Việt Nam khó tự quyết an ninh nguồn nước của mình nhưng…

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaSông Hồng
Sông Hồng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2022
Đăng ký
63% nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào lượng nước sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ. Đây là thách thức lớn đối với an ninh nguồn nước của Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn nỗ lực bảo đảm an ninh nguồn nước, coi nước là tài nguyên chiến lược, quyết không đánh đổi an sinh xã hội và môi trường sống, an ninh nguồn nước để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Việt Nam cũng kêu gọi các nước đoàn kết, bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan để thúc đẩy, nâng cao chất lượng nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, khai thác bền vững, hiệu quả.

An ninh nguồn nước Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài

Báo cáo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, 63% tổng lượng nước mặt là ngoại sinh, tức phụ thuộc nhiều vào lượng nước sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ.
Thu tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2022
Việt Nam không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà từng dẫn báo cáo cho thấy, Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, có nguồn tài nguyên nước mặt tương đối dồi dào, nhưng vì là quốc gia nằm về phía cuối của các con sông lớn, chảy qua địa phận nhiều nước nên Việt Nam có yếu tố bất lợi là lượng nước mặt phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước ngoại sinh.

“Khi các quốc gia vùng thượng nguồn đắp đập, ngăn dòng thì ngay lập tức ảnh hưởng tới sinh kế của hàng triệu người dân Việt Nam”, Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận.

Theo Bộ trưởng Hà, Việt Nam có 3.450 sông, suối, chiều dài từ 10km trở lên nằm trong 108 lưu vực với 331.000km2 lưu vực nằm trong lãnh thổ đất nước (chiếm 28,3% tổng diện tích của 108 lưu vực).
Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm của các sông vào khoảng 830-840 tỷ mét khối. Cả nước có hơn 7.160 hồ chứa thủy lợi, với tổng dung tích ước tính khoảng 70 tỷ mét khối.
Trưởng Bộ phận tại Vụ châu Á và Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Era Dabla-Norrisi - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2022
IMF khen Việt Nam phản ứng nhanh. Bộ Công an ‘rà soát’ tài khoản tung tin ‘láo’
Nguồn nước ngầm có trữ lượng khoảng 189,3 triệu mét khối/ngày đêm, tiềm năng có thể khai thác trung bình khoảng 61,2 triệu mét khối/ngày đêm. Lượng mưa trung bình năm của Việt Nam khoảng 1.940-1.960mm (tương đương 640 tỷ mét khối/năm), nằm trong số quốc gia có lượng mưa lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ, nguồn nước mặt của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngoại sinh.
Hằng năm, các sông, suối xuyên biên giới chuyển vào Việt Nam khoảng 520 tỷ mét khối nước, chiếm khoảng 63% tổng lượng nước mặt của Việt Nam.
Trong khi đó, nguồn nước nội sinh của Việt Nam chỉ đạt 4.200m3/người/năm, thấp so với trung bình của Đông Nam Á là 4.900m3/người/năm.
Đánh giá về thách thức đối với an ninh nguồn nước ở Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng từng đề cập sự phụ thuộc vào lượng nước sản sinh bên ngoài lãnh thổ Việt Nam với những dẫn chứng trên một số sông lớn.
Hacker - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2021
Tin tặc Trung Quốc đánh cắp dữ liệu về các cuộc đàm phán về sông Mekong từ Bộ Ngoại giao Campuchia
Cụ thể, nguồn nước sản sinh từ các quốc gia thượng nguồn lưu vực sông Mekong chiếm 90,1%, sông Hồng chiếm 38,5%, sông Cả chiếm 18,4% và sông Mã chiếm 27,1% tổng lượng nước chảy trên các con sông này.
Bộ Nông nghiệp cũng lưu ý, việc các quốc gia ở thượng nguồn các sông quốc tế triển khai đầu tư xây dựng, hoặc có kế hoạch gia tăng sử dụng nước, xây dựng các hồ thủy điện, công trình lấy nước, công trình chuyển nước liên lưu vực sông đều có tác động đến biến đổi dòng chảy về Việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng Ủy hội sông Mekong quốc tế, khi các công trình thủy điện hoàn thành xây dựng, đi vào vận hành sẽ có tác động bất lợi rất lớn đối với Việt Nam. Dự kiến, lượng phù sa, chất dinh dưỡng, môi trường, sinh kế người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể giảm 97% vào năm 2040.

