Nga. Dù sao cũng không nên quên rằng những sự kiện hỗn loạn ở hai nước láng giềng Pakistan và Sri Lanka hiện đang khiến người dân Ấn Độ lo ngại hơn nhiều so với những gì đang xảy ra ở Ukraina xa xôi. Tuy nhiên có chuyện đáng chú ý đóng vai trò đặc biệt là Kiev không cho phép công dân Ấn Độ rời khỏi đất nước, còn Nga cố gắng giúp đỡ họ.Báo The Washington Post dẫn ra dự đoán khái quát khá lạ cho câu chuyện này (gồm cả chuyến công du của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov), rằng tình hình như vậy sẽ còn tiếp nối rất lâu. Chính quyền Biden sẽ tiếp tục gây sức ép với Delhi, nhưng đừng mong kết quả nhanh chóng từ áp lực. Như đang thấy, viễn cảnh tương tự đang chờ đợi 150 nước trên thế giới, là những quốc gia ghét biện pháp trừng phạt và cố gắng không tham gia.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20220331/an-do-va-nga-hoan-thanh-cong-viec-thay-the-swift-14486731.html
https://kevesko.vn/20220322/thu-truong-ngoai-giao-my-hoi-thuc-an-do-len-an-nga-14341638.html
https://kevesko.vn/20220403/quoc-hoi-my-dang-mat-dan-vai-tro-quoc-te-trong-boi-canh-tinh-hinh-ukraina-14526359.html
ấn độ
phương tây
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/04/06/14596850_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_e52331d11959f0fb4cfd9dcfd2f3d3fe.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
quan điểm-ý kiến, ấn độ, nga, sergei lavrov, phương tây, chính trị, brics, ukraina, hoa kỳ
quan điểm-ý kiến, ấn độ, nga, sergei lavrov, phương tây, chính trị, brics, ukraina, hoa kỳ
Ấn Độ vòng tránh khiến phương Tây lúng túng
Tuần trước Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thăm Ấn Độ, ông lưu ý rằng chính sách đối ngoại của Ấn Độ nổi bật đặc điểm độc lập và tập trung vào lợi ích quốc gia chính đáng.
«Liên quan đến việc sử dụng đồng rúp và đồng rupee trong các giao dịch tài chính thương mại, tôi muốn nhắc rằng nhiều năm trước, chúng tôi đã bắt đầu rời xa USD và đồng euro trong quan hệ với Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, để sử dụng đồng bản tệ quốc gia nhiều hơn. Trong hoàn cảnh hiện tại, xu thế này đương nhiên sẽ tăng lên. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Ấn Độ bất kỳ loại hàng hóa nào mà Delhi muốn mua. Đây là con đường vòng vượt qua chướng ngại vật nhân tạo dựng lên từ lệnh trừng phạt bất hợp pháp của phương Tây. Về mặt chủ quyền hợp tác kỹ thuật-quân sự, không cần nghi ngờ gì, chắc chắn sẽ có giải pháp thích ứng», - ông Lavrov tuyên bố.
Điều thú vị hơn cả là những gì đằng sau tuyên bố này, - quan sát viên Dmitry Kosyrev của Sputnik nhận xét trong bài viết. Mà tiếp sau nữa là vô số bình luận trên khắp thế giới về lập trường của Ấn Độ trong cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay và tại sao lại như vậy.
Thuyết phục không biết mỏi và kết quả
Với Trung Quốc, mọi thứ đã rõ ràng ngay từ đầu, Bắc Kinh sớm được định danh là đối thủ cạnh tranh có hệ thống với Hoa Kỳ và từ lâu đã nhận tất cả những gói trừng phạt mới «có lý do hoặc không lý do». Còn Ấn Độ lại ở tình huống khác, trong nhiều năm, người ta đã cố gắng sử dụng nước này như đòn bẩy tấn công chống Trung Quốc và do đó luôn nghiễm nhiên tính Ấn Độ vào hàng ngũ liên minh thuần túy thân phương Tây - mặc dù trên thực tế Delhi tham gia chọn lọc có ý thức. Đồng thời, Ấn Độ vẫn là thành viên của nhóm BRICS và là đối tác cố định của Nga và Trung Quốc. Làm thế nào mà tất cả những điều này tương hợp với
«cơn cuồng phong trừng phạt» đã cuốn xa hơn, không chỉ ở châu Âu hoặc Hoa Kỳ?
Nếu nói về phát ngôn chính thức, thì Ấn Độ lo ngại vì các sự kiện ở Ukraina, mong muốn đàm phán và hòa bình. Nhưng Ấn Độ
chống lại bất kỳ biện pháp trừng phạt kinh tế. Quan điểm như vậy được gọi là trung lập và gần như trùng hợp nguyên văn với cách biểu đạt lập trường của Trung Quốc.
Và đây là chi tiết tình hình tiếp theo. Chuyên gia Kosyrev lưu ý rằng trong hơn một tháng rưỡi qua, rất nhiều chính trị gia đã gọi điện hoặc thân chinh đến thăm Delhi, chắc hẳn muốn thuyết phục hoặc buộc người Ấn Độ lên án Matxcơva mà thực chất là tham gia liên minh phương Tây chống Nga và Trung Quốc. Các Thủ tướng Australia và Nhật Bản đã làm việc như vậy, chưa kể đến toàn bộ ê-kip then chốt từ Washington.
Trên thực tế, Trợ lý Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Duleep Singh, Ngoại trưởng Anh Liz Truss và cố vấn Chính phủ Đức về chính sách đối ngoại và an ninh Jens Plotner đều đã có mặt ở Delhi gần như cùng lúc với ông Sergei Lavrov.
Điểm khác biệt là ở chỗ Trung Quốc hứng chịu áp lực và đe dọa, trong khi Ấn Độ nghe những lời thuyết phục bất tận. Và chúng ta thấy kết quả - bao gồm cả kết quả chuyến công du của Ngoại trưởng Lavrov:
Ấn Độ tiếp tục bảo lưu quan điểm trung lập, không từ chối dầu mỏ và các hàng hóa khác (kể cả vũ khí) của Nga và không tham gia vô điều kiện vào liên minh với bất kỳ ai.
«Tất cả đều ghét biện pháp trừng phạt»
Tại sao chỉ có nhóm các nước phương Tây hùa theo chấp nhận các lệnh trừng phạt này, tại sao những nước từ chối áp đặt cấm vận hạn chế lại gồm 80 % dân số thế giới, tức là 150 quốc gia trên tổng số 193? Tại sao không có nước nào từ châu Phi, Trung Đông hoặc Mỹ Latinh tham gia lệnh trừng phạt? - cựu nhân viên ngoại giao Trung Quốc Chu Hiểu Minh nêu câu hỏi trên tờ South China Morning Post của Hồng Kông. Và ông trả lời: Có thực trạng như vậy bởi các biện pháp trừng phạt chưa bao giờ mang về lợi ích cho bất kỳ ai, nhưng lại có nghĩa là rất nhiều thiệt hại hiện thực. Vì vậy, việc ký vào nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án Nga là một chuyện, còn tự nguyện gây thiệt hại kinh tế cho chính mình lại là chuyện khác. Các biện pháp trừng phạt bị tất cả ghét bỏ, dù tham gia hay không. Ví dụ, vì trừng phạt mà giá phân bón ở Thái Lan đã tăng gấp ba.
Tái định hình nền kinh tế thế giới
Ở đây cần nêu ý tưởng quan trọng: trừng phạt không áp đặt vì lợi ích của Ukraina, mà vì lợi ích hàm chứa trong bản thân lệnh trừng phạt. Chuyện ở đây nói về dự án hoành tráng nhằm phân chia nền kinh tế thế giới thành hai khu vực, phương Tây và bên nữa giả thiết gồm Trung Quốc-Nga, - quan sát viên Kosyrev lưu ý. Bởi theo các tiêu chuẩn và quy tắc có hiệu lực cho đến ngày hôm qua, giành chiến thắng trong cuộc đấu không phải là phương Tây, mà là Trung Quốc và nhiều nước khác trong đó có LB Nga. Ở đây người ta
sử dụng Ukraina như cái cớ, nhưng mảnh vỡ bạo lực phá hoại nền kinh tế thế giới đã diễn ra từ lâu, trong vài năm.
Do đó, đối với phương Tây hiện nay hướng nỗ lực chính là kéo thêm nhiều nước về phía thi hành lệnh trừng phạt, dù họ không muốn chăng nữa.
Thế rồi chuyện gì đang diễn ra cụ thể với Ấn Độ? Tạp chí Mỹ Foreign Policy nói rằng chính giới Ấn Độ rất hài lòng với tình hình mô tả trên đây, khi đất nước họ hoá ra được mọi người cần đến. Như vậy, có thể nhận được vô số lợi ích, vốn bốc hơi ngay khi thuộc về quyền lực vô điều kiện của «chủ nhân độc nhất». Cộng thêm vào đây là nét đặc biệt của tình hình: Ấn Độ hôm nay là quốc gia đầy tự hào, những nỗ lực dù nhỏ nhất hòng gây áp lực với Delhi đều gặp phản ứng dữ dội.
Đồng thời, Delhi nhận thức rõ rằng chính sách cân bằng như vậy nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Tất cả các tư tưởng gia thân phương Tây đều lên tiếng trên các phương tiện truyền thông Ấn Độ, nhưng đối thủ của họ cũng phản biện mạnh. Mạng xã hội và bộ phận đông đảo cư dân ủng hộ Nga. Dù sao cũng không nên quên rằng những sự kiện hỗn loạn ở hai nước láng giềng Pakistan và
Sri Lanka hiện đang khiến người dân Ấn Độ lo ngại hơn nhiều so với những gì đang xảy ra ở Ukraina xa xôi. Tuy nhiên có chuyện đáng chú ý đóng vai trò đặc biệt là Kiev không cho phép công dân Ấn Độ rời khỏi đất nước, còn Nga cố gắng giúp đỡ họ.
Báo The Washington Post dẫn ra dự đoán khái quát khá lạ cho câu chuyện này (gồm cả chuyến công du của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov), rằng tình hình như vậy sẽ còn tiếp nối rất lâu. Chính quyền Biden sẽ tiếp tục gây sức ép với Delhi, nhưng đừng mong kết quả nhanh chóng từ áp lực. Như đang thấy, viễn cảnh tương tự đang chờ đợi 150 nước trên thế giới, là những quốc gia ghét biện pháp trừng phạt và cố gắng không tham gia.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.