https://kevesko.vn/20220530/hang-loat-dia-phuong-sai-sot-trong-cong-tac-quy-hoach-dat-15408021.html
Hàng loạt địa phương sai sót trong công tác quy hoạch đất
Hàng loạt địa phương sai sót trong công tác quy hoạch đất
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 30.5, Quốc hội sẽ thảo luận sau khi nghe đoàn giám sát của Quốc hội báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy... 30.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-30T12:03+0700
2022-05-30T12:03+0700
2022-05-30T12:03+0700
chính trị
việt nam
quốc hội
chính sách
quản lý đất đai
vi phạm
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/1e/15407996_0:120:2610:1588_1920x0_80_0_0_370c5a7a2163fd59db85e59e6664ea07.jpg
Trong báo cáo được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Quốc hội, việc tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong tỉnh; việc chấp hành quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa nghiêm, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn xảy ra. Các địa phương được liệt kê bao gồm: Bình Phước, Cao Bằng, Hà Giang, Gia Lai, Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình và Quảng Nam.Bên cạnh đó, theo đoàn giám sát, việc tổ chức kiểm tra, giám sát quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt ở các cấp chưa thường xuyên. Tình trạng sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt chưa được phát hiện, xử lý kịp thời tại các tỉnh, thành: Đắk Nông, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Nam Định, Thừa Thiên - Huế.Về chất lượng các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa cao, thiếu đồng bộ, dự báo về nhu cầu sử dụng đất chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế - xã hội và nhu cầu thị trường dẫn đến tình trạng thừa - thiếu cục bộ, mất cân đối cung - cầu sử dụng đất, nhiều địa phương có cơ hội thu hút đầu tư nhưng thiếu quỹ đất để phát triển.Các địa phương để xảy ra tình trạng này gồm: Bắc Giang, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bình Phước, Cần Thơ, Cao Bằng, Đắk Nông, Hà Giang, Hải Phòng, Lai Châu, Long An, Nam Định, Quảng Ninh, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế và Vĩnh Phúc.Về việc lấy ý kiến của các cá nhân, tổ chức cộng đồng dân cư vào nội dung quy hoạch còn mang tính hình thức; thời gian lấy ý kiến chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật. Các địa phương vi phạm gồm: Hà Nam, Hậu Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Nam, Quảng Ninh, Tây Ninh, Thái Bình, Tiền Giang và Yên Bái.Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch một số cơ quan, tổ chức chưa làm tròn trách nhiệm được giao, nhất là trong giai đoạn đầu như: chậm ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn công tác lập quy hoạch hoặc ban hành văn bản không đúng thẩm quyền.Còn tồn đọng một số bộ, cơ quan, đơn vị chưa chủ động rà soát, nghiên cứu và phối hợp chưa chặt chẽ trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy hoạch, nhất là chậm rà soát, nghiên cứu sửa đổi kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn không còn phù hợp với thực tiễn.
https://kevesko.vn/20220527/dai-bieu-quoc-hoi-chi-can-mot-thu-khen-khong-can-thuong-15381804.html
https://kevesko.vn/20220525/dai-bieu-quoc-hoi-cho-rang-can-co-luat-bao-ve-nguoi-dam-nghi-dam-lam-15348361.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/1e/15407996_0:46:2611:2004_1920x0_80_0_0_5ca737302f37d25fa4fddc46a62bf362.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
chính trị, việt nam, quốc hội, chính sách, quản lý đất đai, vi phạm
chính trị, việt nam, quốc hội, chính sách, quản lý đất đai, vi phạm
Hàng loạt địa phương sai sót trong công tác quy hoạch đất
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 30.5, Quốc hội sẽ thảo luận sau khi nghe đoàn giám sát của Quốc hội báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.
Trong báo cáo được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày
Quốc hội, việc tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong tỉnh; việc chấp hành quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa nghiêm, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn xảy ra. Các địa phương được liệt kê bao gồm: Bình Phước, Cao Bằng, Hà Giang, Gia Lai, Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình và Quảng Nam.
Bên cạnh đó, theo đoàn giám sát, việc tổ chức kiểm tra, giám sát quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt ở các cấp chưa thường xuyên. Tình trạng sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt chưa được phát hiện, xử lý kịp thời tại các tỉnh, thành: Đắk Nông, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Nam Định, Thừa Thiên - Huế.
Về chất lượng các quy hoạch xây dựng,
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa cao, thiếu đồng bộ, dự báo về nhu cầu sử dụng đất chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế - xã hội và nhu cầu thị trường dẫn đến tình trạng thừa - thiếu cục bộ, mất cân đối cung - cầu sử dụng đất, nhiều địa phương có cơ hội thu hút đầu tư nhưng thiếu quỹ đất để phát triển.
Các địa phương để xảy ra tình trạng này gồm: Bắc Giang, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bình Phước, Cần Thơ, Cao Bằng, Đắk Nông, Hà Giang, Hải Phòng, Lai Châu, Long An, Nam Định, Quảng Ninh, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế và Vĩnh Phúc.
Về việc lấy ý kiến của các cá nhân, tổ chức cộng đồng dân cư vào nội dung quy hoạch còn mang tính hình thức; thời gian lấy ý kiến chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật. Các địa phương vi phạm gồm: Hà Nam, Hậu Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Nam, Quảng Ninh, Tây Ninh, Thái Bình, Tiền Giang và Yên Bái.
Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện
chính sách, pháp luật về quy hoạch một số cơ quan, tổ chức chưa làm tròn trách nhiệm được giao, nhất là trong giai đoạn đầu như: chậm ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn công tác lập quy hoạch hoặc ban hành văn bản không đúng thẩm quyền.
Còn tồn đọng một số bộ, cơ quan, đơn vị chưa chủ động rà soát, nghiên cứu và phối hợp chưa chặt chẽ trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy hoạch, nhất là chậm rà soát, nghiên cứu sửa đổi kịp thời các văn bản quy phạm
pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn không còn phù hợp với thực tiễn.