https://kevesko.vn/20220406/phi-cong-goi-10-lan-khong-duoc-nhan-vien-khong-luu-cat-bi-co-ngu-gat-14598214.html
Phi công gọi 10 lần không được, nhân viên không lưu Cát Bi có ngủ gật?
Phi công gọi 10 lần không được, nhân viên không lưu Cát Bi có ngủ gật?
Sputnik Việt Nam
Cục Hàng không đang xác minh vụ phi công “gọi 10 lần vẫn không liên lạc được” kiểm soát viên không lưu sân bay Cát Bi. 06.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-06T19:12+0700
2022-04-06T19:12+0700
2022-04-06T19:12+0700
việt nam
xã hội
hàng không
cục hàng không việt nam
sân bay
chuyến bay
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/04/06/14599868_344:0:2861:1416_1920x0_80_0_0_30c356120ecd38d7b2a99875788eec57.jpg
Trước đó, phi công chuyến bay VJ671 từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng) đi Buôn Ma Thuột đã gọi 10 cuộc trên tần số liên lạc nhưng vẫn không sao kết nối được với nhân viên trực Tháp điều khiến đài không lưu Cát Bi, nghi vấn do kiểm soát viên không lưu có thể đang ngủ gật.Gọi 10 cuộc không liên lạc đượcVụ việc được báo cáo xảy ra hôm 18/3 với chuyến bay VJ671 từ cảng hàng không Cát Bi - Hải Phòng đi Buôn Ma Thuột.Vào khoảng 5h30 đến 5h58p sáng 18/3, phi công chuyến VJ671 đã cố gọi đến tháp điều khiển không lưu sân bay Cát Bi hơn 10 lần trên tần số liên lạc và ba lần qua tần số khẩn nguy để phối hợp nắm thông tin trước chuyến bay (dự kiến cất cánh lúc 6h15 sáng cùng ngày) nhưng mãi không thấy kiểm soát viên không lưu bắt máy trả lời.Do không liên lạc được với nhân viên trực tại đài không lưu Cát Bi nên phi công chuyến VJ671 đã phải liên lạc với cơ quan chỉ huy ACC tại Hà Nội thông báo việc không liên lạc được với Tháp điều khiển sân bay Cát Bi.Ngay sau đó, cơ quan chỉ huy ACC Hà Nội đã liên lạc với Tháp điều khiển sân bay Cát Bi, đến khoảng hơn 6 giờ cùng ngày, kiểm soát viên không lưu tại Cát Bi đã liên lạc với phi công chuyến bay trên để khởi hành như dự kiến.Thông tin ban đầu cho thấy, tại Tháp điều khiển sân bay Cát Bi sáng sớm ngày 18/3 chỉ có 2 nhân viên trực, gồm một kiểm soát viên trực điều hành bay và một nhân viên kỹ thuật.Đáng chú ý, kiểm soát viên quản lý kíp trực sau đó mới có mặt vào chiều tối 18/3.Nhân viên không lưu có ngủ gật hay không?Trao đổi với báo chí ngày 6/4, lãnh đạo Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) xác nhận có vụ việc phi công liên lạc trên 10 lần với Tháp điều khiển sân bay Cát Bi nhưng không liên lạc được.Phía VATM cũng cho hay “đã làm việc” với các cá nhân liên quan trong vụ việc.Đại diện Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam nêu rõ, máy bay của Vietjet trước đó đã nằm qua đêm tại sân bay Cát Bi và dự kiến cất cánh sáng sớm 18/3, nhưng phi công “gọi sớm hơn giờ dự kiến”.Theo đại diện VATM chia sẻ với Thanh Niên, thời điểm chưa có cất hạ bay theo quy định chỉ cần kiểm soát viên trực điều hành và 1 nhân viên kỹ thuật.Trả lời về nghi vấn liệu có phải kiểm soát viên không lưu đã ngủ gật nên không nghe thấy cuộc gọi của phi công hay không, theo lãnh đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, camera khá mờ nên theo quan sát cả 2 nhân viên đều ngồi trên ghế, ghế được đẩy ra một chút khỏi bàn điều khiển.Tuy vậy, không thể biết 2 nhân viên trên có ngủ hay không. Bàn về sự cố này có uy hiếp an toàn bay hay không, lãnh đạo VATM khẳng định, máy bay sau đó vẫn cất cánh đúng giờ, đảm bảo an toàn theo quy định.Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã yêu cầu có các giải pháp trong trường hợp kiểm soát viên không lưu không đeo headset, phải có chuông, quán xuyến kíp trực để tránh tình huống lơ đãng không nghe.Cục Hàng không lên tiếngVề sự việc này, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho hay, Cục Hàng không đã lập tổ xác minh vụ việc phi công chuyến VJ671 gọi nhiều lần nhưng không liên lạc được với nhân viên kiểm soát không lưu trực tại Tháp không lưu Cát Bi.Theo Cục Hàng không, chuyến bay VJ 671 có lịch cất cánh từ sân bay Cát Bi lúc 6h15 ngày 18/3. Lúc 5h30 cùng ngày, phi công liên lạc với Đài kiểm soát không lưu Cát Bi để nắm thông tin khí tượng tại sân bay Cát Bi và sân bay Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc gọi không thấy kiểm soát viên trả lời.Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, qua kiểm tra dữ liệu camera tại Đài kiểm soát không lưu Cát Bi, thời điểm đó Đài kiểm soát không lưu Cát Bi “có nhân viên trực điều hành bay”.Góc quay từ phía sau lưng nhân viên không lưu cho thấy người này có đeo tai nghe nhưng không rõ vì sao không nhận được cuộc gọi từ phi công. Cục Hàng không cũng nắm được việc thời điểm phi công gọi không lưu sớm hơn giờ dự kiến khởi hành chuyến bay.Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết bước đầu Tổng công ty Quản lý bay sẽ có trách nhiệm xử lý, kỷ luật nhân viên, kíp trực không lưu. Phía Cục Hàng không sẽ xác minh vụ việc và có kết luận chính thức.Đáng chú ý, đây không phải lần đầu xảy ra sự việc “mãi không liên lạc được” với nhân viên kiểm soát không lưu tại sân bay Cát Bi. Trước đó, hồi tháng 3/2017, sự cố tương tự đã khiến hai chuyến bay bị trễ giờ vì kiểm soát viên không lưu ngủ gật.
https://kevesko.vn/20220304/vi-sao-chuyen-bay-dau-tien-giai-cuu-kieu-bao-tu-ukraina-co-the-thay-doi-dia-diem-14043580.html
https://kevesko.vn/20220224/nong-de-xuat-bo-truong-cong-an-co-quyen-ngung-chuyen-bay-trong-tinh-huong-khan-cap-13898805.html
https://kevesko.vn/20220324/cuc-hang-khong-viet-nam-bat-den-xanh-cho-ipp-air-cargo-cua-ong-trum-hang-hieu-14371112.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/04/06/14599868_658:0:2546:1416_1920x0_80_0_0_50b4abcf37175c1318f82d9f65dd4350.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, xã hội, hàng không, cục hàng không việt nam, sân bay, chuyến bay
việt nam, xã hội, hàng không, cục hàng không việt nam, sân bay, chuyến bay
Trước đó, phi công chuyến bay VJ671 từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng) đi Buôn Ma Thuột đã gọi 10 cuộc trên tần số liên lạc nhưng vẫn không sao kết nối được với nhân viên trực Tháp điều khiến đài không lưu Cát Bi, nghi vấn do kiểm soát viên không lưu có thể đang ngủ gật.
Gọi 10 cuộc không liên lạc được
Vụ việc được báo cáo xảy ra hôm 18/3 với chuyến bay VJ671 từ cảng hàng không Cát Bi - Hải Phòng đi
Buôn Ma Thuột.
Vào khoảng 5h30 đến 5h58p sáng 18/3, phi công chuyến VJ671 đã cố gọi đến tháp điều khiển không lưu sân bay Cát Bi hơn 10 lần trên tần số liên lạc và ba lần qua tần số khẩn nguy để phối hợp nắm thông tin trước chuyến bay (dự kiến cất cánh lúc 6h15 sáng cùng ngày) nhưng mãi không thấy kiểm soát viên không lưu bắt máy trả lời.
Do không liên lạc được với nhân viên trực tại đài không lưu Cát Bi nên phi công chuyến VJ671 đã phải liên lạc với cơ quan chỉ huy ACC tại Hà Nội thông báo việc không liên lạc được với Tháp điều khiển sân bay Cát Bi.
Ngay sau đó, cơ quan chỉ huy ACC Hà Nội đã liên lạc với Tháp điều khiển sân bay Cát Bi, đến khoảng hơn 6 giờ cùng ngày, kiểm soát viên không lưu tại Cát Bi đã liên lạc với phi công chuyến bay trên để khởi hành như dự kiến.
Thông tin ban đầu cho thấy, tại Tháp điều khiển sân bay Cát Bi sáng sớm ngày 18/3 chỉ có 2 nhân viên trực, gồm một kiểm soát viên trực điều hành bay và một nhân viên kỹ thuật.
Đáng chú ý, kiểm soát viên quản lý kíp trực sau đó mới có mặt vào chiều tối 18/3.
Nhân viên không lưu có ngủ gật hay không?
Trao đổi với báo chí ngày 6/4, lãnh đạo Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) xác nhận có vụ việc phi công liên lạc trên 10 lần với Tháp điều khiển sân bay Cát Bi nhưng không liên lạc được.
Phía VATM cũng cho hay “đã làm việc” với các cá nhân liên quan trong vụ việc.
Đại diện Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam nêu rõ, máy bay của Vietjet trước đó đã nằm qua đêm tại sân bay Cát Bi và dự kiến cất cánh sáng sớm 18/3, nhưng phi công “gọi sớm hơn giờ dự kiến”.
Theo đại diện VATM chia sẻ với Thanh Niên, thời điểm chưa có cất hạ bay theo quy định chỉ cần kiểm soát viên trực điều hành và 1 nhân viên kỹ thuật.
“Tuy nhiên, theo camera quan sát tại phòng điều hành, khi phi công gọi thì kiểm soát viên không lưu không đeo headset (tai nghe và micro điều khiển) nên không biết được có cuộc gọi”, vị này cho biết.
Trả lời về nghi vấn liệu có phải kiểm soát viên không lưu đã ngủ gật nên không nghe thấy cuộc gọi của phi công hay không, theo lãnh đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, camera khá mờ nên theo quan sát cả 2 nhân viên đều ngồi trên ghế, ghế được đẩy ra một chút khỏi bàn điều khiển.
Tuy vậy, không thể biết 2 nhân viên trên có ngủ hay không. Bàn về sự cố này có uy hiếp an toàn bay hay không, lãnh đạo VATM khẳng định, máy bay sau đó vẫn cất cánh đúng giờ, đảm bảo an toàn theo quy định.
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã yêu cầu có các giải pháp trong trường hợp kiểm soát viên không lưu không đeo headset, phải có chuông, quán xuyến kíp trực để tránh tình huống lơ đãng không nghe.
Về sự việc này, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng
Cục Hàng không Việt Nam cho hay, Cục Hàng không đã lập tổ xác minh vụ việc phi công chuyến VJ671 gọi nhiều lần nhưng không liên lạc được với nhân viên kiểm soát không lưu trực tại Tháp không lưu Cát Bi.
Theo Cục Hàng không, chuyến bay VJ 671 có lịch cất cánh từ sân bay Cát Bi lúc 6h15 ngày 18/3. Lúc 5h30 cùng ngày, phi công liên lạc với Đài kiểm soát không lưu Cát Bi để nắm thông tin khí tượng tại sân bay Cát Bi và sân bay Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc gọi không thấy kiểm soát viên trả lời.
Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, qua kiểm tra dữ liệu camera tại Đài kiểm soát không lưu Cát Bi, thời điểm đó Đài kiểm soát không lưu Cát Bi “có nhân viên trực điều hành bay”.
Góc quay từ phía sau lưng nhân viên không lưu cho thấy người này có đeo tai nghe nhưng không rõ vì sao không nhận được cuộc gọi từ phi công. Cục Hàng không cũng nắm được việc thời điểm phi công gọi không lưu sớm hơn giờ dự kiến khởi hành chuyến bay.
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết bước đầu Tổng công ty Quản lý bay sẽ có trách nhiệm xử lý, kỷ luật nhân viên, kíp trực không lưu. Phía Cục Hàng không sẽ xác minh vụ việc và có kết luận chính thức.
“Trước mắt, Cục đã yêu cầu đưa các cá nhân trực tiếp trong vụ việc ra khỏi dây chuyền điều hành bay”, ông Đinh Việt Thắng thông tin và nhấn mạnh, Cục Hàng không sẽ có thông tin cụ thể khi có kết luận chính thức cũng như biện pháp xử lý các tổ chức và cá nhân liên quan nếu có sai phạm.
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu xảy ra sự việc “mãi không liên lạc được” với nhân viên kiểm soát không lưu tại sân bay Cát Bi. Trước đó, hồi tháng 3/2017, sự cố tương tự đã khiến hai chuyến bay bị trễ giờ vì kiểm soát viên không lưu ngủ gật.