https://kevesko.vn/20220423/neu-ten-ben-thua-cuoc-bat-ngo-trong-cuoc-khung-hoang-ukraina-14896924.html
Nêu tên bên thua cuộc bất ngờ trong cuộc khủng hoảng Ukraina
Nêu tên bên thua cuộc bất ngờ trong cuộc khủng hoảng Ukraina
Sputnik Việt Nam
MATXCƠVA (Sputnik) - Mặc dù thu được lợi nhuận ngắn hạn từ việc bán vũ khí, nhưng cuối cùng Mỹ sẽ phải trả một cái giá đắt, Liu Jun, Phó chủ tịch Hiệp hội Quan... 23.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-23T22:50+0700
2022-04-23T22:50+0700
2024-01-11T14:05+0700
thế giới
báo chí thế giới
hoa kỳ
nga
ukraina
cuộc khủng hoảng ở ukraina
kinh tế
các biện pháp trừng phạt chống nga
https://cdn.img.kevesko.vn/img/603/59/6035989_0:107:2048:1259_1920x0_80_0_0_ae851fc2a0ca8c05f1437058bf83768e.jpg
Căng thẳng thời hậu Euromaidan giữa Nga và Ukraina tạo cơ hội cho Mỹ hù dọa các nước châu Âu. Do đó, các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt nhằm vào Matxcơva, và Kiev trở thành công cụ của Nhà Trắng trong cuộc chiến chống lại Điện Kremlin, chuyên gia này viết.Cụ thể là Washington có cơ hội tái khởi động NATO và cung cấp đơn hàng cho tổ hợp công nghiệp-quân sự của khối này, ông Liu Jun nói thêm. Ông chỉ ra rằng kể từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraina, Hoa Kỳ đã cam kết cung cấp cho chính quyền Kiev hơn 2,5 tỷ USD hỗ trợ quân sự. Ngoài ra, các đồng minh châu Âu của Mỹ cũng gấp rút thực hiện các thương vụ mua bán vũ khí. Tất cả những điều này đe dọa thế giới với một cuộc chạy đua vũ trang mới, chuyên gia cảnh báo.Jun nói rằng việc tiếp tục cuộc khủng hoảng có lợi cho Hoa Kỳ: không chỉ tổ hợp công nghiệp-quân sự của họ, mà cả lĩnh vực tài chính và năng lượng cũng được hưởng lợi từ nó, và ý nghĩa địa chính trị của Hoa Kỳ cũng ngày càng tăng.Сuộc chiến kinh tếCác nước phương Tây đã áp đặt những biện pháp trừng phạt quy mô lớn chống Nga sau khi Matxcơva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hoá Ukraina. Các hạn chế ảnh hưởng trước hết đến lĩnh vực ngân hàng và khâu cung cấp sản phẩm công nghệ cao. Ở châu Âu vang lên lời kêu gọi từ bỏ nguồn năng lượng của Nga. Một số công ty đã chấm dứt hoạt động trên lãnh thổ Nga.Theo nhận định của Điện Kremlin, những hạn chế và trừng phạt này là cuộc chiến kinh tế chưa từng có, nhưng Nga đã sẵn sàng đối phó với diễn biến sự kiện như vậy. Ngân hàng Trung ương Nga thi hành biện pháp để bình ổn tình hình trên thị trường ngoại hối; các khoản thanh toán trong giao dịch cung cấp khí đốt cho các nước «không thân thiện» được thực hiện bằng đồng rúp.
https://kevesko.vn/20220423/hoa-ky-cong-nhan-khong-the-loai-tru-nga-khoi-g20-14896752.html
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/603/59/6035989_114:0:1934:1365_1920x0_80_0_0_f1fe9d2aaff0397b490551c085de92f5.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, báo chí thế giới, hoa kỳ, nga, ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina, kinh tế, các biện pháp trừng phạt chống nga
thế giới, báo chí thế giới, hoa kỳ, nga, ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina, kinh tế, các biện pháp trừng phạt chống nga
Nêu tên bên thua cuộc bất ngờ trong cuộc khủng hoảng Ukraina
22:50 23.04.2022 (Đã cập nhật: 14:05 11.01.2024) MATXCƠVA (Sputnik) - Mặc dù thu được lợi nhuận ngắn hạn từ việc bán vũ khí, nhưng cuối cùng Mỹ sẽ phải trả một cái giá đắt, Liu Jun, Phó chủ tịch Hiệp hội Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, cho biết trong một bài báo viết cho Global Times.
Căng thẳng thời hậu Euromaidan giữa Nga và Ukraina tạo cơ hội cho Mỹ hù dọa các nước châu Âu. Do đó, các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt nhằm vào Matxcơva, và Kiev trở thành
công cụ của Nhà Trắng trong cuộc chiến chống lại Điện Kremlin, chuyên gia này viết.
“Nếu nhìn nhận tình hình hiện tại một cách khách quan, kịch bản của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraina đang đi theo con đường do “đạo diễn” Hoa Kỳ vạch ra”, - tác giả tin tưởng.
Cụ thể là Washington có cơ hội tái khởi động NATO và cung cấp đơn hàng cho tổ hợp công nghiệp-quân sự của khối này, ông Liu Jun nói thêm. Ông chỉ ra rằng kể từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraina, Hoa Kỳ đã cam kết cung cấp cho chính quyền Kiev
hơn 2,5 tỷ USD hỗ trợ quân sự. Ngoài ra, các đồng minh châu Âu của Mỹ cũng gấp rút thực hiện các thương vụ mua bán vũ khí. Tất cả những điều này đe dọa thế giới với một cuộc chạy đua vũ trang mới, chuyên gia cảnh báo.
Jun nói rằng việc tiếp tục cuộc khủng hoảng có lợi cho Hoa Kỳ: không chỉ tổ hợp công nghiệp-quân sự của họ, mà cả lĩnh vực tài chính và năng lượng cũng được hưởng lợi từ nó, và ý nghĩa địa chính trị của Hoa Kỳ cũng ngày càng tăng.
Ông kết luận: “Trong ngắn hạn, việc lặp lại lịch sử kiếm tiền chắc chắn có thể mang lại lợi ích rõ ràng cho Hoa Kỳ, nhưng về lâu dài, đó chỉ là hành động của một kẻ đang đào mồ chôn chính mình, lịch sử sẽ chứng minh điều đó theo thời gian”.
Các nước phương Tây đã áp đặt
những biện pháp trừng phạt quy mô lớn chống Nga sau khi Matxcơva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hoá Ukraina. Các hạn chế ảnh hưởng trước hết đến lĩnh vực ngân hàng và khâu cung cấp sản phẩm công nghệ cao. Ở châu Âu vang lên lời kêu gọi từ bỏ nguồn năng lượng của Nga. Một số công ty đã chấm dứt hoạt động trên lãnh thổ Nga.
Theo nhận định của Điện Kremlin, những hạn chế và trừng phạt này là cuộc chiến kinh tế chưa từng có, nhưng Nga đã sẵn sàng đối phó với diễn biến sự kiện như vậy. Ngân hàng Trung ương Nga thi hành biện pháp để bình ổn tình hình trên thị trường ngoại hối; các khoản thanh toán trong giao dịch cung cấp khí đốt cho
các nước «không thân thiện» được thực hiện bằng đồng rúp.