Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm

© Bùi Văn Lanh - TTXVNCông nhân công ty CP thủy sản Cà Mau sơ chế tôm phục vụ xuất khẩu.
Công nhân công ty CP thủy sản Cà Mau sơ chế tôm phục vụ xuất khẩu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định về Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 với mục tiêu đạt 6 - 7%/năm trong thời kỳ 2021-2030.
Theo Quyết định số 493/QĐ-TTg, chiến lược đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng xuất khẩu bình quân 8 - 9%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 5 - 6%/năm.
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 5,6%/năm giai đoạn 2021 - 2030, trong đó giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân 7,8%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân đạt 5%/năm. Cân đối cán cân thương mại giai đoạn 2021-2025, hướng tới duy trì thặng dư bền vững trong giai đoạn 2026-2030; hướng tới sự cân bằng thương mại lành mạnh và hợp lý với các đối tác thương mại quan trọng.
Tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu lên 88% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; trong đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ trung bình và cao đạt khoảng 65% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030.
Tăng tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Âu lên 16 - 17% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 18 - 19% vào năm 2030; khu vực châu Mỹ lên 32 - 33% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 33 - 34% vào năm 2030; tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Á vào khoảng 49 - 50% vào năm 2025 và 46 - 47% vào năm 2030.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Về định hướng xuất khẩu hàng hoá, Quyết định số 493/QĐ-TTg tập trung vào phát triển xuất khẩu bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đẩy mạnh cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo chiều sâu, đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó ưu tiên các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng,có hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao.
Nuôi tôm công nghệ cao tại trang trại ông Bùi Thế Vương, xã An Ngãi, huyện Long Điền - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Xuất khẩu tôm Việt Nam dự báo tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021
Đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, Phó Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị kinh tế cao; nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường nhằm thích ứng và vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại ở thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó, đối với nhóm hàng công nghiệp chế biến cần giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện. Đồng thời nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao Cần hạn chế sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường;
Nếu mục tiêu chính của giai đoạn 2021 - 2025 là nâng cao tỷ lệ và giá trị của các ngành hàng, thì sang đến giai đoạn 2026 - 2030 cần phải phát triển các mặt hàng mới có giá trị tăng cao và ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất.

Nắm vị thế chủ động bằng cách đa dạng hoá thị trường

Về định hướng nhập khẩu hàng hóa, theo Quyết định số 493/QĐ-TTg cần chủ động nắm bắt nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa và kiểm soát việc nhập khẩu các loại hàng hóa trong nước sản xuất được, cũng như hàng không thiết yếu. Cần nhập khẩu máy móc và các thiết bị, dây chuyền sản xuất công nghệ cao từ các nền công nghiệp đi trước, tăng tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn nhằm tạo tiền đề nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
Về định hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cần tránh tình trạng thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định, hướng đến cán cân thương mại song phương nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững.
Bộ trưởng Bộ Công thương thăm gian hàng Amazon tại Vietnam Expo 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Sàn thương mại điện tử “mở đường” cho doanh nghiệp “Made in Vietnam” chiến thắng xuyên biên giới
Tận dụng hiệu quả các cơ hội hoà nhập với thị trường quốc tế từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN...Đồng thời khai thác các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Nga, Đông Âu, Bắc Âu, Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh...
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала