Chồng khen "cô hàng xóm" trước mặt vợ có phải là bạo lực gia đình?

© Ảnh : Bùi Doãn Tấn - TTXVNKỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận tổ về 2 về dự án luật
Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận tổ về 2 về dự án luật  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Chiều 31/5, Quốc hội đã có buổi thảo luận tại tổ về Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Chiều qua, trong dự thảo về Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi), có 18 hành vi được quy vào bạo lực gia đình. Tuy nhiên, khi thảo luận, các đại biểu cho rằng, các hành vi bạo lực gia đình này là chưa đủ.
ĐB Phan Thị Mỹ Dung (Long An) phân tích, có những hành vi mà “chúng ta không nghĩ nó là hành vi nhưng lại gây ra khủng hoảng về tâm lý, tinh thần”, cũng có thể là bạo lực gia đình.
Bà Dung dẫn ví dụ, khi đi làm về nhà, chồng im lặng suốt không nói gì, hoặc không chê vợ nhưng suốt ngày cứ khen hàng xóm chu đáo, xinh đẹp, giàu có, hoặc “giận cá, chém thớt” không hành động gì với người bị bạo hành nhưng cứ “đánh chó, đánh mèo”.
“Những hành động này về lâu dài cũng làm cho thành viên gia đình bị tác động, bị khủng hoảng về tâm lý”, bà Dung nói.
Hai vết xước trên tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2022
Vụ bạo lực học đường: Hiệu trưởng lo ngại về hành vi bắt nạt trực tuyến của các bên liên quan
Chia sẽ quan điểm về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, bạo lực thể xác, kinh tế có thể nhận ra được, nhưng bạo lực tinh thần thì rất khó. Vì thế, để lượng hóa cho đầy đủ là điều không đơn giản dù đã có nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các tầng lớp nhân dân. Chẳng hạn, vấn đề bạo lực tình dục dù đã được nói đến nhiều, nhưng đây là vấn đề tế nhị, nên khó nói được hết những gì cần phải nói.
“Hôm trước, tôi đi báo cáo trước Ủy ban Xã hội để thẩm tra sơ bộ và thẩm tra chính thức trình dự án Luật này, các thành viên trong Ủy ban cũng đặt vấn đề, ví dụ bây giờ sức ép của các bà vợ cứ bảo phải đi làm cho có thật nhiều tiền, rồi phải lên chức nọ, chức kia thì đấy có phải hình thức bạo lực gia đình không?”, Bộ trưởng Hùng nói và đề nghị các đại biểu thảo luận thêm về các điều luật này.
Một nội dung khác gây nhiều băn khoăn trong các đại biểu là, hiện hầu hết các vụ bạo lực gia đình, người phải ra khỏi nhà lại là người bị bạo lực. Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Lệ (Đoàn TPHCM) đề nghị cần bổ sung thêm quyền cho người bị bạo lực, như được lựa chọn chỗ ở chính ngôi nhà của mình khi có lệnh cấm tiếp xúc.
LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2022
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ phản ứng trước lời kêu gọi bạo lực đối với tù binh ở Ukraina
Bên cạnh đó, đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết (Đoàn TPHCM) cần đề cao vai trò của cộng đồng trong việc phát hiện, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. Về vai trò, trách nhiệm của công an xã, theo bà Tuyết, đây là lực lượng có vai trò rất quan trọng trong giải quyết bạo lực gia đình. Khi nhận được tin báo về hành vi bạo lực gia đình, công an phải có mặt ngay lập tức.
“Nhiều khi vụ việc xảy ra, lúc các anh có mặt thì đã xong rồi, nên không giúp cho nạn nhân được nhiều”, bà Tuyết nói thêm.
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, cơ quan soạn thảo đã trao đổi với Bộ Công an về vấn đề trên, và nhận được sự đồng thuận của đơn vị này. Đây là biện pháp phòng ngừa xã hội của cơ quan công an trong các biện pháp phòng chống tội phạm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала