- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Báo Mỹ nói về một cuộc chiến tranh lạnh mới

© Sputnik / Alexei DanichevKhai thác dầu mỏ
Khai thác dầu mỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Cuộc khủng hoảng Ukraina làm bùng phát một cuộc Chiến tranh Lạnh trên thị trường dầu mỏ, bình luận viên Joseph Sullivan của tạp chí National Review nhận định.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga bắt đầu tham gia vào thị trường dầu mỏ toàn cầu, nơi nguồn gốc nguyên liệu thô không có ý nghĩa trong việc định giá. Giá cuối cùng của mặt hàng năng lượng được xác định hoàn toàn dựa trên mác nhiên liệu và chi phí vận chuyển, tác giả viết.

"Sự tồn tại thị trường dầu mỏ thống nhất theo một nghĩa nào đó chính là hiện thân của vai trò thống trị toàn cầu hóa trên thị trường nhiên liệu", - ông nói thêm.

Tuy nhiên, quy luật giá thống nhất toàn cầu gần như được áp dụng cho thị trường dầu mỏ đến trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraina. Ông Sullivan chỉ ra rằng dầu mác Urals của Nga đang được bán với giá chiết khấu sâu so với dầu Brent. Theo nhà quan sát, sự chênh lệch hiện tại về giá giữa hai mác này có thể được giải thích một phần là do các biện pháp trừng phạt chống Nga của phương Tây, nhưng sự chênh lệch này bắt đầu bộc lộ ra sớm hơn từ trước đó.
 Quốc kỳ Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
WP nêu thời điểm kết thúc vai trò bá quyền của phương Tây trên thế giới

Chia rẽ trong thị trường năng lượng thế giới

"Về tính chất và quy mô của nó, sự sụp đổ của toàn cầu hóa trong thị trường dầu mỏ khác với bất cứ những gì chúng ta đã thấy kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc", - tác giả nói thêm.
Cụ thể, một bên là các nước phương Tây có khả năng chi trả nhiều hơn, còn bên kia là phần còn lại của thế giới, bao gồm cả Trung Quốc. Các quốc gia này không thể tự cho phép mình chi trả quá nhiều "chỉ để không mua nhiên liệu thô từ Nga".
Sullivan trích dẫn Ấn Độ làm ví dụ. Với mức giá hiện tại, việc chuyển sang sử dụng dầu của Nga sẽ giúp nước này tiết kiệm được 40 tỷ USD mỗi năm, tương đương 1,5% GDP. Phóng viên nhận thấy rằng một phẩy năm phần trăm GDP chính là mức thâm hụt ngân sách điển hình của Mỹ trong những năm thịnh vượng.
“Từ chối một cơ hội tiết kiệm tiền như vậy là hành động tự huyễn hoặc mình mà các nước nghèo trên thế giới không thể cho phép mình thực hiện”, - tác giả tiếp tục phân tích.
Theo ông Sullivan, sự chia rẽ trong thị trường năng lượng toàn cầu sẽ kéo theo những hệ lụy ảnh hưởng đến cả các lĩnh vực hoạt động khác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала