https://kevesko.vn/20220422/dong-thai-moi-nhat-cua-dong-nai-truoc-du-an-xuyen-qua-khu-du-tru-sinh-quyen-14870274.html
Động thái mới nhất của Đồng Nai trước dự án xuyên qua khu dự trữ sinh quyển
Động thái mới nhất của Đồng Nai trước dự án xuyên qua khu dự trữ sinh quyển
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Đồng Nai xin ý kiến "thẩm định" của UNESCO về dự án xây cầu Mã Đà để có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 22.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-22T12:10+0700
2022-04-22T12:10+0700
2022-04-22T13:21+0700
việt nam
sinh thái-môi trường
dự án
unesco
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/15/13829482_0:104:2000:1229_1920x0_80_0_0_c4116ab1c2540d7c3eb2fe656077ca67.jpg
Sau khi nhận ý kiến từ Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai (cơ quan quản lý, bảo vệ rừng khu vực dự kiến mở rộng quốc lộ và cầu nối Bình Phước) cùng Sở Giao thông Vận tải tỉnh, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã có động thái xin ý kiến “thẩm định” từ Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam và Tổ chức UNESCO tại Việt Nam về việc xây dựng cầu Mã Đà để kết nối và nâng cấp tuyến đường Bà Hào - sân bay Rang Rang (Đồng Nai) và Đồng Xoài - Đồng Phú (Bình Phước).Theo UBND tỉnh, việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho ý kiến sẽ giúp tỉnh tổng hợp, báo cáo Thủ tướng việc quy hoạch quốc lộ 13C (nâng cấp từ đường ĐT 753) và xây cầu Mã Đà.Trong văn bản đề nghị, tỉnh Đồng Nai đã nhắc đến Luật bảo vệ môi trường, Luật lâm nghiệp quy định về việc can thiệp đến di sản thiên nhiên cấp quốc gia đặc biệt và làm cầu, làm đường trong rừng.Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai rộng trên 100.000 ha, cùng với Vườn quốc gia Cát Tiên, Ramsar Bàu Sấu, Khu bảo tồn vùng nước nội địa Trị An - Đồng Nai, đã được Ủy ban UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2011. Tuy nhiên, hệ sinh thái khu bảo tồn đang có nguy cơ bị tác động khi Bình Phước đề xuất làm cầu và đường xuyên qua rừng.Trước đó, tỉnh Đồng Nai cũng đã nhận được kiến nghĩ của Ủy ban quốc gia chương trình con người và sinh quyển Việt Nam (MABVN) về việc không xây cầu Mã Đà nối với tỉnh Bình Phước. Bởi việc này sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng tới vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai, khiến cho hệ sinh thái bị chia cắt, phân mảnh, ảnh hưởng đến sinh cảnh của các loài động vật hoang dã do các phương tiện lưu thông...Bên cạnh đó, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai được xem là lá phổi xanh của các tỉnh Đông Nam Bộ. Ở đây còn có 3 di tích lịch sử cấp quốc gia. Do đó việc xây cầu Mã Đà xuyên qua rừng của khu dự trữ sinh quyển sẽ làm phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng đến công tác bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng chiến khu Đ.Đây không phải lần đầu tiên Đồng Nai lo ngại dự án trên ảnh hưởng khu dự trữ sinh quyển. Trước đó, Bình Phước đã phải dừng triển khai công trình xây dựng cầu Mã Đà và phía Đồng Nai cũng chủ động chặn đường và cấm phà qua lại khúc sông trên để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến khu bào tổn.
https://kevesko.vn/20210728/vi-sao-viet-nam-la-mat-xich-quan-trong-trong-unesco-10865475.html
https://kevesko.vn/20201024/de-xuat-phan-loai-du-an-dau-tu-theo-muc-do-tac-dong-den-moi-truong-9632843.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/15/13829482_112:0:1889:1333_1920x0_80_0_0_8c5e495844f7c3d8cf69e387e80eb5d1.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, sinh thái-môi trường, dự án, unesco
việt nam, sinh thái-môi trường, dự án, unesco
Động thái mới nhất của Đồng Nai trước dự án xuyên qua khu dự trữ sinh quyển
12:10 22.04.2022 (Đã cập nhật: 13:21 22.04.2022) HÀ NỘI (Sputnik) - Đồng Nai xin ý kiến "thẩm định" của UNESCO về dự án xây cầu Mã Đà để có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi nhận ý kiến từ Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai (cơ quan quản lý, bảo vệ rừng khu vực dự kiến mở rộng quốc lộ và cầu nối Bình Phước) cùng Sở Giao thông Vận tải tỉnh, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã có động thái xin ý kiến “thẩm định” từ Ủy ban quốc gia
UNESCO của Việt Nam và Tổ chức UNESCO tại Việt Nam về việc xây dựng cầu Mã Đà để kết nối và nâng cấp tuyến đường Bà Hào - sân bay Rang Rang (Đồng Nai) và Đồng Xoài - Đồng Phú (Bình Phước).
Theo UBND tỉnh, việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho ý kiến sẽ giúp tỉnh tổng hợp, báo cáo Thủ tướng việc quy hoạch quốc lộ 13C (nâng cấp từ đường ĐT 753) và xây cầu Mã Đà.
Trong văn bản đề nghị, tỉnh Đồng Nai đã nhắc đến Luật
bảo vệ môi trường, Luật lâm nghiệp quy định về việc can thiệp đến di sản thiên nhiên cấp quốc gia đặc biệt và làm cầu, làm đường trong rừng.
Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai rộng trên 100.000 ha, cùng với Vườn quốc gia Cát Tiên, Ramsar Bàu Sấu, Khu bảo tồn vùng nước nội địa Trị An - Đồng Nai, đã được Ủy ban UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2011. Tuy nhiên, hệ sinh thái khu bảo tồn đang có nguy cơ bị tác động khi Bình Phước đề xuất làm cầu và đường xuyên qua rừng.
Trước đó, tỉnh
Đồng Nai cũng đã nhận được kiến nghĩ của Ủy ban quốc gia chương trình con người và sinh quyển Việt Nam (MABVN) về việc không xây cầu Mã Đà nối với tỉnh Bình Phước. Bởi việc này sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng tới vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai, khiến cho hệ sinh thái bị chia cắt, phân mảnh, ảnh hưởng đến sinh cảnh của các loài động vật hoang dã do các phương tiện lưu thông...
24 Tháng Mười 2020, 16:40
Bên cạnh đó, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai được xem là lá phổi xanh của các tỉnh Đông Nam Bộ. Ở đây còn có 3 di tích lịch sử cấp quốc gia. Do đó việc xây cầu Mã Đà xuyên qua rừng của khu dự trữ sinh quyển sẽ làm phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng đến công tác bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng chiến khu Đ.
Đây không phải lần đầu tiên Đồng Nai lo ngại dự án trên ảnh hưởng khu dự trữ sinh quyển. Trước đó, Bình Phước đã phải dừng triển khai công trình xây dựng cầu Mã Đà và phía Đồng Nai cũng chủ động chặn đường và cấm phà qua lại khúc sông trên để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến khu bào tổn.