Giải pháp cho an ninh nguồn nước

Thông tin từ cổng thông tin Chính phủ cho biết, nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Nước theo hình thức trực tuyến.
Sự kiện này do Chính phủ Nhật Bản đăng cai tổ chức tại thành phố Kumamoto từ ngày 23-24/4 với sự tham dự của Nhà vua và Thủ tướng Nhật Bản, nhiều Nguyên thủ và Thủ tướng các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 6 nước ASEAN khác gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines và Thái Lan.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về nước tại điểm cầu Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về nước tại điểm cầu Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về nước tại điểm cầu Hà Nội.
Phát biểu với các lãnh đạo khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thay mặt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi tới đại diện các nước tình cảm cá nhân gửi lời chúc sức khỏe và chúc mừng tốt đẹp tới Nhà vua Nhật Bản, các nhà lãnh đạo và các đại biểu tham dự Hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập những tác động cộng hưởng chưa từng có của các thách thức mang tính toàn cầu như đại dịch COVID-19, thiên tai, biến đổi khí hậu, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước, đã và đang để lại những hệ lụy to lớn và nhiều mặt cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson tại cuộc họp trực tuyến về sáng kiến ​​an ninh quốc gia mới của Hoa Kỳ hợp tác với Úc và Vương quốc Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2022
Dự án vũ khí siêu thanh của AUKUS sẽ gây ra cuộc chạy đua vũ trang ở Châu Á - Thái Bình Dương
Để chủ động ứng phó, giảm thiểu tác động tiêu cực của những thách thức này, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững, bao trùm và xuyên quốc gia, nhất là quá trình phục hồi sau đại dịch, theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, nỗ lực của mỗi quốc gia là yếu tố then chốt, quyết định, nhưng hợp tác quốc tế là quan trọng và đột phá.
“Đây là những vấn đề toàn cầu nên đòi hỏi phải có cách tiếp cận và giải pháp toàn cầu, và tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế và đề cao chủ nghĩa đa phương”, Thủ tướng nói.
Trong bối cảnh này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất ba nhóm biện pháp để triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương để đảm bảo an ninh nguồn nước.
Thứ nhất, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, cần tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế cởi mở, minh bạch, thực chất, cùng có lợi.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về nước tại điểm cầu Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về nước tại điểm cầu Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về nước tại điểm cầu Hà Nội.
Ông Phạm Minh Chính nêu rõ, cộng đồng quốc tế cùng thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết quốc tế về tài nguyên nước nhất là Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030, Thỏa thuận Paris và cam kết tại COP26 về biến đổi khí hậu, Khung hành động Sendai về giảm rủi ro thiên tai.
Thứ hai, theo lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, đề nghị Nhật Bản và các nước phát triển quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ các nước đang phát triển về kinh nghiệm, tài chính, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, điều tra cơ bản và quy hoạch sử dụng nước nhằm quản lý hiệu quả, khai thác bền vững và phân bổ công bằng tài nguyên nước.
Việt Nam nhấn mạnh nguyên tắc ưu tiên quản lý bền vững và bảo vệ các hệ sinh thái với các giải pháp thuận theo tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.
“Phải bảo đảm công bằng công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nước”, lãnh đạo Việt Nam nêu rõ.
Thứ ba, theo đồng chí Phạm Minh Chính, cần tăng cường hợp tác và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức, cơ chế hợp tác về quản lý lưu vực sông xuyên biên giới như Ủy hội sông Mekong quốc tế và các cơ chế hợp tác lưu vực sông khác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Khánh Hoà - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Tại sao Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc PVN về ‘độc lập, tự chủ’ lúc này?
Ngoài ra, cần tập trung thúc đẩy các giải pháp toàn diện bao gồm chuyển đổi số, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và người dân, đẩy mạnh hợp tác công-tư, tăng cường quản trị nước thông minh…

Nước là tài nguyên chiến lược của Việt Nam

Đây là khẳng định của người đứng đầu Chính phủ tại Hội nghị.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đối với Việt Nam, tài nguyên nước có nguy cơ suy giảm do khai thác quá mức, sự phát triển thuỷ điện quá tải ở nhiều nơi, cùng với đó là các tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng nước biển dâng.
“Việt Nam luôn xác định nước là nguồn tài nguyên chiến lược, cần được quản lý, khai thác, sử dụng phù hợp, an toàn, đảm bảo vệ sinh, hiệu quả để thúc đẩy phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn và bền vững”, Thủ tướng nói.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2022
Chính phủ muốn kiểm soát hiệu quả giá cả hàng hóa khi điều chỉnh giá xăng dầu
Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, Việt Nam bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
“Việt Nam không đánh đổi an sinh xã hội và môi trường sống, an ninh nguồn nước để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”, Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, thời gian qua, Việt Nam luôn tích cực tham gia và đóng góp vào nỗ lực chung trên mọi cấp độ hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc và các đối tác quốc tế khác để quản lý, phát triển, bảo vệ và sử dụng bền vững và hiệu quả, cùng có lợi tài nguyên nước từ các dòng sông.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của các đối tác quốc tế, trong đó có Nhật Bản.
Giáo sư Võ Tòng Xuân nhận Huân chương Mặt Trời Mọc, Tia Sáng Vàng và Ruy Băng Cổ của Chính phủ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2022
Nhật Bản trao Huân chương ‘Mặt trời mọc’ cho ‘Tiến sĩ Lúa gạo’ Việt Nam
Chính quyền Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả hơn nữa của các nước, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là trong các dự án hợp tác phát triển hạ tầng tài nguyên nước và không làm thay đổi quá lớn về dòng chảy tự nhiên của các dòng sông, nhất là sông Mekong.
Thủ tướng Việt Nam cũng khẳng định ủng hộ Tuyên bố Kumamoto do Chính phủ đưa ra tại Hội nghị.
Thực tế, Hội nghị Thượng đỉnh Nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sáng kiến của cựu Thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hashimoto đưa ra tại Diễn đàn nước toàn cầu lần thứ 4 năm 2006, được tổ chức theo định kỳ 2-3 năm/lần.
Hội nghị tập trung vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề nước với mục đích tạo diễn đàn để các nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức trong khu vực trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала