Mỹ thừa nhận việc chuyển vũ khí NATO tới sát biên giới Nga là sai lầm

© Ảnh : Public domain/Sgt. Daniel ColeLính Mỹ NATO trên lãnh thổ căn cứ quân sự Adazi của Latvia
Lính Mỹ NATO trên lãnh thổ căn cứ quân sự Adazi của Latvia - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Việc chuyển vũ khí của NATO đến sát biên giới Nga trong bối cảnh liên minh đang mở rộng sau khi Liên Xô sụp đổ là một sai lầm, tờ New Yorker viết, dẫn lời Daniel Treisman, một chuyên gia về Nga tại Đại học California ở Los Angeles.
Theo ý kiến của ông này, quyết định của Liên minh Bắc Đại Tây Dương năm 1994 kết nạp các nước đồng minh Liên Xô cũ đứng vào hàng ngũ của mình là một "thất bại thảm hại".

"Thách thức quốc tế chính của thập niên 1990 là việc Nga xích lại gần thế giới phương Tây một cách vững chắc. Phương Tây phải thiết lập các mối quan hệ tài chính, thương mại, văn hóa và chính trị mới, cũng như tạo ra các cơ chế an ninh châu Âu mới ngoài khối NATO đã có trước đó", - tờ báo dẫn lời ông Treisman.

Nhà phân tích cho rằng nếu những nỗ lực này thành công thì có thể đảm bảo an ninh ở Đông Âu. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra, và Cộng hòa Séc, Hungary và Ba Lan đã gia nhập NATO năm 1999.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ duyệt binh kỷ niệm 77 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2022
Các nước NATO không muốn nghe ý kiến của Nga mà toan tính kế hoạch khác

"Thay vào đó, phương Tây đã sai lầm khi đánh giá phản ứng của Moskva trước việc điều chuyển vũ khí của NATO tới phía đông", - chuyên gia kết luận.

Nga đã nhiều lần lưu ý rằng Liên minh Bắc Đại Tây Dương có chủ trương đối đầu. Ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga nói rằng việc tiếp tục mở rộng tổ chức này sẽ không mang lại nhiều an ninh hơn cho châu Âu, NATO có bản chất hiếu chiến. Đồng thời, ông lưu ý rằng mình không coi việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập khối quân sự-chính trị là mối đe dọa hiện hữu đối với nước Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала