https://kevesko.vn/20220508/khoang-khac-anh-hung-trong-chien-tranh-ve-quoc-vi-dai-len-man-anh-15091688.html
Khoảng khắc anh hùng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại lên màn ảnh
Khoảng khắc anh hùng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại lên màn ảnh
Sputnik Việt Nam
Bộ phim lịch sử-quân sự “Năm 1941. Đôi cánh phía trên Berlin” là tác phẩm mới của đạo diễn Nga nổi tiếng Konstantin Buslov. (Vài năm trước, ông đã làm bộ phim... 08.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-08T10:38+0700
2022-05-08T10:38+0700
2022-05-08T10:38+0700
thế giới
nga
văn hóa
tác giả
phim
chiến tranh vệ quốc vĩ đại
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/06/15078425_0:408:2730:1944_1920x0_80_0_0_977e6104887e19aa4851d971e1b321c1.jpg
Buổi ra mắt phim sẽ được tổ chức tại Nga vào ngày 9 tháng 5 nhân kỷ niệm 77 năm Chiến thắng Chủ nghĩa Quốc xã Đức. Đây là câu chuyện kể về chiến công của các phi công Hạm đội Baltic, những người trong tháng 8 năm 1941 đã thực hiện cuộc đột kích táo bạo vào Berlin. Cuộc không kích này không chỉ thực hiện một số mục tiêu quân sự, mà còn theo đuổi các mục tiêu chính trị và đạo đức-tâm lý.“Năm 1941. Đôi cánh phía trên Berlin” không chỉ là bộ phim chất lượng kỹ thuật xuất sắc, mà còn mang tính xác thực cao về mặt lịch sử, niên đại, dân tộc học và kỹ thuật quân sự. Vì đây là bộ phim truyện, nên các nhà viết kịch bản, nhà sản xuất và đạo diễn Konstantin Buslov có quyền "hư cấu sáng tạo" và dẫn dắt các tuyến cốt truyện song song.Sự thật lịch sử trên màn bạcCuối tháng 7 năm 1941. Liên Xô phải trải qua thời kỳ khó khăn nhất sau cuộc xâm lược ác liệt của Đức Quốc xã. Sau những trận đánh ngoan cường, Hồng quân buộc phải rút lui. Một phần đáng kể hàng không Liên Xô đã bị tiêu diệt trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Không quân Đức chiếm ưu thế trên không, các cuộc đột kích bắt đầu giáng vào Moskva và Leningrad (nay là St. Petersburg).Mặt khác, Berlin được người Đức coi là bất khả xâm phạm đối với máy bay đối phương. Thành phố được bảo vệ bằng lớp phòng không mạnh mẽ và một bộ phận máy bay chiến đấu đánh chặn được sử dụng suốt ngày đêm. Chỉ có Không quân Anh đôi khi quấy nhiễu.Thế mà đột nhiên có bom giáng xuống từ bầu trời đêm! Ném xuống các nhà máy, trạm phát điện, nhà ga! Lúc đầu, ban lãnh đạo Đức Quốc xã sửng sốt, cho rằng cuộc tập kích là do người Anh thực hiện, nhưng sau đó họ biết các máy bay ném bom là của Liên Xô. Nhưng bằng cách nào?Giai đoạn đó, tổn thất của Không quân Liên Xô rất nghiêm trọng. Nhưng Hải quân Liên Xô cũng có bộ phận không quân, gần như không hề suy suyển. Để đối phó với các cuộc không kích của Đức vào Leningrad và Moskva, Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Nikolai Kuznetsov đã đề xuất một kế hoạch táo bạo với nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Không quân của Hạm đội Baltic (Trung đoàn Không quân Ngư lôi số 1 dưới sự chỉ huy của Đại tá Evgeny Preobrazhensky) sẽ tấkhông kích Berlin! Chiến dịch sẽ do Chỉ huy Không quân Hạm đội, Trung tướng Semyon Zhavoronkov đích thân chỉ huy. Đích thân Đại tá Preobrazhensky sẽ dẫn đầu một nhóm gồm 15 máy bay