Việt Nam muốn phát triển công nghệ vũ trụ và chế tạo, lắp ráp vệ tinh

© Ảnh : ĐSQ Việt Nam tại PhápĐại sứ Đinh Toàn Thắng thăm cơ sở sáng tạo và lắp ráp vệ tinh tại thành phố Cannes của Thales Group
Đại sứ Đinh Toàn Thắng thăm cơ sở sáng tạo và lắp ráp vệ tinh tại thành phố Cannes của Thales Group - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2022
Đăng ký
Thăm cơ sở sáng tạo và lắp ráp vệ tinh tại thành phố Cannes của Thales Group, Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh, công nghệ cao và ứng dụng của Pháp trong hàng không vũ trụ nói chung, kinh nghiệm của Thales nói riêng là lĩnh vực đỉnh cao mà Việt Nam luôn coi trọng và hướng tới.
Đến trụ sở Tổ chức Thủy đạc quốc tế (IHO) ở Monaco và gặp Tổng thư ký IHO Mathias Jonas, Đại sứ Đinh Toàn Thắng khẳng định, Việt Nam sẽ làm hết sức mình để đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào các vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải khu vực và thế giới.

Hợp tác thủy đạc

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 4/5, Đại sứ Việt Nam tại Monaco Đinh Toàn Thắng (thường trú tại Paris, Pháp) đã tới thăm trụ sở Tổ chức Thủy đạc quốc tế (IHO) ở Monaco và gặp Tổng thư ký IHO Mathias Jonas.
Tổ chức Thủy đạc quốc tế (IHO) được thành lập năm 1921, có trụ sở tại Công quốc Monaco.
IHO có chức năng phối hợp với các quốc gia trong hoạt động thủy đạc, thống nhất các hải đồ và các tài liệu hàng hải; thực hiện và khai thác các nghiên cứu thủy đạc; phát triển trong lĩnh vực thủy đạc và các phương tiện khai thác nhằm mô tả các yếu tố hải dương học (thủy triều, mực nước biển và các loại hải đồ khác).
© Ảnh : ĐSQ Việt Nam tại PhápĐại sứ Đinh Toàn Thắng thăm cơ sở sáng tạo và lắp ráp vệ tinh tại thành phố Cannes của Thales Group
Đại sứ Đinh Toàn Thắng thăm cơ sở sáng tạo và lắp ráp vệ tinh tại thành phố Cannes của Thales Group - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2022
Đại sứ Đinh Toàn Thắng thăm cơ sở sáng tạo và lắp ráp vệ tinh tại thành phố Cannes của Thales Group
Việt Nam chính thức gia nhập IHO ngày 2/9/2015 và là thành viên thứ 84 của tổ chức này.
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, bày tỏ niềm vui được đến thăm IHO, Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh, với tư cách là thành viên của Tổ chức Thủy đạc quốc tế, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của Công ước Thủy đạc quốc tế, đóng góp vào lĩnh vực thủy đạc khu vực và thế giới.
“Việt Nam sẽ làm hết sức mình để đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào các vấn đề đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải của khu vực và thế giới”, Đại sứ Đinh Toàn Thắng nêu rõ.
Nhà ngoại giao cũng nhấn mạnh, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các quốc gia thành viên IHO với phương châm “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm” trong cộng đồng quốc tế.
Chào mừng Đại sứ Đinh Toàn Thắng, Tổng thư ký IHO Mathias Jonas đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam vào công tác thủy đạc nói chung, góp phần đảm bảo an toàn hàng hải, quản lý và bảo vệ môi trường biển, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên biển, cứu hộ cứu nạn, nghiên cứu khoa học, hàng hải quốc tế.
Vũ trụ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
10 năm giấc mơ chinh phục công nghệ vũ trụ của Việt Nam
Ông Mathias Jonas cũng kỳ vọng trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực vào các công việc của IHO, góp phần vào công tác giữ gìn và bảo tồn bảo vệ biển và đại dương nói chung.

Việt Nam coi trọng hợp tác phát triển công nghệ vệ tinh với Thales của Pháp

Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại các tỉnh miền Nam nước Pháp, ngày 5/5, Đại sứ Đinh Toàn Thắng cũng đã tới thăm cơ sở sáng tạo và lắp ráp vệ tinh tại thành phố Cannes của tập đoàn Thales.
Thales Group là công ty đa quốc gia của Pháp, chuyên thiết kế và xây dựng hệ thống điện tử và cung cấp dịch vụ cho thị trường hàng không vũ trụ, quốc phòng, vận tải và an ninh.
Gặp gỡ với nhà ngoại giao Việt Nam, đại diện lãnh đạo tập đoàn Thales đã giới thiệu những thế mạnh vượt trội trong sáng tạo, sản xuất và lắp ráp vệ tinh, cũng như các công nghệ ứng dụng mặt đất của tập đoàn.
Đặc biệt, trong hợp tác với Việt Nam, Thales cũng đẩy mạnh việc đào tạo và chuyển giao công nghệ về ứng dụng hình ảnh vệ tinh vào nghiên cứu và cuộc sống.
ISS - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2022
Tàu du lịch vũ trụ trở về Trái đất
Trao đổi với Đại sứ Đinh Toàn Thắng, đại diện lãnh đạo tập đoàn Thales bày tỏ mong muốn trong thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực thuộc ưu tiên của Chiến lược quốc gia về công nghệ số 2021-2030, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông và vệ tinh.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng đánh giá cao các dự án hợp tác mà Thales đã và đang triển khai tại Việt Nam trong thời gian hơn 20 năm qua.
Được biết, Thales có mặt tại Việt Nam từ hơn 20 năm và đã triển khai nhiều dự án với các đối tác lớn như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Công ty cổ phần tiếp vận AVC Việt Nam.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng cũng trao đổi với lãnh đạo Thales Group về tình hình hoạt động của Thales tại Việt Nam cũng như kế hoạch phát triển hợp tác trong thời gian tới, nhằm triển khai kết quả chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hồi tháng 11/2021.
Đại sứ Thắng nêu rõ, công nghệ cao và ứng dụng của Pháp trong hàng không vũ trụ nói chung và kinh nghiệm của Thales nói riêng là lĩnh vực đỉnh cao mà Việt Nam luôn coi trọng và hướng tới.

Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vũ trụ đến năm 2030

Như Sputnik thông tin, Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vũ trụ đến năm 2030 của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định số 169/QĐ-TTg đầu năm 2021.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược này là nhằm ứng dụng rộng rãi thành tựu của khoa học và công nghệ vũ trụ cũng như đầu tư có trọng tâm, trọng điểm một số lĩnh vực có liên quan đến quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường, giám sát và hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, cung cấp đa dạng dịch vụ cho người dân.
Vệ tinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2022
Đã khôi phục thành công vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam
Việt Nam cũng kỳ vọng nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, góp phần bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, thúc đẩy phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm các lợi ích quốc gia khác.
Về đầu tư trọng tâm, trọng điểm, Chiến lược nêu rõ mục tiêu phấn đấu làm chủ được công nghệ thiết kế, chế tạo, tích hợp các cảm biến quang học, radar cho vệ tinh quan sát trái đất; lắp ráp, tích hợp, kiểm tra ở trong nước vệ tinh nhỏ có độ phân giải cao, siêu cao.
Cùng với đó, Việt Nam cũng muốn làm chủ được công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị đầu cuối, trạm mặt đất điều khiển và thu nhận dữ liệu vệ tinh, các bộ phát đáp cho vệ tinh viễn thông, hình thành năng lực định vị dẫn đường của Việt Nam, giảm sự phụ thuộc vào các hệ thống định vị dẫn đường sử dụng vệ tinh toàn cầu hiện có.
Về ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ, mục tiêu đặt ra là chủ động, kịp thời giám sát, hỗ trợ ra quyết định ứng phó với các hoạt động, biến đổi của thiên nhiên, các biến động xã hội trên diện rộng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, chiến lược còn xác định việc cung cấp đa dạng các dịch vụ viễn thông, định vị, dẫn đường, cảnh báo dựa trên dữ liệu vệ tinh cho người dân.
Về phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ vũ trụ, Chiến lược đặt mục tiêu phấn đấu đào tạo khoảng 300 chuyên gia, 3.000 kỹ sư triển khai trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ.
Việt Nam cũng sẽ đầu tư nâng cấp khoảng 10 phòng thí nghiệm chuyên sâu; phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh về khoa học vũ trụ, công nghệ vũ trụ, ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ…
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tham dự cuộc họp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội ngày 25/8/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
Mỹ quyết định tạm hoãn thử vũ khí chống vệ tinh
Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược nêu việc thực hiện hoàn thiện thể chế, khung pháp lý quốc gia; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường… Trong đó, hoàn thành đầu tư dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam theo tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm chuyên sâu phục vụ nghiên cứu về vật lý địa cầu, vật lý thiên văn, vũ trụ học, môi trường không trọng lực, y sinh học vũ trụ, thời tiết vũ trụ.
Đồng thời, thời gian tới, cần nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo, tích hợp, kiểm thử vệ tinh nhỏ, nghiên cứu xây dựng, triển khai phương án kịp thời thay thế 2 vệ tinh viễn thông VINASAT-1, VINASAT-2…Hà Nội đã phóng thành công trước đó.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала