https://kevesko.vn/20220407/tai-sao-the-gioi-muon-bat-tay-voi-viet-nam-chong-min-sat-thuong-14608762.html
Tại sao thế giới muốn ‘bắt tay’ với Việt Nam chống mìn sát thương?
Tại sao thế giới muốn ‘bắt tay’ với Việt Nam chống mìn sát thương?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Đặc phái viên Công ước Quốc tế về cấm mìn sát thương mong muốn hỗ trợ Việt Nam hơn nữa trong việc thúc đẩy rà phá, cứu trợ nạn nhân của mìn... 07.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-07T10:08+0700
2022-04-07T10:08+0700
2022-04-07T10:03+0700
việt nam
phá bom mìn
liên hợp quốc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/0a/14157355_0:11:1988:1129_1920x0_80_0_0_ed9ce9bfed1609c7fc4bc634abd152f9.jpg
Công ước Quốc tế về cấm mìn sát thương được thông qua tháng 9/1997 tại Ottawa (còn gọi là Công ước Ottawa) nhằm cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất và chuyển giao mìn sát thương trên toàn thế giới.Công ước đề ra nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa, giúp nhấn mạnh những hậu quả lớn của mìn sát thương sót lại sau chiến tranh, tạo lập những khuôn khổ, cơ chế để thúc đẩy nỗ lực chung của quốc tế tại nhiều quốc gia trong công tác rà phá, cứu trợ nạn nhân, nâng cao nhận thức và huy động nguồn lực hỗ trợ các công tác đó. Đến nay, đã có 164 nước đã tham gia công ước.Kinh nghiệm của Việt Nam sẽ giúp ích cho thế giớiNgày 6/4 (theo giờ New York), Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), đã có cuộc gặp làm việc với ông Mired Raah Zeid Al-Hussein, Hoàng thân Jordan, đặc phái viên Công ước Quốc tế về cấm mìn sát thương (Công ước Ottawa).Tại buổi làm việc, đặc phái viên Al-Hussein đánh giá cao các nỗ lực Việt Nam trong vấn đề khắc phục hậu quả bom mìn, cũng như tích cực tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.Đặc biệt, Đặc phái viên bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hơn nữa trong việc thúc đẩy rà phá, cứu trợ nạn nhân, đồng thời mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng góp tiếng nói nhằm nâng cao sự quan tâm của quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn quý báu của Việt Nam trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn.Tại cuộc làm việc, hai bên cũng nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi, chia sẻ thông tin về các dự án, hội nghị, hội thảo về hỗ trợ nạn nhân bom mìn trong thời gian tới.Việt Nam cần thêm nhiều nguồn lực để rà phá bom mìnĐây là đề xuất của Đại sứ Đặng Hoàng Giang trong buổi tiếp và làm việc với đặc phái viên Al-Hussein. Đại sứ chia sẻ rằng, mặc dù chiến tranh đã chấm dứt cách đây nhiều năm tại Việt Nam nhưng bom mìn còn sót lại vẫn gây ra nhiều đau thương, để lại những hậu quả to lớn cho đến tận ngày nay.Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam trong nhiều năm qua đã luôn quan tâm, hết sức nỗ lực nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có vấn đề bom mìn, cứu trợ nạn nhân. Tuy nhiên, Việt Nam còn cần thêm nhiều nguồn lực cũng như sự hỗ trợ của quốc tế để có thể hoàn tất rà phá khối lượng lớn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.Bên cạnh đó, Đại sứ bày tỏ trân trọng đối với sự giúp đỡ quý báu của nhiều đối tác quốc tế dành cho Việt Nam thời gian qua; cảm ơn những nỗ lực của đặc phái viên trong việc thúc đẩy sự quan tâm chung của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề sẽ còn kéo dài tại nhiều nơi trên thế giới.Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam chia sẻ những nỗ lực chung của quốc tế và của cá nhân đặc phái viên trong lĩnh vực này; ủng hộ nhiều nội dung quan trọng và khía cạnh nhân đạo trong các công ước có liên quan, trong đó có Công ước Ottawa, đồng thời luôn tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, qua cả kênh song phương và đa phương.Được biết, từ khi được thông qua năm 1997 tới nay, Công ước Ottawa đã mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cộng đồng quốc tế, giúp tạo khuôn khổ để thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo chuẩn mực về rà phá mìn sát thương, hỗ trợ nạn nhân tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.Qua đó, việc thực hiện công ước giúp tạo thêm điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ mạng sống con người, tạo ra các vùng đất sạch bom mìn vì cuộc sống yên bình của người dân.
https://kevesko.vn/20220404/viet-nam-moi-nam-chi-bao-nhieu-de-khac-phuc-hau-qua-bom-min-14544252.html
https://kevesko.vn/20211203/viet-nam-can-3450-ty-dong-tu-nuoc-ngoai-de-khac-phuc-hau-qua-bom-min-12721943.html
https://kevesko.vn/20210409/ve-thoi-dong-doi-oi-viet-nam-dau-dau-ra-pha-bom-min-tim-hai-cot-liet-si-10349516.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/0a/14157355_110:0:1878:1326_1920x0_80_0_0_4c86ab7a0c971a50799ff2a8289aa886.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, phá bom mìn, liên hợp quốc
việt nam, phá bom mìn, liên hợp quốc
Tại sao thế giới muốn ‘bắt tay’ với Việt Nam chống mìn sát thương?
HÀ NỘI (Sputnik) - Đặc phái viên Công ước Quốc tế về cấm mìn sát thương mong muốn hỗ trợ Việt Nam hơn nữa trong việc thúc đẩy rà phá, cứu trợ nạn nhân của mìn sát thương.
Công ước Quốc tế về cấm mìn sát thương được thông qua tháng 9/1997 tại Ottawa (còn gọi là Công ước Ottawa) nhằm cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất và chuyển giao mìn sát thương trên toàn thế giới.
Công ước đề ra nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa, giúp nhấn mạnh những hậu quả lớn của mìn sát thương sót lại
sau chiến tranh, tạo lập những khuôn khổ, cơ chế để thúc đẩy nỗ lực chung của quốc tế tại nhiều quốc gia trong công tác rà phá, cứu trợ nạn nhân, nâng cao nhận thức và huy động nguồn lực hỗ trợ các công tác đó. Đến nay, đã có 164 nước đã tham gia công ước.
Kinh nghiệm của Việt Nam sẽ giúp ích cho thế giới
Ngày 6/4 (theo giờ New York), Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng
Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), đã có cuộc gặp làm việc với ông Mired Raah Zeid Al-Hussein, Hoàng thân Jordan, đặc phái viên Công ước Quốc tế về cấm mìn sát thương (Công ước Ottawa).
Tại buổi làm việc, đặc phái viên Al-Hussein đánh giá cao các nỗ lực Việt Nam trong vấn đề khắc phục hậu quả bom mìn, cũng như tích cực tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Đặc biệt, Đặc phái viên bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hơn nữa trong việc thúc đẩy rà phá, cứu trợ nạn nhân, đồng thời mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng góp tiếng nói nhằm nâng cao sự quan tâm của quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn quý báu của Việt Nam trong công tác
khắc phục hậu quả bom mìn.
Tại cuộc làm việc, hai bên cũng nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi, chia sẻ thông tin về các dự án, hội nghị, hội thảo về hỗ trợ nạn nhân bom mìn trong thời gian tới.
3 Tháng Mười Hai 2021, 17:03
Việt Nam cần thêm nhiều nguồn lực để rà phá bom mìn
Đây là đề xuất của Đại sứ Đặng Hoàng Giang trong buổi tiếp và làm việc với đặc phái viên Al-Hussein. Đại sứ chia sẻ rằng, mặc dù chiến tranh đã chấm dứt cách đây nhiều năm tại Việt Nam nhưng bom mìn còn sót lại vẫn gây ra nhiều đau thương, để lại những hậu quả to lớn cho đến tận ngày nay.
Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước,
Chính phủ Việt Nam trong nhiều năm qua đã luôn quan tâm, hết sức nỗ lực nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có vấn đề bom mìn, cứu trợ nạn nhân. Tuy nhiên, Việt Nam còn cần thêm nhiều nguồn lực cũng như sự hỗ trợ của quốc tế để có thể hoàn tất rà phá khối lượng lớn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
Bên cạnh đó, Đại sứ bày tỏ trân trọng đối với sự giúp đỡ quý báu của nhiều đối tác quốc tế dành cho Việt Nam thời gian qua; cảm ơn những nỗ lực của đặc phái viên trong việc thúc đẩy sự quan tâm chung của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề sẽ còn kéo dài tại nhiều nơi trên thế giới.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam chia sẻ những nỗ lực chung của quốc tế và của cá nhân đặc phái viên trong lĩnh vực này; ủng hộ nhiều nội dung quan trọng và khía cạnh nhân đạo trong các công ước có liên quan, trong đó có Công ước Ottawa, đồng thời luôn tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, qua cả kênh song phương và đa phương.
Được biết, từ khi được thông qua năm 1997 tới nay, Công ước Ottawa đã mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cộng đồng quốc tế, giúp tạo khuôn khổ để thúc đẩy
hợp tác quốc tế, tạo chuẩn mực về rà phá mìn sát thương, hỗ trợ nạn nhân tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Qua đó, việc thực hiện công ước giúp tạo thêm điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ mạng sống con người, tạo ra các vùng đất sạch bom mìn vì cuộc sống yên bình của người dân.