Việt Nam nên làm gì trước nguy cơ lạm phát tăng cao?

© AFP 2023 / Mandel NganIMF
IMF - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Các chuyên gia tài chính cảnh bảo Việt Nam về nguy cơ lạm phát tăng cao, khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ.
Lạm phát của Việt Nam vẫn thấp hơn so với nhiều nước, bình quân 4 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,1%, cao hơn mức tăng của 4 tháng đầu năm 2021. Trong khi đó, CPI tháng 4 của Mỹ tăng 8,3% so với một năm trước đó. CPI nước này ghi nhận mức tăng giá chưa từng thấy kể từ thời kỳ lạm phát đình trệ diễn ra vào cuối những năm 1970, đầu thập niên 1980.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần cảnh giác trước những bất ổn trên thế giới, từ sức ép lạm phát, tình trạng khan hiếm nguồn cung đến gián đoạn chuỗi cung ứng vì các đợt bùng phát Covid-19 mới tại Trung Quốc và xung đột Nga - Ukraina.
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo rằng Việt Nam cần cẩn trọng với lạm phát và tình trạng gián đoạn nguồn cung do ảnh hưởng từ các đợt phong tỏa do chính sách Zero-Covid.
Đáng chú ý, trong tháng 4, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng với tốc độ tương đương mức trước đại dịch, nhưng tăng trưởng sản xuất máy móc, thiết bị lại đi ngược với xu hướng chung và giảm tốc mạnh so với tháng 3.
Trưởng Bộ phận tại Vụ châu Á và Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Era Dabla-Norrisi - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2022
IMF khen Việt Nam phản ứng nhanh. Bộ Công an ‘rà soát’ tài khoản tung tin ‘láo’
Theo WB, nguyên nhân nằm ở những gián đoạn chuỗi cung ứng do tình trạng phong tỏa ở Trung Quốc đã dẫn đến nhập khẩu máy móc, thiết bị từ thị trường này giảm mạnh trong 2 tháng qua.
Một điểm đáng chú ý khác là nhập khẩu trong tháng 4 của Việt Nam cũng tăng chậm hơn xuất khẩu. Đặc biệt, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị từ Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất, giảm 15,2% trong tháng 3 so cùng kỳ năm trước và 6,4% vào tháng 4. Đây là 2 tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 6/2020. Nhập khẩu máy móc, thiết bị Trung Quốc chiếm hơn 1/5 kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này và khoảng 1/2 tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị của Việt Nam.
"Ngoài ra, xuất khẩu của Việt Nam cũng phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó, gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tới", WB cảnh báo.
Ngoài ra, cuộc chiến ở Ukraina và các lệnh trừng phạt từ phía phương Tây nhắm vào Nga đã đẩy giá năng lượng trên toàn cầu tăng cao, tác động tới thị trường Việt Nam, khi giá xăng dầu tăng cao đáng kể so với cùng kỳ năm trước và liên tục lập đỉnh mới.
"Giá cả gia tăng thể hiện tác động của cả yếu tố cung và yếu tố cầu. Về cung, một phần tăng trong giá hàng hóa thế giới và chi phí giao thông đã được chuyển sang giá lương thực, thực phẩm và các mặt hàng khác trong nước", WB giải thích.
Tổng thống Nga V.Putin gặp Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc A. Guterres - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2022
Tổng thống Putin công bố những thay đổi trên thị trường dầu mỏ và nguyên nhân lạm phát năng lượng
Bà Era Dabla-Norris, trưởng đoàn cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cũng cảnh báo về những rủi ro đối với triển vọng của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

“Trong thời gian tới có nhiều rủi ro đáng kể. Các rủi ro tăng trưởng thiên về hướng làm giảm tăng trưởng, trong khi những rủi ro lạm phát thiên về hướng làm tăng lạm phát", bà Dabla-Norris trao đổi với Zing.

Theo bà, Việt Nam cần đưa ra các chính sách tiền tệ thận trọng trước những áp lực lạm phát đang gia tăng. Ngân hàng Nhà nước nên thắt chặt chính sách tiền tệ và truyền thông rõ ràng những yếu tố dẫn đến quyết định này để giúp kiểm soát lạm phát.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала