Huỳnh Bửu Sơn - người giữ chìa khóa kho vàng của Việt Nam Cộng Hòa qua đời

© Ảnh : TuoiTre OnlineNhà kinh tế Huỳnh Bửu Sơn
Nhà kinh tế Huỳnh Bửu Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2022
Đăng ký
Vĩnh biệt chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn – ‘người mở khóa’ đặc biệt của nền kinh tế, người giữ chìa khóa kho vàng của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa), vừa qua đời.
Cùng với Nhóm Thứ Sáu, ông Huỳnh Bửu Sơn đã có nhiều đóng góp lớn trong việc thay đổi tư duy làm kinh tế thị trường ngay sau những ngày đầu đổi mới. Ông cũng là một trong những người tham gia đặt nền móng cho việc cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đại.
Ông và một số trí thức lớn khác sau đó được mời tham gia Tổ tư vấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tham gia và quá trình xây dựng, hoạch định những chính sách phát triển kinh tế quan trọng cho đất nước.

Huỳnh Bửu Sơn – người giữ chìa khóa kho vàng chế độ cũ

Ngày 3/6, một thành viên của Nhóm Thứ Sáu cho biết, chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn đã qua đời tại nhà riêng vào lúc 4 giờ 29 phút sáng cùng ngày, hưởng thọ 76 tuổi.
Ông sinh năm 1946 tại Vũng Tàu, là một chuyên gia kinh tế nổi tiếng, đồng thời cũng là nhân chứng lịch sử khá đặc biệt. Ông chính là người giữ chìa khóa kho vàng của Ngân hàng quốc gia Việt Nam dưới chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Sau ngày 30/4/1975, là một thành viên ban lãnh đạo Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, ông giữ chìa khóa ngân khố gồm tiền và vàng. Ông đã đứng ra tổ chức kiểm kê, bàn giao cho chính quyền mới tiếp quản số tiền, vàng nguyên vẹn, không suy suyển so với sổ sách kiểm kê mới nhất.
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2022
Kinh tế Việt Nam cần tránh phụ thuộc vào Trung Quốc

"Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho chính quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản lý nghiêm túc của những người đã từng làm việc tại Ngân hàng Quốc gia", - ông Sơn kể.

Sau ngày đất nước thống nhất, nhà trí thức Huỳnh Bửu Sơn đã quyết định tiếp tục những bước đi mới trên con đường đã chọn, theo cách của mình để góp phần vào công cuộc xây dựng lại đất nước.

Người trí thức luôn hết mình cống hiến

Thời mở cửa, Nhóm Thứ Sáu được thành lập, là nơi tụ hội của các chuyên gia kinh tế để thực hiện các “đơn đặt hàng” từ lãnh đạo TP.HCM cũng như cả nước về các vấn đề “kinh bang tế thế” khác.
Nhóm đã có nhiều đóng góp lớn trong việc thay đổi tư duy làm kinh tế thị trường ngay sau những ngày đầu đổi mới. Ông Huỳnh Bửu Sơn, với tư cách là một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu, là thành viên của Nhóm Thứ Sáu.
Năm 1985, nhà nước thực hiện chính sách giá - lương - tiền, nền kinh tế lâm vào cảnh xáo trộn, giá cả tăng từng ngày, tiền mặt khan hiếm… Giữa lúc đó, Thành ủy, UBND TP.HCM đã “đặt hàng” Nhóm Thứ Sáu nghiên cứu biện pháp kéo giá xuống và khắc phục hậu quả chính sách này.
Khi đó, ông Sơn đang công tác ở một công ty xuất nhập khẩu của thành phố, lại từng có thời gian làm ở Ngân hàng Nhà nước nên có điều kiện tiếp cận số liệu, được bầu làm chủ nhiệm đề tài.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-yeol - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2022
Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc: Gió có đổi chiều dưới thời ông Yoon Suk-yeol?

“Lúc bấy giờ, hơn 20 chuyên gia kinh tế của Nhóm cùng tích cực thảo luận và kết quả là ý kiến của anh Huỳnh Bửu Sơn đã được mọi người đồng thuận. Theo anh, nhìn từ kinh tế vĩ mô thì giá cả không phải đang tăng, mà ngược lại đã giảm đến độ nền kinh tế đang tan rã, dẫn đến mọi ngành sản xuất đều thua lỗ, không tái tạo được đồng vốn”, - chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng, một thành viên của Nhóm Thứ Sáu nhớ lại.

