"Phương Tây không phải là toàn bộ thế giới". Các đối tác của Nga ở Châu Á-Thái Bình Dương và Nam Á

© Fotolia / Puchikumo / Klara Squả địa cầu
quả địa cầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Đăng ký
Những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga, tách nước Nga ra khỏi nền kinh tế toàn cầu, ép buộc các nước châu Á chống lại Nga, cho đến nay không mang lại kết quả. Ví dụ, Matxcơva tiếp tục hợp tác với các đối tác chính của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nam Á.
Đó là một trong những nội dung cơ bản được thảo luận tại Hội thảo Bàn tròn chuyên gia được tổ chức tại trung tâm báo chí của Sputnik.

Những nỗ lực nhằm cô lập Nga bị thất bại

Trong nỗ lực áp đặt vô số biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan đến giải pháp vũ lực nhằm giải quyết vấn đề an ninh mà không phải nói ngoa có ý nghĩa sống còn đối với Nga, phương Tây tập thể rõ ràng đang đánh giá quá cao sức mình. Họ quên rằng, phương Tây không phải là toàn bộ thế giới, mà chỉ là một phần nhỏ hơn của nó. Các biện pháp trừng phạt chưa từng có đã gây tổn thất cho Nga nhưng cũng khiến chính những quốc gia áp trừng phạt phải trả giá đắt. Hơn nữa, trong danh sách các nước trừng phạt Nga chỉ có khoaảng 30 quốc gia rất tự hào gọi mình là "thế giới văn minh", mà ở đó chỉ có 15% dân số thế giới sinh sống. Và trong “thế giới văn minh” mọi thứ đều không suôn sẻ.
Đồng thời, nhà khoa học chính trị Pavel Danilin, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị, thừa nhận rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây là quả báo cho việc Nga đã từng thực thi chính sách hướng đến phương Tây. Ông Danilin đưa ra bài phát biểu thuyết phục về nội dung này:
“Người Nga không biết rõ người dân ở các nước láng giềng phía Đông và phía Nam đang sống như thế nào, không biết gì về nguồn lực phát triển của các nước Mỹ Latinh, nhân tiện, các quốc gia này đang thể hiện sự quan tâm đến Nga. Và chúng ta vẫn “tựa trán” vào “cổng phương Tây”, dường như để cố ý gây hại cho bản thân! Đã đến lúc quay lại và nhìn xung quanh: rốt cuộc, không có hàng rào nào ở các bên khác!”
Theo ông Pavel Danilin, những nỗ lực tách nước Nga ra khỏi nền kinh tế toàn cầu sẽ không mang lại kết quả. Ông đặc biệt lưu ý:

“Nga tiếp tục tích cực phát triển hợp tác với các nước lớn (và các nền kinh tế lớn) như Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như với thế giới Ả Rập và các nước Mỹ Latinh. Và không chỉ với họ. Chẳng hạn, chúng ta hãy nhìn vào khối lượng xuất khẩu kỹ thuật của Nga từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022. Chỉ riêng tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc nông nghiệp đã tăng 30%, và nhiều lô hàng đã được xuất khẩu không chỉ sang các nước thuộc không gian hậu Xô Viết, Ai Cập và Mông Cổ, mà còn sang các nước EU: Hungary và Bulgaria”.

Nếu nói về hợp tác của Liên bang Nga với các đối tác chính ở châu Á, thì theo chuyên gia Danilin, trong 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại với Trung Quốc đã tăng 25,9%, đạt 51 tỷ USD. Cán cân dương của Nga trong thương mại với Trung Quốc lên tới 10,61 tỷ USD. Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng và có thể đạt mức 200 tỷ USD sớm hơn nhiều so với năm 2024 (theo kế hoạch trước đó). Kim ngạch thương mại song phương giữa Nga và Ấn Độ hiện ở mức 12 tỷ USD với xu hướng đạt 15 tỷ USD. Về các nước châu Á nói chung, trong năm nay, kim ngạch thương mại với các quốc gia này dự kiến ​​sẽ tăng thêm 50 tỷ USD.
Cần phải nói tiêng về ngũ cốc - mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nga. Theo Hiệp hội Ngũ cốc Nga (RZS), trong tháng 3 năm 2022, 1,9 triệu tấn lúa mì đã được xuất khẩu (nhiều hơn 53% so với tháng 3 năm 2021). Vì vậy, những tuyên bố của phương Tây cáo buộc Matxcơva gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu bằng những hành động của mình là hoàn toàn sai sự thật! Chính Nga đang ra sức tìm cách để ngăn chặn nạn đói ở các nước châu Phi và châu Á.

“Cặp đôi” thực dụng Trung Quốc – Nga

Phát biểu tại Hội thảo bàn tròn, chuyên gia Ivan Zuenko, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao Quốc gia Moskva (MGIMO), phân tích chi tiết các vấn đề trong quan hệ Nga-Trung.
Theo ông Zuenko, Trung Quốc coi những thay đổi hiện nay trong trật tự thế giới toàn cầu là "sự chuyển đổi mạnh mẽ từ trật tự thế giới đơn cực sang trật tự thế giới đa cực thực sự". Bắc Kinh kỳ vọng sẽ trở thành một trong những "trung tâm quyền lực" được xây dựng theo nguyên tắc bình đẳng. Trung Quốc đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng khuôn khổ "công xưởng của thế giới" đã quá hẹp đối với quốc gia này. Kể từ những năm 1990, phương Tây bắt đầu coi sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với họ. Và kể từ nửa cuối những năm 2010, phương Tây bắt đầu sử dụng tất cả các phương pháp có thể để kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.
Điện Capitol Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
Trung Quốc dự đoán sự kết thúc quyền thống trị của Mỹ và phương Tây do Nga
Tham vọng này đã được thể hiện trong cuộc chiến thương mại do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động, trong các lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, trong cáo buộc về vi phạm quyền của các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng Tân Cương, trong cuộc chiến truyền thông, trong việc Mỹ và các đồng minh của họ “tẩy chay ngoại giao” Thế vận hội mùa đông tại Bắc Kinh, trong những hành vi đe dọa khác. Trung Quốc phản ứng gay gắt trước tất cả những điều này, các hành vi của họ khiến Bắc Kinh cảm thấy thất vọng với phương Tây.
“Trong bối cảnh này không thể nghĩ rằng, Trung Quốc sẽ từ bỏ quan hệ đối tác chiến lược với Nga do các sự kiện ở Ukraina và sẽ tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây. Đối với Trung Quốc, Nga có vai trò quan trọng như một hậu phương đáng tin cậy, là kênh cung cấp nguồn nguyên liệu và năng lượng quan trọng chiến lược, cũng như kênh xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc. Nếu xung đột quân sự bùng phát ở Thái Bình Dương, Trung Quốc có thể trông cậy vào vỏ bọc chiến lược bảo vệ hậu phương trên lục địa. Nói chung, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc là quan hệ tương xứng giữa hai đối tác bình đẳng”, - chuyên gia Ivan Zuenko lưu ý.

Matxcova - New Delhi: tìm kiếm giải pháp khắc phục khó khăn

Một đối tác khác của Nga là Ấn Độ, quốc gia lớn nhất ở Nam Á. Tuy nhiên, quan hệ của Matxcơva với New Delhi phức tạp hơn so với quan hệ Nga-Trung Quốc. Phát biểu tại Hội thảo bàn tròn, chuyên gia Alexei Kupriyanov, người đứng đầu Nhóm nghiên cứu khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương tại Trung tâm Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Viện Kinh tế Quốc tế và Quan hệ Đối ngoại của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IMEMO RAS), lưu ý:

“Có những “nước Ấn Độ” khác nhau. Có nhiều nhóm xã hội và giới tinh hoa theo đuổi những lợi ích khác nhau, đôi khi mâu thuẫn nhau. Ví dụ, tầng lớp chính trị nắm quyền (Thủ tướng Narendra Modi và ê kíp của ông) suy nghĩ một cách chiến lược và muốn để trong tương lai có trật tự thế giới đa trung tâm. Theo quan điểm của họ, Nga nên giữ vị trí quan trọng trong thế giới đa cực. Giới tinh hoa kinh tế đặt lợi nhuận lên trên hết, họ cố gắng tránh mọi vấn đề có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc này. Và các chuyên gia và báo giới “lấy phương Tây làm trung tâm”, sống dựa vào tài trợ của phương Tây và phát tán quan điểm của phương Tây”.

Đồng rúp Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2022
Nga đề nghị Ấn Độ chuyển một phần thanh toán thương mại sang đồng tiền quốc gia
Theo chuyên gia Alexei Kupriyanov, giới tinh hoa chính trị đã và đang nỗ lực để đưa Ấn Độ trở lại với vị thế của một cường quốc. Ví dụ, New Delhi không muốn để Trung Quốc trỗi dậy và biến thành một siêu cường thống trị châu Á. Ví dụ, lược đồ của Ấn Độ về một thế giới đa cực có nghĩa là một châu Á đa cực (chứ không phải “Trung-cực”). Còn phương Tây coi Ấn Độ là một "pháo đài chống Trung Quốc", họ cung cấp cho nước này sự hỗ trợ cả về công nghệ và đầu tư.
“Nhưng, điều này không có nghĩa là Ấn Độ sẽ từ bỏ quan hệ với Nga. Matxcova là đối tác lâu đời và đáng tin cậy của New Delhi. Sự phát triển quan hệ với cả phương Tây và Nga, và ngay cả với Trung Quốc ở một mức độ nhất định, phù hợp với logic chính trị của Ấn Độ. New Delhi chủ trương phát triển các mối quan hệ đa vector miễn là các mối quan hệ này không đe dọa lợi ích và chủ quyền của chính Ấn Độ", - chuyên gia Alexey Kupriyanov nói.
Theo ông Kupriyanov, không nên lo ngại về việc Mỹ và Nhật Bản sẽ thuyết phục Ấn Độ làm theo điều họ muốn, để New Delhi áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Hơn nữa, Ấn Độ sẽ cố gắng bằng mọi cách có thể để sử dụng các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Nga có lợi cho mình. Tuy nhiên, Nga cũng cần học cách tương tác với người Ấn theo cách mới. Hiện nay các doanh nghiệp lớn của Ấn Độ hội nhập sâu vào nền kinh tế phương Tây, họ ngại làm việc với các đối tác Nga. Trong bối cảnh này, Nga nên tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tìm cách sử dụng các chương trình bán hợp pháp. Nói một cách đơn giản, sự quan tâm của Nga đến việc phát triển quan hệ với Ấn Độ đang ở mức độ cao hơn so với sự quan tâm của Ấn Độ đến việc hợp tác với Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала