Intel “xây chắc ghế” ở Việt Nam và cái “khéo” của Thủ tướng Phạm Minh Chính

© Ảnh : Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Intel Patrick Paul Gelsinger
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Intel Patrick Paul Gelsinger - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2022
Đăng ký
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Giám đốc điều hành Tập đoàn Intel Patrick Gelsinger nhấn mạnh, Chính phủ đã làm rất tốt trong đại dịch và Intel sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Bằng sự khôn khéo của một nhà lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu ra những lợi thế của Việt Nam để chứng minh cho Intel thấy lựa chọn của họ là vô cùng sáng suốt. Ông cũng muốn Intel đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ cao ở Việt Nam.
Tiếp tục hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang tăng cường vị thế như một điểm đến đáng tin cậy và đầy triển vọng cho các nhà sản xuất và mắt xích gắn kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Củng cố vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 27/5, Giám đốc điều hành Tập đoàn Intel đánh giá Chính phủ đã làm rất tốt trong đại dịch và Việt Nam có cơ hội lớn trong thập kỷ tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam với số vốn gấp nhiều lần trong giai đoạn mới.
Chiều 27/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Intel Patrick Gelsinger. Tại buổi làm việc, Thủ tướng đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của tập đoàn Intel và sự quan tâm, đầu tư tại Việt Nam trong hơn 15 năm qua.
Đặc biệt, từ năm 2010, Intel Products Việt Nam (IPV), công ty lắp ráp và kiểm định của Intel, đã đi vào hoạt động tại Khu Công nghệ cao TP.HCM.
Cần nhấn mạnh rằng, đây là dự án đầu tư công nghệ cao lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam, đóng góp cho nền kinh tế khu vực thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Đáng chú ý, Dự án này cũng giúp củng cố vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm Trụ sở Tập đoàn Google. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Apple, Google, Microsoft, Intel: Đầu tư vào Việt Nam là “lựa chọn thông minh”

Việt Nam hấp dẫn Intel

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với những cố gắng nội tại và sự hỗ trợ, ủng hộ của bạn bè quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh, mở cửa trở lại, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Trong bối cảnh thế giới xảy ra nhiều biến động, Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, thu hút lượng lớn FDI.
Mới đây, S&P đã nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng "Ổn định". Thêm nữa, Việt Nam là một trong hai quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương được nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu 2022 đến nay.
Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị Intel tiếp tục tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn mới, hiệu quả, thực chất hơn, phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong thu hút đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch, đóng góp vào quá trình chuyển đổi số, số hóa nền kinh tế, ứng phó biến đổi khí hậu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam.
Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Intel xây dựng trung tâm nghiên cứu (R&D) để phát triển lâu dài tại Việt Nam. Người đứng đầu Chính phủ cũng mong Intel hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ sinh thái số, hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái đầu tư....
“Việt Nam có tiềm năng lớn với dân số trẻ, năng động và khả năng phát triển công nghệ thông tin và việc hợp tác, đầu tư tại Việt Nam sẽ giúp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Intel”, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở với lãnh đạo Intel.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng giao các bộ, ngành, địa phương liên quan hỗ trợ, tạo mọi thuận lợi cho Intel, triển khai nhanh chóng các thủ tục theo quy định của pháp luật. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cảm ơn Tập đoàn Intel đã đón tiếp đoàn công tác của Việt Nam tới thăm trụ sở tập đoàn tại California ngày 17/5 vừa qua.

Intel mở rộng đầu tư “xây chắc ghế” ở Việt Nam

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Patrick Gelsinger đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư với nền kinh tế năng động, thị trường đầy tiềm năng.
Theo lãnh đạo một trong các Big Tech của Mỹ, người dân Việt Nam cần cù, sáng tạo, Chính phủ luôn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài.
“Trong bối cảnh rất khó khăn vừa qua trên toàn thế giới, Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt, giúp Intel Việt Nam có thể tiếp tục sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng trong đại dịch”, ông Gelsinger bày tỏ.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số và công nghệ bán dẫn, cũng như đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp tại nhiều nơi, Giám đốc Intel khẳng định trên nền tảng thành công đã đạt được, tập đoàn sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn mới.
Đặc biệt, Intel sẽ đi theo hướng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tăng cường hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp Việt Nam, đạt được những thành công lớn hơn nữa, có lợi cho cả hai bên, nhất là góp phần vào quá trình chuyển đổi số, xây dựng hệ sinh thái đầu tư tại Việt Nam.
Hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng vào hệ thống siêu thị LOTTE Mart - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2022
Điều tra doanh nghiệp trên cả nước, mục đích của Việt Nam là gì?
Ông Gelsinger cũng nhấn mạnh Việt Nam có cơ hội lớn trong thập kỷ sắp tới để tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng và hệ sinh thái số của khu vực và toàn cầu, lãnh đạo Intel đã cảm ơn và mong muốn Chính phủ sẽ tiếp tục có những chính sách tạo điều kiện cho Intel và các doanh nghiệp công nghệ cao làm ăn, kinh doanh hiệu quả.
Như Sputnik đã thông tin, trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc với nhiều tập đoàn công nghệ lớn Big Tech như Intel, Google, Apple, Microsoft, Meta… để thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số hướng đến một đất nước thịnh vượng và phát triển hiện đại.

Vì sao Việt Nam tiếp tục hấp dẫn dòng vốn ngoại?

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong vòng 4 tháng đầu năm 2022, đã có 10,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam.
Trong đó, vốn đầu tư tăng thêm là 5,29 tỷ USD, tăng 92,5% so với cùng kỳ. Vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh, lần lượt là 92,5% và 74,5% so với cùng kỳ. Như vậy, rõ ràng có thể thấy, Việt Nam tiếp tục là địa chỉ đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại.
Nói về vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn có nguyên nhân quan trọng từ những giải pháp rất hiệu quả của cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong việc kiểm soát linh hoạt, hiệu quả dịch COVID-19 để thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và phục hồi phát triển kinh tế thời gian qua.
“Điều này thể hiện ở các dự án đầu tư FDI chất lượng cao, nguồn vốn lớn đang được rót vào Việt Nam trong thời gian gần đây và tỉ lệ giải ngân đang được đẩy mạnh”, Thứ trưởng nêu.
Dẫn chứng rõ nhất có thể thấy là trong quý I/2022, vốn FDI vào thị trường Việt Nam là 3,2 tỷ USD, giải ngân lên đến 4,42 tỷ USD; trong đó, lĩnh vực hút vốn lớn nhất là công nghiệp chế biến chế tạo và bất động sản.
Thứ trưởng Trần Duy Đông cũng nêu, việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa của thế giới tăng cao đang tăng cường vị thế của Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất, là một phần của chuỗi cung ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.
Để đón sóng đầu tư FDI với quy mô lớn hơn, bền vững hơn, giá trị cao hơn, Việt Nam đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để trở thành cứ điểm sản xuất quan trọng của thế giới bằng cách tiếp tục hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng để thu hút có chọn lọc, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.
Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2022
Việt Nam có còn là “thiên đường” FDI?
Theo đó, các khu công nghiệp, khu kinh tế được hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhà xưởng theo chất lượng quốc tế. Ông Vũ Tuấn Anh, Chủ tịch JCI Việt Nam nói với báo Lao động rằng, một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại khi rót tiền vào thị trường Việt Nam là đồng tiền Việt ổn định so với các đồng ngoại tệ khác.
Hơn nữa, thế mạnh của Việt Nam là đã tham gia 15 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), tạo lợi thế trong hoạt động thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu giúp Việt Nam có thêm “điểm cộng” trong mắt các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI).
Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng bày tỏ, Mỹ là cường quốc về kinh tế trên thế giới, nhưng hiện nay mới dừng lại ở vị trí thứ 11 trong số 139 quốc gia có đầu tư tại Việt Nam, tiềm năng thu hút đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam còn rất lớn. Do đó, Việt Nam kỳ vọng tiếp tục thu hút các dự án đầu tư chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít đất đai, tài nguyên, năng lượng nhưng lại đóng góp vào nền kinh tế nhiều hơn, mang tính chiến lược bao trùm hơn.
Ông Đinh Quang Hinh, chuyên gia phân tích của VnDirect nêu quan điểm rằng, vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 1,5 tỷ USD (tăng 7,1% so với cùng kỳ) vào tháng 4.2022, đã nâng vốn thực hiện của các dự án FDI trong 4 tháng đầu năm 2022 lên 5,9 tỷ USD, tăng 7,6% (so với mức tăng 6,8% trong 4 tháng đầu năm 2021).
“Đây là minh chứng cho thấy Việt Nam tiếp tục hấp lực thu hút các dòng vốn FDI”, ông Hinh nhấn mạnh.
Chuyên gia lưu ý, hiện tại, Việt Nam là nước đi đầu trong khu vực trên tiến trình đạt được 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDG). Việt Nam xếp hạng thứ 51 trong số 162 quốc gia trong Bảng Chỉ số SDG (mục tiêu phát triển bền vững), Việt Nam được đánh giá thành công hơn các quốc gia Đông Nam Á khác, trừ Thái Lan.
Chính vì vậy, ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến Việt Nam và có xu hướng chuyển dịch đầu tư vào quốc gia đang phát triển hết sức mạnh mẽ này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала