https://kevesko.vn/20220511/lieu-my-co-the-loi-keo-cac-dong-minh-cua-minh-vao-mot-cuoc-xung-dot-ten-lua-o-chau-a-15144550.html
Liệu Mỹ có thể lôi kéo các đồng minh của mình vào một cuộc xung đột tên lửa ở châu Á?
Liệu Mỹ có thể lôi kéo các đồng minh của mình vào một cuộc xung đột tên lửa ở châu Á?
Sputnik Việt Nam
Các đồng minh của Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ không muốn khiêu khích Trung Quốc bằng cách bố trí tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ của mình. Hệ thống tên lửa... 11.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-11T18:59+0700
2022-05-11T18:59+0700
2022-05-11T19:24+0700
thế giới
hoa kỳ
quân sự
nato
châu á
xung đột
tác giả
quan điểm-ý kiến
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/07/15093772_0:0:3134:1764_1920x0_80_0_0_a3e4841db1375a650ebd74551057b6b5.jpg
Sự mở rộng hiện diện quân sự của Mỹ và các nước NATO khác sẽ giáng một đòn mạnh vào an ninh ở châu Á, như đã từng xảy ra ở châu Âu.Không chắcbất kỳ đồng minh nào trong số 5 đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Australia, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan - sẽ muốn bố trí tên lửa tầm trung của Mỹ trên cơ sở lâu dài. Kết luận này được đưa ra trong báo cáo của trung tâm phân tích Rand Corporation của Mỹ. Các tác giả của nghiên cứu xét tới những cân nhắc chính trị nội bộ ở các quốc gia này và mối quan hệ kinh tế của họ với Trung Quốc. Vì những lý do này, báo cáo cho biết, chiến lược của Mỹ dựa trên thỏa thuận đồng minh về việc triển khai vĩnh viễn tên lửa tầm trung có nguy cơ thất bại do không thể tìm được đối tác sẵn sàng.Rand Corporation là một công ty độc lậpTrong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính trị-quân sự tại Viện Hoa Kỳ và Canada thuộc Viện Khoa học Nga, Thiếu tướng đã nghỉ hưu Pavel Zolotarev, cho biết có thể tin tưởng vào kết luận của trung tâm phân tích này:Mối quan hệ chặt chẽ của quân đội Thái Lan với Trung Quốc và việc Philippines giữ thế cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc là những lý do khiến các nước này không muốn bố trí các hệ thống tên lửa của Mỹ, báo cáo của Rand Corporation viết tiếp. Khả năng Hàn Quốc bố trí tên lửa của Mỹ cũng rất thấp vì quan hệ Trung-Hàn đang xấu đi do vấn đề THAAD. Báo cáo cũng viết, Australia trước nay vẫn không muốn bố trí các căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ của mình, hơn nữa nước này nằm cách xa lục địa châu Á, cho nên việc tên lửa của Mỹ được triển khai wor Úc cũng khó có khả năng xảy ra.Qian Yaxu, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Đại học Truyền thông Tây Nam, trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, lưu ý rằng những tính toán của Tổng thống Hoa Kỳ để sử dụng đồng minh trong cuộc đối đầu với Trung Quốc cũng vô ích như một người muốn nhét nhân bánh nhiều hơn, chặt hơn khi nặn hoành thánh.Chuyên gia Trung Quốc cho rằng việc triển khai các hệ thống của Mỹ trong khu vực sẽ làm gia tăng mạnh rủi ro địa chính trị ở châu Á.NATO Châu ÁRõ ràng là việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương có thể trở thành một trong những mắt xích trong việc bao vây Trung Quốc và là một bước tiến tới xây dựng một NATO châu Á. Gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo các đối tác phương Tây rằng việc theo đuổi chính sách khối trong khu vực và tạo ra nhiều nhóm và liên minh khác nhau để thúc đẩy lợi ích của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là không thể chấp nhận được.Zhang Jun, đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ, cho biết hôm thứ Năm tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ rằng việc mở rộng gấp nhiều lần NATO sang hướng đông không làm cho châu Âu trở nên an toàn hơn. Hơn nữa, sự mở rộng này đã gieo mầm xung đột, nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết, đồng thời cáo buộc NATO bắt đầu cuộc chiến chống lại các quốc gia có chủ quyền. Cảnh báo này cần phải được chú ý, vì có những kế hoạch thực sự cho tên lửa của Mỹ ở châu Á, có nghĩa là cả các mối đe dọa an ninh và nguy cơ xung đột đều đang gia tăng, như đã xảy ra ở châu Âu sau khi NATO mở rộng về phía đông.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20220510/nguoi-dung-dau-hai-quan-nato-noi-ve-ke-hoach-cua-lien-minh-o-bien-den-15132826.html
https://kevesko.vn/20220502/trung-quoc-noi-nato-dinh-gay-bat-on-cho-khu-vuc-chau-a---thai-binh-duong-15021146.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/07/15093772_203:0:2932:2047_1920x0_80_0_0_e4350f6546c2b81b57543423982158ae.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
thế giới, hoa kỳ, quân sự, nato, châu á, xung đột, tác giả, quan điểm-ý kiến
thế giới, hoa kỳ, quân sự, nato, châu á, xung đột, tác giả, quan điểm-ý kiến
Liệu Mỹ có thể lôi kéo các đồng minh của mình vào một cuộc xung đột tên lửa ở châu Á?
18:59 11.05.2022 (Đã cập nhật: 19:24 11.05.2022) Các đồng minh của Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ không muốn khiêu khích Trung Quốc bằng cách bố trí tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ của mình. Hệ thống tên lửa của Mỹ ở châu Á sẽ trở thành mục tiêu của quân đội Trung Quốc.
Sự mở rộng hiện diện quân sự của
Mỹ và các nước NATO khác sẽ giáng một đòn mạnh vào an ninh ở châu Á, như đã từng xảy ra ở châu Âu.
Không chắcbất kỳ đồng minh nào trong số 5 đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Australia, Nhật Bản, Philippines,
Hàn Quốc và Thái Lan - sẽ muốn bố trí tên lửa tầm trung của Mỹ trên cơ sở lâu dài. Kết luận này được đưa ra trong báo cáo của trung tâm phân tích Rand Corporation của Mỹ. Các tác giả của nghiên cứu xét tới những cân nhắc chính trị nội bộ ở các quốc gia này và mối quan hệ kinh tế của họ với Trung Quốc. Vì những lý do này, báo cáo cho biết, chiến lược của Mỹ dựa trên thỏa thuận đồng minh về việc triển khai vĩnh viễn tên lửa tầm trung có nguy cơ thất bại do không thể tìm được đối tác sẵn sàng.
Rand Corporation là một công ty độc lập
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính trị-quân sự tại Viện Hoa Kỳ và Canada thuộc Viện Khoa học Nga, Thiếu tướng đã nghỉ hưu Pavel Zolotarev, cho biết có thể tin tưởng vào kết luận của trung tâm phân tích này:
"Tập đoàn Rand bắt đầu làm việc với Lầu Năm Góc, hoạt động vì lợi ích của Không quân Hoa Kỳ. Hiện nay đây là một công ty độc lập thể hiện năng lực của mình trong nhiều lĩnh vực. Tham gia làm việc ở đó chủ yếu là các chuyên gia dân sự trẻ. Các ước tính của họ đáng tin cậy, kết luận của các nhà phân tích liên quan đến các đồng minh này của Mỹ là hợp lý".
"Tiềm lực tên lửa của Trung Quốc đang được cải thiện về chất. Ví dụ, Bắc Kinh đang tiến hành công việc nghiêm túc nhằm nâng cao trình độ của hệ thống quản lý, đặc biệt, với sự giúp đỡ của Nga. Matxcơva đã bày tỏ sẵn sàng giúp Trung Quốc tạo ra hệ thống cảnh báo tấn công bằng tên lửa. Và điều này làm thay đổi về mặt chất lượng khả năng hoạt động của các lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc. Họ sẽ có thể thực hiện cái gọi là cuộc tấn công trả đũa. Có nghĩa là, trước khi tách đầu đạn của tên lửa bên tấn công, họ kịp phóng tên lửa của mình. Ngày nay chỉ có hai quốc gia có khả năng này là Nga và Hoa Kỳ, và giờ đây sẽ có thêm Trung Quốc. Trung Quốc sở hữu những tên lửa có tầm bắn mở rộng tới các quốc gia được đề cập trong báo cáo phân tích của Mỹ".
"Do đó, rõ ràng là nếu họ triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ trên lãnh thổ của mình thì tọa độ của các hệ thống tên lửa đó sẽ được nhập vào máy tính điều khiển tên lửa Trung Quốc, và những quốc gia này sẽ luôn ở trong tầm ngắm. Có nghĩa là những nước này sẽ lập tức trở thành mục tiêu ngay khi Hoa Kỳ bắt đầu triển khai các tổ hợp của mình ở đó".
Mối quan hệ chặt chẽ của quân đội Thái Lan với Trung Quốc và việc Philippines giữ thế cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc là những lý do khiến các nước này không muốn bố trí các hệ thống tên lửa của Mỹ, báo cáo của Rand Corporation viết tiếp. Khả năng Hàn Quốc bố trí tên lửa của Mỹ cũng rất thấp vì quan hệ Trung-Hàn đang xấu đi do vấn đề THAAD. Báo cáo cũng viết,
Australia trước nay vẫn không muốn bố trí các căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ của mình, hơn nữa nước này nằm cách xa lục địa châu Á, cho nên việc tên lửa của Mỹ được triển khai wor Úc cũng khó có khả năng xảy ra.
Qian Yaxu, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Đại học Truyền thông Tây Nam, trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, lưu ý rằng những tính toán của Tổng thống Hoa Kỳ để sử dụng đồng minh trong cuộc đối đầu với Trung Quốc cũng vô ích như một người muốn nhét nhân bánh nhiều hơn, chặt hơn khi nặn hoành thánh.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng việc triển khai các hệ thống của Mỹ trong khu vực sẽ làm gia tăng mạnh rủi ro địa chính trị ở châu Á.
Rõ ràng là việc
Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương có thể trở thành một trong những mắt xích trong việc bao vây Trung Quốc và là một bước tiến tới xây dựng một NATO châu Á. Gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo các đối tác phương Tây rằng việc theo đuổi chính sách khối trong khu vực và tạo ra nhiều nhóm và liên minh khác nhau để thúc đẩy lợi ích của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là không thể chấp nhận được.
Zhang Jun, đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ, cho biết hôm thứ Năm tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ rằng việc mở rộng gấp nhiều lần NATO sang hướng đông không làm cho châu Âu trở nên an toàn hơn. Hơn nữa, sự mở rộng này đã gieo mầm xung đột, nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết, đồng thời cáo buộc NATO bắt đầu cuộc chiến chống lại các quốc gia có chủ quyền. Cảnh báo này cần phải được chú ý, vì có những kế hoạch thực sự cho tên lửa của Mỹ ở châu Á, có nghĩa là cả các mối đe dọa an ninh và nguy cơ xung đột đều đang gia tăng, như đã xảy ra ở châu Âu sau khi
NATO mở rộng về phía đông.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.