https://kevesko.vn/20220412/khong-chiu-noi-ap-luc-gia-nhien-lieu-cuc-hang-khong-bat-dau-keu-cuu-14688206.html
Không chịu nổi ‘áp lực’ giá nhiên liệu, Cục Hàng không bắt đầu ‘kêu cứu’
Không chịu nổi ‘áp lực’ giá nhiên liệu, Cục Hàng không bắt đầu ‘kêu cứu’
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Do ảnh hưởng dịch bệnh, các hãng hàng không “khó chồng khó” cộng thêm việc giá nhiên liệu tăng cao đột biến, khiến các hãng bay đang phải... 12.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-12T13:09+0700
2022-04-12T13:09+0700
2022-04-12T13:09+0700
việt nam
cục hàng không việt nam
tăng giá
vé máy bay
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/05/1f/10575842_0:257:2731:1793_1920x0_80_0_0_ea086e27cb6c8b58c010ef1e53cef4fc.jpg
Giá nhiên liệu tăng chóng mặtTheo Cục Hàng không Việt Nam, đầu năm 2022, do các bất ổn về tình hình chính trị trên thế giới, giá nhiên liệu Jet A1 tăng cao đột biến. Thậm chí, cuối tháng 3/2022 khi đà tăng của giá dầu thô có dấu hiệu chững lại thì giá Jet A1 vẫn tiếp tục tăng cao.Vì vậy, theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam giả định tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm 39,5% tổng chi phí và các yếu tố chi phí khác không có biến động thì chi phí nhiên liệu tháng 4/2022 của các hãng hàng không tăng 65% so với tháng 12/2014 và tăng 84% so với tháng 9/2015.Không chỉ riêng Vietnam Airlines bị đội giá nhiên liệu, hãng hàng không của nữ tỷ phú Phạm Thị Phương Thảo Vietjet Airs cũng cùng cảnh ngộ. Chi phí của hãng hàng không Vietjet cũng sẽ phải tăng thêm tới 5.200 tỷ đồng nếu nhiên liệu Jet A1 duy trì ở mức 130 USD/thùng.Về phần mình, Bamboo Airways cho biết, nếu giá nhiên liệu bay duy trì ở mức 130 USD/thùng cho cả năm 2022, chi phí nhiên liệu ước tính của Bamboo Airways sẽ tăng thêm khoảng 3.200 tỷ đồng. Con số này sẽ tăng lên đến 4.600 tỷ đồng nếu nhiên liệu lên đến mức 150 USD/thùng. Con số tương ứng với Vietravel Airlines là 310 tỷ đồng.Kiến nghị ‘nới’ trần giá vé máy bayTrước tình hình trên, Cục Hàng không đã gửi đề xuất tới Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt chủ trương điều chỉnh mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa.Theo đánh giá của Cục Hàng không, biến động chi phí Jet A1 hiện nay tác động làm tăng hơn 30% tổng chi phí của các hãng hàng không, song trong giai đoạn Chính phủ đang nỗ lực kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đề xuất điều chỉnh mức trần khung giá dịch vụ về mức quy định thời điểm năm 2014 (tăng trung bình 3,75% so với khung giá quy định hiện hành).Cụ thể, đường bay từ 500 - 850km tăng giá trần từ 2,2 triệu đồng lên 2,25 triệu đồng (2,27%); từ 850 - 1.000km tăng từ 2,79 triệu đồng lên 2,89 triệu đồng (3,58%). từ 1.000 - 1.280km tăng từ 3,2 triệu đồng lên 3,4 triệu đồng (6,25%); từ 1.280km trở lên tăng từ 3,75 triệu đồng lên 4 triệu đồng (6,67%).Như Sputnik đã đưa tin, Vietnam Airlines đã có đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét điều chỉnh giá trần vé máy bay; nghiên cứu, đề xuất phương án cho phép hãng hàng không được thu phụ thu nhiên liệu cho các chặng bay nội địa.
https://kevesko.vn/20220401/vietjet-bao-lai-hon-100-ty-dong-quy-iv-la-hang-hang-khong-hiem-hoi-van-co-loi-nhuan-nam-2021-14500718.html
https://kevesko.vn/20220325/tinh-hinh-khai-thac-van-tai-hang-khong-cua-viet-nam-hien-gio-ra-sao-14386873.html
https://kevesko.vn/20220329/hang-khong-viet-nam-vua-mo-cua-da-thiet-don-thiet-kep-14441400.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/05/1f/10575842_0:0:2731:2048_1920x0_80_0_0_47e3cc970ca37aad7809cb2406b98898.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, cục hàng không việt nam, tăng giá, vé máy bay
việt nam, cục hàng không việt nam, tăng giá, vé máy bay
Không chịu nổi ‘áp lực’ giá nhiên liệu, Cục Hàng không bắt đầu ‘kêu cứu’
HÀ NỘI (Sputnik) - Do ảnh hưởng dịch bệnh, các hãng hàng không “khó chồng khó” cộng thêm việc giá nhiên liệu tăng cao đột biến, khiến các hãng bay đang phải “oằn mình” bù lỗ. Do vậy Cục Hàng không đề xuất “nới” giá trần vé máy bay.
Giá nhiên liệu tăng chóng mặt
Theo
Cục Hàng không Việt Nam, đầu năm 2022, do các bất ổn về tình hình chính trị trên thế giới, giá nhiên liệu Jet A1 tăng cao đột biến. Thậm chí, cuối tháng 3/2022 khi đà tăng của giá dầu thô có dấu hiệu chững lại thì giá Jet A1 vẫn tiếp tục tăng cao.
Vì vậy, theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam giả định tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm 39,5% tổng chi phí và các yếu tố chi phí khác không có biến động thì chi phí nhiên liệu tháng 4/2022 của các hãng hàng không tăng 65% so với tháng 12/2014 và tăng 84% so với tháng 9/2015.
“Chi phí của hãng sẽ tăng thêm 5.700 tỷ đồng nếu giá nhiên liệu bay là 130 USD/thùng. Nếu lên tới 160 USD/thùng, chi phí sẽ tăng thêm tới hơn 9.100 tỷ đồng, làm trầm trọng hơn mức lỗ dự kiến năm 2022 của hãng”, Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines Trịnh Hồng Quang cho biết.
Không chỉ riêng
Vietnam Airlines bị đội giá nhiên liệu, hãng hàng không của nữ tỷ phú Phạm Thị Phương Thảo Vietjet Airs cũng cùng cảnh ngộ. Chi phí của hãng hàng không Vietjet cũng sẽ phải tăng thêm tới 5.200 tỷ đồng nếu nhiên liệu Jet A1 duy trì ở mức 130 USD/thùng.
Về phần mình,
Bamboo Airways cho biết, nếu giá nhiên liệu bay duy trì ở mức 130 USD/thùng cho cả năm 2022, chi phí nhiên liệu ước tính của Bamboo Airways sẽ tăng thêm khoảng 3.200 tỷ đồng. Con số này sẽ tăng lên đến 4.600 tỷ đồng nếu nhiên liệu lên đến mức 150 USD/thùng. Con số tương ứng với Vietravel Airlines là 310 tỷ đồng.
Kiến nghị ‘nới’ trần giá vé máy bay
Trước tình hình trên, Cục Hàng không đã gửi đề xuất tới
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt chủ trương điều chỉnh mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa.
Theo đánh giá của Cục Hàng không, biến động chi phí Jet A1 hiện nay tác động làm tăng hơn 30% tổng chi phí của các hãng hàng không, song trong giai đoạn Chính phủ đang nỗ lực kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đề xuất điều chỉnh mức trần khung giá dịch vụ về mức quy định thời điểm năm 2014 (tăng trung bình 3,75% so với khung giá quy định hiện hành).
Cụ thể, đường bay từ 500 - 850km tăng giá trần từ 2,2 triệu đồng lên 2,25 triệu đồng (2,27%); từ 850 - 1.000km tăng từ 2,79 triệu đồng lên 2,89 triệu đồng (3,58%). từ 1.000 - 1.280km tăng từ 3,2 triệu đồng lên 3,4 triệu đồng (6,25%); từ 1.280km trở lên tăng từ 3,75 triệu đồng lên 4 triệu đồng (6,67%).
“Qua một thời gian áp dụng, đặc biệt, trong bối cảnh các hãng hàng không liên tục chịu sức ép chi phí khi biến động giá Jet A1 tăng cao ngay sau khi chưa kịp phục hồi do dịch Covid-19, mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội cần được xem xét, điều chỉnh tăng cho phù hợp”, Cục Hàng không nhận định.
Như Sputnik đã đưa tin, Vietnam Airlines đã có đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét điều chỉnh giá trần vé máy bay; nghiên cứu, đề xuất phương án cho phép hãng hàng không được thu phụ thu nhiên liệu cho các chặng bay nội địa.