Ngay sau đó, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lúc bấy giờ là ông Võ Văn Kiệt đã mời các anh em đại diện cho Nhóm Thứ Sáu ra trình bày quan điểm này trước nhiều bộ trưởng và chuyên gia hàng đầu của chính phủ.
Theo ông Dưỡng, đây là một trong những yếu tố giúp Trung ương có những chính sách mới, như xóa bỏ “ngăn sông cấm chợ”, thực hiện lưu thông hàng hoá xuyên suốt cả nước, ban hành các chính sách tài chính và tín dụng tiền tệ, đưa nền kinh tế dần bình thường trở lại trong những năm kế tiếp.
Tháng 3/1987, công trình nghiên cứu "Các biện pháp chủ động về tiền tệ, giá cả nhằm phát triển kinh tế" hoàn thành, được báo cáo trực tiếp với lãnh đạo thành phố. Cùng với 3 chuyên gia khác trong Nhóm Thứ Sáu, ông Sơn sau đó tham gia vào Nhóm Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Những năm về sau, chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn còn tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng các công trình kinh tế trên địa bàn thành phố như thành lập Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn Công thương, Khu chế xuất Tân Thuận, Khu đô thị Nam Sài Gòn, Khu công nghiệp Hiệp Phước...
Container - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2022
Xuất nhập khẩu “thăng hoa”, Nga tăng mua gạo và cao su của Việt Nam
Sau nhiều năm tham gia đóng góp, xây dựng chính sách, ông Sơn đã đúc rút kinh nghiệm và trí tuệ của mình để viết ra những cuốn sách như “Giấc mơ hóa rồng”, “25 năm theo dòng kinh tế Việt Nam”,… Đây là giá trị tinh thần của một một trí thức lớn – người đã chủ động chọn thái độ cống hiến trước những bước thăng trầm của nền kinh tế.

“Bất cứ người dân nào khi có cơ hội được đóng góp cho đất nước mình, dù nhỏ, cũng đều sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm. Những điều tôi làm cũng bình thường như tất cả những người dân Việt, không có gì đặc biệt. Tôi nghĩ rằng một người tự nhận mình là người trí thức thì ít nhất phải có tư duy độc lập, trong ý nghĩa là mình suy nghĩ và hành động theo điều mình biết và tin là đúng”, - ông Sơn từng chia sẻ lúc sinh thời.

Nhóm Thứ Sáu và những đóng góp lớn cho đất nước

Lúc sơ khai, Nhóm Thứ Sáu được thành lập với “7 không”, tức là không tên, không cơ quan chủ quản, không trụ sở, không điều lệ, không chức vụ, không kinh phí, không lương. Nhóm là nơi tụ hợp những trí thức lớn để đưa ra những cách tư duy mới với thời cuộc.
Các thành viên của nhóm có thể kể đến như: Phan Chánh Dưỡng, Trần Bá Tước, Phan Thành Chánh, Mai Kim Đỉnh, Lâm Võ Hoàng, Huỳnh Bửu Sơn, Phan Tường Vân, Nguyễn Ngọc Bích, Hồ Xích Tú, Trần Trọng Thức, Hoàng Thoại Châu...
Cà phê của tỉnh Đắk Nông sản xuất theo bộ tiêu chuẩn quốc tế phục vụ xuất khẩu - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2022
Cần có phương án quản trị rủi ro đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
Nhóm đã viết nhiều bài báo bình luận, đánh giá tình hình kinh tế, phân tích, phản biện chính sách. Tháng 10/1986, những người trí thức trải qua hai chế độ được Bí thức Thành ủy TP.HCM Võ Trần Chí đặt tên là "Nhóm nghiên cứu chuyên đề kinh tế của Thành ủy". Nhiều lãnh đạo như các ông Võ Trần Chí, Nguyễn Vĩnh Nghiệp, Võ Văn Kiệt, Phạm Chánh Trực… đã tham gia vào các cuộc họp, thảo luận của nhóm.
Cái tên Nhóm Thứ Sáu là do nhóm thường sinh hoạt vào các tối thứ hai, tư và sáu, về sau là thứ sáu nên được gọi luôn là Nhóm Thứ Sáu.
Nhóm Thứ Sáu đã đóng góp vào nhiều đề án cải cách, góp phần hình thành nên chính sách của nhà nước, vào quá trình phát triển của TP.HCM, trong đó có ý kiến đột phá về giá - lương - tiền dẫn đến kết quả tình trạng cấm chợ ngăn sông, cản trở lưu thông hàng hóa đã được bãi bỏ trên toàn quốc; những chính sách hỗ trợ sản xuất, đề xuất cải cách hệ thống ngân hàng, sau được ban hành thành pháp lệnh ngân hàng;
Mọi người đi dạo qua cửa hàng Xiaomi ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2022
Thêm một "ông lớn" ngành công nghệ sản xuất smartphone tại Việt Nam
Nhóm tham gia nghiên cứu phát triển ngoại thương; đề án thành lập Khu chế xuất Tân Thuận, cùng hàng loạt dự án đầu tư như Đại lộ Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh (nay là đại lộ Nguyễn Văn Linh), khu đô thị mới Nam Sài Gòn, Khu công nghiệp Hiệp Phước...
Trong số các thành viên của nhóm, các ông Phan Chánh Dưỡng, Lâm Võ Hoàng, Huỳnh Bửu Sơn, Trần Bá Tước được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời vào Ban nghiên cứu của Thủ tướng, tham gia hoạch định những chính sách phát triển kinh tế quan trọng cho đất nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала