Mỹ trở nên giống Ukraina như thế nào?
© AP Photo / Efrem LukatskyNhững người Ukraina với cờ nhà nước
© AP Photo / Efrem Lukatsky
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Do cuộc khủng hoảng Ukraina ngày càng trầm trọng, Hoa Kỳ có cơ hội để thấy những điểm tương đồng giữa các chế độ chính trị ở Kiev và Washington, nhưng cơ hội này ít được tận dụng, Micah Meadowcroft, người viết chuyên mục cho tạp chí Bảo thủ Hoa Kỳ, nhận định.
Ảo tưởng sai lầm về chiến dịch đặc biệt
Theo ông, đã đến lúc người Mỹ cần nhận ra không chỉ sự sai lầm trong đánh giá viễn cảnh mà phương Tây nhìn nhận vềchiến dịch đặc biệt của Nga, mà còn cả những biểu hiện tương tự của tệ nạn xã hội ở Mỹ và Ukraina. Tác giả bài báo nhắc lại hành vi hoàn toàn phi dân chủ của Zelensky liên quan đến phe đối lập và quyền tự do ngôn luận của giới truyền thông Ukraina và nước ngoài, cũng như sự tham gia của nhà tài phiệt Igor Kolomoisky, người mà theo Meadowcroft, đã đưa “Zelensky và những người bạn diễn viên của ông ta lên “sân khấu quốc gia ”và ủng hộ các nhóm chiến binh cực đoan, ví dụ như tiểu đoàn Azov (bị khởi tố hình sự ở Nga).
"Nước Mỹ là gì? Đó là một nền dân chủ tự do, giống như Ukraina, vì vậy có thể mong đợi một số điểm tương đồng. Jeff Bezos, nhà tài phiệt quyền lực bị buộc tội độc chiếm một phần của nền kinh tế Mỹ, sở hữu tờ Washington Post, một trong những công ty truyền thông quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong nước. Tờ báo được biết tới như là thư ký của chính quyền ngầm, có quan hệ chặt chẽ với tổ hợp công nghiệp-quân sự. Tờ báo được sử dụng để truy bức những người bất đồng chính kiến, áp đặt các biện pháp kiểm duyệt và cấm các nhà báo độc lập chỉ trích chế độ Mỹ và các chính sách của Mỹ", - Meadowcroft dẫn ví dụ.
Tác giả nhận thấy hành vi đạo đức giả tương tự trong phản ứng của giới quyền lực Mỹ trước thông tin Elon Musk sẵn sàng mua lại tất cả cổ phiếu của Twitter. Lo lắng rằng người đàn ông giàu nhất thế giới sẽ giành quyền kiểm soát một mạng xã hội lớn, họ hầu như không bận tâm rằng giới truyền thông Mỹ, các tổ chức tư vấn và trường đại học từ lâu đã biến thành mạng lưới bảo trợ được chống lưng bởi các tỷ phú khác: nhà sáng lập eBay Pierre Omidyar hay Jeff Bezos của Amazon.
Thế giới trong hình ảnh của chính nó
“Vì trong thế kỷ qua Hoa Kỳ đã tìm cách định hình thế giới theo hình ảnh của chính mình, đặc biệt là những nơi như Ukraina, và khi chế độ cầm quyền theo đuổi chính sách di chuyển tự do của con người và tiền bạc, đã diễn ra sự đồng nhất toàn cầu. Vâng, họ giống chúng ta hơn, nhưng chúng ta cũng trở nên giống họ hơn. Những người nắm quyền đã phung phí một tài sản thừa kế khổng lồ và dường như ít ai quan tâm đến việc có thể sống được bao lâu nữa với những gì còn lại. Nếu chúng ta chỉ cần lùi lại để nhìn, chúng ta sẽ thấy rõ những gì đang hiển lộ trước mắt mình”, - Meadowcroft kết luận.
Một ngày trước, Joe Biden đã thảo luận với các đồng minh về việc cung cấp hỗ trợ cho Kiev. Ngay sau đó, Lầu Năm Góc thông báo rằng trong thời gian tới sẽ có thêm 7 máy bay chở viện trợ quân sự tới Ukraina.