https://kevesko.vn/20220501/duc-hua-hen-giup-do-cac-nuoc-co-nguy-co-doi-mat-voi-nan-doi-15017728.html
Đức hứa hẹn giúp đỡ các nước có nguy cơ đối mặt với nạn đói
Đức hứa hẹn giúp đỡ các nước có nguy cơ đối mặt với nạn đói
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Đức dự định giúp đỡ các nước có thể phải đối mặt với nạn đói do các sự kiện ở Ukraina. Đó là tuyên bố do Thủ tướng Olaf Scholz đưa ra tại sự... 01.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-01T20:45+0700
2022-05-01T20:45+0700
2024-01-11T14:05+0700
thế giới
đức
kinh tế
fao
olaf scholz
cuộc khủng hoảng ở ukraina
các biện pháp trừng phạt chống nga
https://cdn.img.kevesko.vn/img/706/30/7063004_112:0:3753:2048_1920x0_80_0_0_d0505d242779cd090166a0b6ddcc7d57.jpg
Theo lời ông Thủ tướng Đức, Ukraina vốn là một trong những nhà cung cấp ngũ cốc cơ bản nhưng hiện tại phần lớn khả năng xuất khẩu bị hạn chế.Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) trước đó đã thông báo rằng giá lương thực thế giới đã tăng vọt 12,6% trong tháng 3, đạt mức kỷ lục kể từ năm 1990. Sở dĩ có thực trạng này là do giá dầu thực vật, ngũ cốc và thịt đều tăng kỷ lục, còn giá đường và các sản phẩm từ sữa cũng tăng đáng kể. Chẳng hạn, chỉ số giá dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu cọ, đậu tương và hạt cải dầu) đã tăng 23,2% so với tháng 2, giá ngũ cốc tăng 17,1%, trong đó giá lúa mì tăng 19,7%, đường - tăng 6,7%.Сuộc chiến kinh tếCác nước phương Tây đã áp đặt những biện pháp trừng phạt quy mô lớn chống Nga sau khi Matxcơva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hoá Ukraina. Các hạn chế ảnh hưởng trước hết đến lĩnh vực ngân hàng và khâu cung cấp sản phẩm công nghệ cao. Ở châu Âu vang lên lời kêu gọi từ bỏ nguồn năng lượng của Nga. Một số công ty đã chấm dứt hoạt động trên lãnh thổ Nga.Theo nhận định của Điện Kremlin, những hạn chế và trừng phạt này là cuộc chiến kinh tế chưa từng có, nhưng Nga đã sẵn sàng đối phó với diễn biến sự kiện như vậy. Ngân hàng Trung ương Nga thi hành biện pháp để bình ổn tình hình trên thị trường ngoại hối; các khoản thanh toán trong giao dịch cung cấp khí đốt cho các nước «không thân thiện» được thực hiện bằng đồng rúp.
https://kevesko.vn/20220417/ngung-xuat-khau-ngu-coc-tu-nga-va-ukraina-dan-den-nan-doi-o-chau-phi-14783344.html
đức
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/706/30/7063004_567:0:3298:2048_1920x0_80_0_0_ce8c30f410edfa90c32e5f65c64ee7e0.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, đức, kinh tế, fao, olaf scholz, cuộc khủng hoảng ở ukraina, các biện pháp trừng phạt chống nga
thế giới, đức, kinh tế, fao, olaf scholz, cuộc khủng hoảng ở ukraina, các biện pháp trừng phạt chống nga
Đức hứa hẹn giúp đỡ các nước có nguy cơ đối mặt với nạn đói
20:45 01.05.2022 (Đã cập nhật: 14:05 11.01.2024) MOSKVA (Sputnik) - Đức dự định giúp đỡ các nước có thể phải đối mặt với nạn đói do các sự kiện ở Ukraina. Đó là tuyên bố do Thủ tướng Olaf Scholz đưa ra tại sự kiện ở Dusseldorf nhân dịp Ngày tháng Năm.
"Hiện giờ chúng ta cần lo ngại về chuyện sẽ có những người bị đói, rằng có những nước không còn đủ khả năng mua ngũ cốc cho cư dân... Chúng tôi sẽ không bỏ rơi những nước nghèo này, chúng tôi sẽ hỗ trợ họ", - hãng thông tấn dpa dẫn lời ông Scholz.
Theo lời ông Thủ tướng Đức, Ukraina vốn là một trong những nhà cung cấp ngũ cốc cơ bản nhưng hiện tại phần lớn khả năng xuất khẩu bị hạn chế.
Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) trước đó đã thông báo rằng giá lương thực thế giới đã tăng vọt 12,6% trong tháng 3, đạt mức kỷ lục kể từ năm 1990. Sở dĩ có thực trạng này là do giá dầu thực vật, ngũ cốc và thịt đều tăng kỷ lục, còn giá đường và các sản phẩm từ sữa cũng tăng đáng kể. Chẳng hạn, chỉ số giá dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu cọ, đậu tương và hạt cải dầu) đã tăng 23,2% so với tháng 2, giá ngũ cốc tăng 17,1%, trong đó giá lúa mì tăng 19,7%, đường - tăng 6,7%.
Các nước phương Tây đã áp đặt
những biện pháp trừng phạt quy mô lớn chống Nga sau khi Matxcơva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hoá Ukraina. Các hạn chế ảnh hưởng trước hết đến lĩnh vực ngân hàng và khâu cung cấp sản phẩm công nghệ cao. Ở châu Âu vang lên lời kêu gọi từ bỏ nguồn năng lượng của Nga. Một số công ty đã chấm dứt hoạt động trên lãnh thổ Nga.
Theo nhận định của Điện Kremlin, những hạn chế và trừng phạt này là cuộc chiến kinh tế chưa từng có, nhưng Nga đã sẵn sàng đối phó với diễn biến sự kiện như vậy. Ngân hàng Trung ương Nga thi hành biện pháp để bình ổn tình hình trên thị trường ngoại hối; các khoản thanh toán trong giao dịch cung cấp khí đốt cho
các nước «không thân thiện» được thực hiện bằng đồng rúp.