Người đứng đầu Bosch: Việc từ chối khí đốt của Nga đe dọa sức mạnh kinh tế của Đức

© AP Photo / Michael ProbstBầu trời buổi tối trên Bundestag, Berlin
Bầu trời buổi tối trên Bundestag, Berlin - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Việc Đức từ chối khí đốt của Nga sẽ dẫn đến ngừng trệ hoàn toàn khâu sản xuất tại các nhà máy của tập đoàn Bosch, ông Stefan Hartung đứng đầu tập đoàn này cho biết trong cuộc phỏng vấn của báo Handelsblatt.

"20% ​​nhu cầu năng lượng của tập đoàn chúng tôi được đáp ứng bằng khí đốt. Dễ thấy là nếu Berlin từ chối nguồn năng lượng từ Nga, chuỗi cung ứng sẽ bị gián đoạn, và không chỉ với Bosch", - ông cho biết.

Theo quan điểm của doanh nhân Hartung, hậu quả thậm chí có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với đại dịch coronavirus: Đức có nguy cơ hủy diệt "cơ sở công nghiệp của sức mạnh kinh tế".
Các nước phương Tây đã áp đặt những biện pháp trừng phạt quy mô lớn chống Nga sau khi Matxcơva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hoá Ukraina. Các hạn chế ảnh hưởng trước hết đến lĩnh vực ngân hàng và khâu cung cấp sản phẩm công nghệ cao. Ở châu Âu vang lên lời kêu gọi từ bỏ nguồn năng lượng của Nga. Một số công ty đã chấm dứt hoạt động trên lãnh thổ Nga.
Theo nhận định của Điện Kremlin, những hạn chế và trừng phạt này là cuộc chiến kinh tế chưa từng có, nhưng Nga đã sẵn sàng đối phó với diễn biến sự kiện như vậy. Ngân hàng Trung ương Nga thi hành biện pháp để bình ổn tình hình trên thị trường ngoại hối; các khoản thanh toán trong giao dịch cung cấp khí đốt cho các nước «không thân thiện» được thực hiện bằng đồng rúp.
Áp lực trừng phạt chống Matxcơva đã biến thành vấn đề kinh tế đối với Hoa Kỳ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng nghiêm trọng.
Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2022
Người Đức được cho biết điều gì chờ đợi họ nếu không có khí đốt Nga
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала