https://kevesko.vn/20220521/my-chuan-bi-hanh-dong-khieu-khich-moi-chong-trung-quoc-tai-who-15248872.html
Mỹ chuẩn bị hành động khiêu khích mới chống Trung Quốc tại WHO
Mỹ chuẩn bị hành động khiêu khích mới chống Trung Quốc tại WHO
Sputnik Việt Nam
Mỹ phản ứng bốc đồng với tình huống những nỗ lực của họ nhằm giúp Đài Loan làm quan sát viên tại WHO đã bị thất bại. Việc Đài Loan mở rộng “không gian... 21.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-21T09:23+0700
2022-05-21T09:23+0700
2022-05-21T09:23+0700
tác giả
ý kiến
quan điểm-ý kiến
hoa kỳ
trung quốc
đài loan
who
phương tây
https://cdn.img.kevesko.vn/img/902/91/9029102_0:0:3067:1725_1920x0_80_0_0_c4e0fd43f52b7b7109235f11f090455e.jpg
Trong mấy năm liền những nỗ lực của Hoa Kỳ giúp Đài Loan lấy lại vị thế quan sát viên của WHO trước thềm Đại hội đồng Y tế Thế giới đã bị thất bại. Để có sự thay đổi có lợi cho Mỹ, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden quyết định coi những nỗ lực của phía Hoa Kỳ là ưu tiên quốc gia. Ngày 13/05, Tổng thống Joe Biden đã ký một dự luật ủng hộ sự tiếp cận hợp lệ của Đài Loan với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành luật.Hoa Kỳ có âm mưu kiềm chế Trung QuốcTrả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Zhou Rong, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Tài chính Trùng Dương (Chongyang) thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, gọi đây là một phần trong âm mưu của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế Trung Quốc.Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng và phản đối gay gắt về các hành động của phía Mỹ liên quan đến đạo luật này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) kêu gọi Hoa Kỳ kiềm chế, không sử dụng luật này để giúp Đài Loan mở rộng cái gọi là "không gian quốc tế", nếu không sẽ gây tổn hại thêm cho quan hệ Trung - Mỹ, hòa bình và ổn định ở khu vực eo biển Đài Loan.Thông qua đạo luật chỉ là một phần của công việc. Chuyên gia Zhou Rong cho rằng, điều quan trọng hơn là liệu nó có được thực hiện và được cộng đồng quốc tế ủng hộ hay không.Hôm thứ Hai, trong cuộc họp báo tại Geneva, ông Steven Solomon, quan chức phụ trách pháp lý của WHO, cho biết đã có 13 quốc gia thành viên WHO đề xuất mời Đài Loan tham dự Hội nghị Y tế thế giới (WHA) sắp tới với tư cách là quan sát viên. Cũng như những năm trước, Steve Solomon lần này không nói rõ các quốc gia nào ủng hộ sáng kiến của Mỹ mời Đài Loan tham dự diễn đàn thường niên của WHO. Theo như được biết, trong những năm trước Hoa Kỳ đã nhận được sự ủng hộ các đồng minh như Canada, Úc, Pháp, Đức, New Zealand, Anh và Nhật Bản trong việc chơi bài Đài Loan. Đồng thời, Nhật Bản đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan thậm chí còn tích cực và quyết đoán hơn Hoa Kỳ.Căng thẳng quân sự tăng cao ở eo biển Đài LoanMỹ và các đồng minh của họ đang cố gắng đưa Đài Loan vào Đại hội đồng Y tế Thế giới trong bối cảnh căng thẳng quân sự tăng cao ở eo biển Đài Loan. Hoa Kỳ đang đẩy hòn đảo này vào thế đối đầu với Trung Quốc đại lục bằng mọi cách có thể, họ muốn tận dụng cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra để áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế lên Bắc Kinh. Về phần mình, lực lượng phòng vệ Đài Loan tổ chức các cuộc tập trận lớn phòng Trung Quốc tấn công.Ví dụ, Đài Loan đang tiến hành cuộc tập trận quân sự thường niên Hanguang, mà giai đoạn đầu tiên đã bắt đầu vào thứ Hai và sẽ kéo dài đến ngày 20 tháng Năm. Đây là cuộc tập trận với kịch bản giả định là Đài Loan bị Trung Quốc tấn công. Tham gia cuộc tập trận có các nhân viên chỉ huy cấp cao phát triển cả hoạt động phòng thủ và tấn công cho nhiều binh chủng khác nhau.Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông Alexander Lomanov, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO), không loại trừ rằng, theo kết quả của cuộc tập trận này, Đài Loan có thể công khai tuyên bố rằng, họ không có khả năng tự bảo đảm các biện pháp bảo vệ chống lại cuộc đổ bộ từ đất liền. Mỹ có thể sử dụng yếu tố này để khuấy động hơn nữa bầu không khí đối đầu quân sự.Vấn đề mời Đài Loan tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 75 với tư cách quan sát viên sẽ được xem xét theo thủ tục trong hai ngày 22-23/5. Tại Đại hội đồng Y tế năm 2021, đề xuất mời Đài Loan tham gia với tư cách quan sát viên đã bị đa số người tham gia diễn đàn bác bỏ. Đài Loan không phải là thành viên của WHO.
https://kevesko.vn/20220513/hoa-ky-dang-thay-doi-cach-tiep-can-voi-van-de-dai-loan-15163715.html
https://kevesko.vn/20220512/my-cao-buoc-truc-thang-trung-quoc-vi-pham-khong-phan-dai-loan-15157131.html
https://kevesko.vn/20220506/may-bay-chien-dau-trung-quoc-xam-nhap-vung-nhan-dang-phong-khong-cua-dai-loan-15087758.html
https://kevesko.vn/20220411/trung-quoc-canh-bao-hau-qua-nghiem-trong-neu-my-vuot-lan-ranh-do-trong-van-de-dai-loan-14678909.html
trung quốc
đài loan
phương tây
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/902/91/9029102_338:0:3067:2047_1920x0_80_0_0_dc1c089d46a3e9e2e356d0087315e545.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tác giả, ý kiến, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, đài loan, who, phương tây
tác giả, ý kiến, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, đài loan, who, phương tây
Mỹ chuẩn bị hành động khiêu khích mới chống Trung Quốc tại WHO
Mỹ phản ứng bốc đồng với tình huống những nỗ lực của họ nhằm giúp Đài Loan làm quan sát viên tại WHO đã bị thất bại. Việc Đài Loan mở rộng “không gian quốc tế” sẽ dẫn đến một cuộc đối đầu toàn diện giữa phương Tây và Trung Quốc. Thể hiện không phải sức mạnh, mà là điểm yếu trong cuộc tập trận quân sự Hanguang có lợi cho Đài Loan.
Trong mấy năm liền những nỗ lực của Hoa Kỳ giúp Đài Loan lấy lại vị thế quan sát viên của WHO trước thềm Đại hội đồng Y tế Thế giới đã bị thất bại. Để có sự thay đổi có lợi cho Mỹ, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden quyết định coi những nỗ lực của phía Hoa Kỳ là ưu tiên quốc gia. Ngày 13/05, Tổng thống Joe Biden đã ký một dự luật ủng hộ sự tiếp cận hợp lệ của
Đài Loan với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành luật.
Hoa Kỳ có âm mưu kiềm chế Trung Quốc
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Zhou Rong, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Tài chính Trùng Dương (Chongyang) thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, gọi đây là một phần trong âm mưu của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng và phản đối gay gắt về các hành động của phía Mỹ liên quan đến đạo luật này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) kêu gọi Hoa Kỳ kiềm chế, không sử dụng luật này để giúp Đài Loan mở rộng cái gọi là "không gian quốc tế", nếu không sẽ gây tổn hại thêm cho
quan hệ Trung - Mỹ, hòa bình và ổn định ở khu vực eo biển Đài Loan.
Thông qua đạo luật chỉ là một phần của công việc. Chuyên gia Zhou Rong cho rằng, điều quan trọng hơn là liệu nó có được thực hiện và được cộng đồng quốc tế ủng hộ hay không.
Hôm thứ Hai, trong cuộc họp báo tại Geneva, ông Steven Solomon, quan chức phụ trách pháp lý của WHO, cho biết đã có 13 quốc gia thành viên WHO đề xuất mời Đài Loan tham dự Hội nghị Y tế thế giới (WHA) sắp tới với tư cách là quan sát viên. Cũng như những năm trước, Steve Solomon lần này không nói rõ các quốc gia nào ủng hộ sáng kiến của Mỹ mời Đài Loan tham dự diễn đàn thường niên của WHO. Theo như được biết, trong những năm trước Hoa Kỳ đã nhận được sự ủng hộ các đồng minh như Canada, Úc, Pháp, Đức, New Zealand, Anh và Nhật Bản trong việc chơi bài Đài Loan. Đồng thời, Nhật Bản đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan thậm chí còn tích cực và quyết đoán hơn Hoa Kỳ.
Căng thẳng quân sự tăng cao ở eo biển Đài Loan
Mỹ và các đồng minh của họ đang cố gắng đưa Đài Loan vào Đại hội đồng Y tế Thế giới trong bối cảnh căng thẳng quân sự tăng cao ở eo biển Đài Loan. Hoa Kỳ đang đẩy hòn đảo này vào thế đối đầu với Trung Quốc đại lục bằng mọi cách có thể, họ muốn tận dụng cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra để áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế lên Bắc Kinh. Về phần mình, lực lượng phòng vệ Đài Loan tổ chức các cuộc tập trận lớn phòng Trung Quốc tấn công.
Ví dụ, Đài Loan đang tiến hành cuộc tập trận quân sự thường niên Hanguang, mà giai đoạn đầu tiên đã bắt đầu vào thứ Hai và sẽ kéo dài đến ngày 20 tháng Năm. Đây là cuộc tập trận với kịch bản giả định là
Đài Loan bị Trung Quốc tấn công. Tham gia cuộc tập trận có các nhân viên chỉ huy cấp cao phát triển cả hoạt động phòng thủ và tấn công cho nhiều binh chủng khác nhau.
Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông Alexander Lomanov, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO), không loại trừ rằng, theo kết quả của cuộc tập trận này, Đài Loan có thể công khai tuyên bố rằng, họ không có khả năng tự bảo đảm các biện pháp bảo vệ chống lại cuộc đổ bộ từ đất liền. Mỹ có thể sử dụng yếu tố này để khuấy động hơn nữa bầu không khí đối đầu quân sự.
“Theo các nhà phân tích quân sự, trước đây, trong các cuộc tập trận này ở cấp sở chỉ huy, ở cấp trò chơi máy tính, các lực lượng vũ trang Đài Loan có xu hướng đánh bại các lực lượng đại lục xâm lược. Trong tình hình quốc tế hiện nay, Đài Loan có thể cố ý thể hiện không phải điểm mạnh mà là điểm yếu trong cuộc tập trận của họ.
Đài Loan hiểu rằng, Hoa Kỳ đang có động lực mạnh để giúp đỡ các đồng minh, vì vậy những tuyên bố của Đài Loan về việc hòn đảo này không có đủ khả năng tự bảo vệ bản thân có thể được sử dụng như một công cụ gây áp lực tâm lý đối với xã hội Đài Loan nhằm gia tăng mức độ quân sự hóa, chuẩn bị cho một kịch bản vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan.
Nếu đột nhiên Đài Loan đi đến kết luận rằng, lực lượng phòng vệ của họ không đạt được cái gọi là "lợi thế bất đối xứng" trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang, thì đây sẽ là lý do chính đáng để nâng cao mức độ căng thẳng và quay sang Mỹ và các đồng minh của họ để tăng cường hỗ trợ quân sự.
Đúng như tiền lệ đã xảy ra ở châu Âu: Mỹ đã cung cấp khối lượng lớn vũ khí và các hỗ trợ khác với lý do có một mối đe dọa nghiêm trọng đang đe dọa họ. Tiền lệ này cũng có thể là nguồn cảm hứng cho giới lãnh đạo Đài Loan", - ông Alexander Lomanov lưu ý.
Vấn đề mời Đài Loan tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 75 với tư cách quan sát viên sẽ được xem xét theo thủ tục trong hai ngày 22-23/5. Tại Đại hội đồng Y tế năm 2021, đề xuất mời Đài Loan tham gia với tư cách quan sát viên đã bị đa số người tham gia diễn đàn bác bỏ. Đài Loan không phải là thành viên của WHO.