ném bom (theo các nguồn tin khác – 13 chiếc). Cần phải lựa chọn những phi hành đoàn lái máy bay ném ngư lôi tầm xa hai động cơ DB-3F (hay còn gọi là Il-4) có kinh nghiệm nhất. Vào thời điểm đó, đây là loại máy bay duy nhất của Liên Xô có khả năng bay tới Berlin và quay trở lại.Tất nhiên, hoạt động được giữ bí mật nghiêm ngặt, các phi hành đoàn chỉ được thông báo sắp bay chuyến đường dài. Tuy nhiên, do khoảng cách từ sân bay của trung đoàn (ở tỉnh Leningrad) đến Berlin quá xa nên không đủ nhiên liệu. Vì vậy ban chỉ huy nhóm quyết định "làm việc" từ thực địa sân bay dã chiến trên đảo Saaremaa của Estonia ở Biển Baltic.Nhưng ngay cả trong trường hợp này, nhiệm vụ vẫn cực kỳ rủi ro theo nghĩa chiến thuật và kỹ thuật. Bom và nhiên liệu bổ sung chỉ có thể được chuyển đến sân bay này bằng đường biển. Đường băng không trải nhựa quá ngắn đối với máy bay ném bom (theo dữ liệu lịch sử thực - chỉ dài 1.300 m). Khoảng cách tới mục tiêu nằm trong giới hạn khả năng của máy bay (khứ hồi - 1.765 km, trong đó có 1.400 trên biển). Phi công sẽ phải bay ban đêm, xuyên qua những đám mây dầy và vùng nhiễu động trên biển Baltic, ở độ cao lớn (gần 7.000 m) với mặt nạ dưỡng khí. Trong chế độ vô tuyến hoàn toàn im lặng và không có máy bay chiến đấu hộ tống.Phi công thử nghiệm nổi tiếng Vladimir Kokkinaki (nhân vật có thật (1904-1985)) được triệu tập từ Moskva khẳng định: DB-3F có thể bay xa và ở độ cao lớn với đầy đủ nhiên liệu và tải trọng bom! Ban chỉ huy đưa ra quyết định thực hiện chuyến bay thử nghiệm với nhiên liệu đầy đủ và ba quả bom 500 kg. Chiếc máy bay ném bom không còn mới đã từng tham chiến lao ra khỏi đường băng, nhưng động cơ không nổ vì quá nóng, bốc khói và rơi xuống “phơi bụng”. Phi hành đoàn cố gắng thoát ra ngoài mà không bị thương, nhưng máy bay bị phát nổ. (Trên thực tế, chiếc máy bay của Đại tá Preobrazhensky thực hiện nhiệm vụ quan trọng tại địa phương đã bị rơi do động cơ quá nóng, bị hư hỏng, nhưng không phát nổ.)Trong khi đó, máy bay trinh sát của đối phương phát hiện các máy bay ném bom của Liên Xô trên sân bay dã chiến, và ngay sau bị máy bay Đức không kích. Tính bí mật của chiến dịch “đã có nghi vấn” nên kế hoạch phải tiến hành ngay. Vào lúc 9 giờ tối ngày 7 tháng 8 năm 1941 (sự kiện có thật), nhóm Preobrazhensky cất cánh. Vượt qua những đám mây dày đặc, các máy bay đến đến Berlin. Bất chấp hỏa lực dày đặc của phòng không Đức, nhóm phi công Liên Xô thả bom và truyền đơn xuống thành phố được các chùm đèn rọi sáng. Quân Đức khẩn cấp điều hàng chục máy bay chiến đấu, nhưng công việc đã hoàn thành: hỏa hoạn hoành hành ở Berlin, tiếng còi báo động phòng không muộn màng vang lên.Sáng sớm ngày 8 tháng 8, toàn bộ nhóm máy bay của Đại tá Preobrazhensky trở về mà không bị tổn thất gì. (đây cũng là chuyện có thật).Trên thực tế, chỉ có 5 máy bay đánh bom Berlin. Các máy bay còn lại tấn công mục tiêu thay thế là Stettin. Ngày 13 tháng 8 năm 1941, Đại tá Preobrazhensky cùng một số phi công và hoa tiêu khác của trung đoàn được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Từ ngày 8 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9, nhóm không quân của Preobrazhensky đã ném bom Berlin và các thành phố khác ở Đông Bắc nước Đức 8 lần. Theo nhiều nguồn khác nhau, họ đã rải xuống từ 22 đến 36 tấn bom và truyền đơn. Tổng thiệt hại của nhóm lên tới 18 máy bay và 7 phi hành đoàn.Các cuộc không kích của máy bay ném bom Liên Xô vào nước Đức năm 1941 không những có ý nghĩa quân sự lớn lao, mà còn tác động mạnh mẽ về mặt tinh thần và tâm lý đối với kẻ thù, cũng như người dân và quân đội của họ. Không quân Liên Xô tuyên bố vẫn chưa bị đánh bại và sẵn sàng chiến đấu! (Sự thật: vào ngày 8 tháng 8 năm 1941, Berlin áp dụng chế độ cắt điện hoàn toàn. Chế độ cắt điện chỉ bị hủy bỏ vào tháng 5 năm 1945, sau khi Đệ tam Đế chế và thủ đô của nó sụp đổ.)Kể về “cuộc chiến ấy" với khan giả hiện đạiTheo đạo diễn kiêm nhà sản xuất Konstantin Buslov, quá trình thực hiện bộ phim kéo dài trong hai năm, giữa lúc đại dịch COVID-19 căng thẳng nhất. Một phần vì lý do đó mà chính quyền Estonia không cho phép đoàn làm phim Nga nhập cảnh vào nước này. Phim được quay ở tỉnh biên giới Pskov của Nga.Về cách có thể đạt được độ tin cậy gần như hoàn toàn về kỹ thuật quân sự của bộ phim, đạo diễn Konstantin Buslov kể như sau:Đạo diễn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Anh hùng Liên Xô, nguyên Tư lệnh không quân tầm xa, Phó Tổng Tư lệnh Lực lượng Phòng không Liên Xô, Thượng tướng đã nghỉ hưu Vasily Reshetnikov. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông Vasily Reshetnikov đã thực hiện 307 lần xuất kích trên máy bay DB-3F. Dù đã 102 tuổi, người phi công kỳ cựu huyền thoại vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và đưa ra nhiều lời khuyên quý báu về các vấn đề kỹ thuật, chiến thuật cho những người làm phim.
https://kevesko.vn/20200220/bo-phim-kalashnikov-cau-chuyen-tuyet-voi-ve-qua-trinh-sang-che-ak-47-8721147.html
https://kevesko.vn/20210722/tu-bieu-tinh-tai-hon-dao-tu-do-toi-bo-phim-la-havana-trong-trai-tim-ha-noi-10843130.html
https://kevesko.vn/20211116/niem-tu-hao-cua-viet-nam-co-phim-tai-lieu-lot-vao-de-cu-oscar-2022-12501720.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Dmitry Shorkov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/259/03/2590377_0:0:500:500_100x100_80_0_0_262698182804eb87388c75a7f483f92d.jpg
Dmitry Shorkov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/259/03/2590377_0:0:500:500_100x100_80_0_0_262698182804eb87388c75a7f483f92d.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/06/15078425_0:0:2730:2048_1920x0_80_0_0_f859b83172e5e0d7e81f8d7f1da63e4e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Dmitry Shorkov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/259/03/2590377_0:0:500:500_100x100_80_0_0_262698182804eb87388c75a7f483f92d.jpg
thế giới, nga, văn hóa, tác giả, phim, chiến tranh vệ quốc vĩ đại
thế giới, nga, văn hóa, tác giả, phim, chiến tranh vệ quốc vĩ đại
Khoảng khắc anh hùng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại lên màn ảnh
Bộ phim lịch sử-quân sự “Năm 1941. Đôi cánh phía trên Berlin” là tác phẩm mới của đạo diễn Nga nổi tiếng Konstantin Buslov. (Vài năm trước, ông đã làm bộ phim lịch sử về cuộc đời nhà thiết kế vũ khí huyền thoại Mikhail Kalashnikov.)
Buổi ra mắt phim sẽ được tổ chức tại Nga vào ngày 9 tháng 5 nhân kỷ niệm 77 năm Chiến thắng Chủ nghĩa Quốc xã Đức. Đây là câu chuyện kể về chiến công của các phi công Hạm đội Baltic, những người trong tháng 8 năm 1941 đã thực hiện cuộc đột kích táo bạo vào Berlin. Cuộc không kích này không chỉ thực hiện một số mục tiêu quân sự, mà còn theo đuổi các mục tiêu chính trị và đạo đức-tâm lý.
“Năm 1941. Đôi cánh phía trên Berlin” không chỉ là bộ phim chất lượng kỹ thuật xuất sắc, mà còn mang tính xác thực cao về mặt lịch sử, niên đại, dân tộc học và kỹ thuật quân sự. Vì đây là bộ phim truyện, nên các nhà viết kịch bản, nhà sản xuất và đạo diễn Konstantin Buslov có quyền "hư cấu sáng tạo" và dẫn dắt các tuyến cốt truyện song song.
Sự thật lịch sử trên màn bạc
Cuối tháng 7 năm 1941. Liên Xô phải trải qua thời kỳ khó khăn nhất sau
cuộc xâm lược ác liệt của Đức Quốc xã. Sau những trận đánh ngoan cường, Hồng quân buộc phải rút lui. Một phần đáng kể hàng không Liên Xô đã bị tiêu diệt trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Không quân Đức chiếm ưu thế trên không, các cuộc đột kích bắt đầu giáng vào Moskva và Leningrad (nay là St. Petersburg).
Mặt khác, Berlin được người Đức coi là bất khả xâm phạm đối với máy bay đối phương. Thành phố được bảo vệ bằng lớp phòng không mạnh mẽ và một bộ phận máy bay chiến đấu đánh chặn được sử dụng suốt ngày đêm. Chỉ có Không quân Anh đôi khi quấy nhiễu.
Thế mà đột nhiên có bom giáng xuống từ bầu trời đêm! Ném xuống các nhà máy, trạm phát điện, nhà ga! Lúc đầu, ban lãnh đạo Đức Quốc xã sửng sốt, cho rằng cuộc tập kích là do người Anh thực hiện, nhưng sau đó họ biết
các máy bay ném bom là của Liên Xô. Nhưng bằng cách nào?
Giai đoạn đó, tổn thất của Không quân Liên Xô rất nghiêm trọng. Nhưng Hải quân Liên Xô cũng có bộ phận không quân, gần như không hề suy suyển. Để đối phó với các cuộc không kích của Đức vào Leningrad và Moskva, Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Nikolai Kuznetsov đã đề xuất một kế hoạch táo bạo với nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Không quân của Hạm đội Baltic (Trung đoàn Không quân Ngư lôi số 1 dưới sự chỉ huy của Đại tá Evgeny Preobrazhensky) sẽ tấkhông kích Berlin! Chiến dịch sẽ do Chỉ huy Không quân Hạm đội, Trung tướng Semyon Zhavoronkov đích thân chỉ huy. Đích thân Đại tá Preobrazhensky sẽ dẫn đầu một nhóm gồm 15 máy bay ném bom (theo các nguồn tin khác – 13 chiếc). Cần phải lựa chọn những phi hành đoàn lái máy bay ném ngư lôi tầm xa hai động cơ DB-3F (hay còn gọi là Il-4) có kinh nghiệm nhất. Vào thời điểm đó, đây là loại máy bay duy nhất của Liên Xô có khả năng bay tới Berlin và quay trở lại.
Tất nhiên, hoạt động được giữ bí mật nghiêm ngặt, các phi hành đoàn chỉ được thông báo sắp bay chuyến đường dài. Tuy nhiên, do khoảng cách từ sân bay của trung đoàn (ở tỉnh Leningrad) đến Berlin quá xa nên không đủ nhiên liệu. Vì vậy ban chỉ huy nhóm quyết định "làm việc" từ thực địa sân bay dã chiến trên đảo Saaremaa của Estonia ở Biển Baltic.
Nhưng ngay cả trong trường hợp này, nhiệm vụ vẫn cực kỳ rủi ro theo nghĩa chiến thuật và kỹ thuật. Bom và nhiên liệu bổ sung chỉ có thể được chuyển đến sân bay này bằng đường biển. Đường băng không trải nhựa quá ngắn đối với máy bay ném bom (theo dữ liệu lịch sử thực - chỉ dài 1.300 m). Khoảng cách tới mục tiêu nằm trong giới hạn khả năng của máy bay (khứ hồi - 1.765 km, trong đó có 1.400 trên biển). Phi công sẽ phải bay ban đêm, xuyên qua những đám mây dầy và vùng nhiễu động trên biển Baltic, ở độ cao lớn (gần 7.000 m) với mặt nạ dưỡng khí. Trong chế độ vô tuyến hoàn toàn im lặng và không có máy bay chiến đấu hộ tống.
Phi công thử nghiệm nổi tiếng Vladimir Kokkinaki (nhân vật có thật (1904-1985)) được triệu tập từ Moskva khẳng định: DB-3F có thể bay xa và ở độ cao lớn với đầy đủ nhiên liệu và tải trọng bom! Ban chỉ huy đưa ra quyết định thực hiện chuyến bay thử nghiệm với nhiên liệu đầy đủ và ba quả bom 500 kg. Chiếc máy bay ném bom không còn mới đã từng tham chiến lao ra khỏi đường băng, nhưng động cơ không nổ vì quá nóng, bốc khói và rơi xuống “phơi bụng”. Phi hành đoàn cố gắng thoát ra ngoài mà không bị thương, nhưng máy bay bị phát nổ. (Trên thực tế, chiếc máy bay của Đại tá Preobrazhensky thực hiện nhiệm vụ quan trọng tại địa phương đã bị rơi do động cơ quá nóng, bị hư hỏng, nhưng không phát nổ.)
Trong khi đó, máy bay trinh sát của đối phương phát hiện các máy bay ném bom của Liên Xô trên sân bay dã chiến, và ngay sau bị máy bay Đức không kích. Tính bí mật của chiến dịch “đã có nghi vấn” nên kế hoạch phải tiến hành ngay. Vào lúc 9 giờ tối ngày 7 tháng 8 năm 1941 (
sự kiện có thật), nhóm Preobrazhensky cất cánh. Vượt qua những đám mây dày đặc, các máy bay đến đến Berlin. Bất chấp hỏa lực dày đặc của phòng không Đức, nhóm
phi công Liên Xô thả bom và truyền đơn xuống thành phố được các chùm đèn rọi sáng. Quân Đức khẩn cấp điều hàng chục máy bay chiến đấu, nhưng công việc đã hoàn thành: hỏa hoạn hoành hành ở Berlin, tiếng còi báo động phòng không muộn màng vang lên.
16 Tháng Mười Một 2021, 16:30
Sáng sớm ngày 8 tháng 8, toàn bộ nhóm máy bay của Đại tá Preobrazhensky trở về mà không bị tổn thất gì. (đây cũng là chuyện có thật).
Trên thực tế, chỉ có 5 máy bay đánh bom Berlin. Các máy bay còn lại tấn công mục tiêu thay thế là Stettin. Ngày 13 tháng 8 năm 1941, Đại tá Preobrazhensky cùng một số phi công và hoa tiêu khác của trung đoàn được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Từ ngày 8 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9, nhóm không quân của Preobrazhensky đã ném bom Berlin và các thành phố khác ở Đông Bắc nước Đức 8 lần. Theo nhiều nguồn khác nhau, họ đã rải xuống từ 22 đến 36 tấn bom và truyền đơn. Tổng thiệt hại của nhóm lên tới 18 máy bay và 7 phi hành đoàn.
Các cuộc không kích của máy bay ném bom Liên Xô vào nước Đức năm 1941 không những có ý nghĩa quân sự lớn lao, mà còn tác động mạnh mẽ về mặt tinh thần và tâm lý đối với kẻ thù, cũng như người dân và quân đội của họ. Không quân Liên Xô tuyên bố vẫn chưa bị đánh bại và sẵn sàng chiến đấu! (Sự thật: vào ngày 8 tháng 8 năm 1941, Berlin áp dụng chế độ cắt điện hoàn toàn. Chế độ cắt điện chỉ bị hủy bỏ vào tháng 5 năm 1945, sau khi Đệ tam Đế chế và thủ đô của nó sụp đổ.)
Kể về “cuộc chiến ấy" với khan giả hiện đại
Theo đạo diễn kiêm nhà sản xuất Konstantin Buslov, quá trình thực hiện bộ phim kéo dài trong hai năm, giữa lúc đại dịch COVID-19 căng thẳng nhất. Một phần vì lý do đó mà chính quyền Estonia không cho phép đoàn làm phim Nga nhập cảnh vào nước này. Phim được quay ở tỉnh biên giới Pskov của Nga.
Về cách có thể đạt được độ tin cậy gần như hoàn toàn về kỹ thuật quân sự của bộ phim, đạo diễn Konstantin Buslov kể như sau:
“Ngoài việc xem đi xem lại các đoạn phim về bản tin chiến sự, chúng tôi mời nhiều chuyên gia tư vấn và làm việc chặt chẽ với các đạo cụ lịch sử. Trong Bảo tàng Không quân ở làng Monino ngoại ô Moskva, chúng tôi thực sự leo lên leo xuống chiếc DB-3F duy nhất còn tồn tại cho đến ngày nay. Chúng tôi đo đạc và chụp ảnh bên trong thân máy bay, khoang chứa bom, buồng lái và chỗ ngồi của phi công. Tìm hiểu cách hoạt động của hệ thống liên lạc nội bộ và đài thu phát, vũ khí phòng thủ, đội hình máy bay ném bom được hình thành như thế nào trên không. Sau đó, chúng tôi tạo một số bản sao chính xác nhất những chiếc máy bay này với tỷ lệ kích thước 100% và các bản sao ảo cho đồ họa máy tính trong các cảnh xuất kích chiến đấu. Chúng tôi nghiên cứu các thiết bị ô tô của Liên Xô thời đó, các hệ thống phòng không trên bộ và hải quân của Đức, các tính năng của máy bay chiến đấu Đức Messerschmitt Bf 109 trong những sửa đổi tương ứng năm 1941”.
Đạo diễn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Anh hùng Liên Xô, nguyên Tư lệnh không quân tầm xa, Phó Tổng Tư lệnh Lực lượng Phòng không Liên Xô, Thượng tướng đã nghỉ hưu Vasily Reshetnikov. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông Vasily Reshetnikov đã thực hiện 307 lần xuất kích trên máy bay DB-3F. Dù đã 102 tuổi, người phi công kỳ cựu huyền thoại vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và đưa ra nhiều lời khuyên quý báu về các vấn đề kỹ thuật, chiến thuật cho những người làm phim.