https://kevesko.vn/20220606/them-mot-bien-the-moi-cua-nan-bao-luc-hoc-duong-15508118.html
Thêm một biến thể mới của nạn bạo lực học đường
Thêm một biến thể mới của nạn bạo lực học đường
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Bạo lực học đường đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong thời đại 4.0, bạo lực học đường còn xảy ra ngay cả trên không gian mạng. Hình... 06.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-06T20:04+0700
2022-06-06T20:04+0700
2022-06-07T09:57+0700
việt nam
bộ lao động - thương binh và xã hội
bộ giáo dục và đào tạo
bộ công an việt nam
học sinh
trẻ em
mạng xã hội
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/08/15103461_0:0:3000:1688_1920x0_80_0_0_3f6067c06d5f9dcf2caa6dd78c6a967d.jpg
Không gian mạng và nguy cơ hiện hữuSự bùng nổ của công nghệ và internet mang lại nhiều lợi ích cho mọi người trong đó có trẻ em. Internet như một thư viện khổng lồ để các em có cơ hội học hỏi, nghiên cứu. Thông qua internet và mạng xã hội, các em có thể giải trí, nghe nhạc, xem phim và kết bạn.Tuy nhiên, không gian mạng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trao đổi với Sputnik, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), cho biết:Đáng chú ý là hình thức bắt nạt, quấy rối, xâm hại tình dục học sinh thông trên mạng xã hội, tin nhắn v.v. ngày càng gia tăng. Đối tượng gây ra bạo lực cho học sinh trên môi trường mạng khá đa dạng. Ở đây có thể là bạn cùng trường, cùng lớp hoặc người lạ trên mạng xã hội. Thậm chí, còn có cả những người thân, thầy hoặc cô giáo.PGS.TS. Nguyễn Hồng Thuận, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, chia sẻ rằng dù ở mức độ khác nhau, các vụ bạo lực học đường hay bắt nạt trực tuyến đều đã làm tổn thương về tinh thần và thể chất của học sinh.Ứng xử như thế nào cho đúng?Thực tế cho thấy, vấn đề bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ ở học sinh các trường phổ thông. Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với tổ chức Plan International thực hiện, 82,3% học sinh cho rằng các em đã trải nghiệm ít nhất một hình thức bạo lực học đường. Trong đó học sinh nam chiếm 29%, học sinh nữ - 33%.Ngày càng nhiều những trường hợp bạo lực học đường được “số hóa”. Đơn cử, mạng xã hội gần đây lại “dậy sóng” với livestream của một phụ huynh tố cáo con mình là nạn nhân của bạo lực học đường tại một trường quốc tế ở TP. HCM.Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là cách ứng xử của phụ huynh học sinh và nhà trường trong vụ việc. Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH, phân tích:Đồng quan điểm, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thuận, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, cho biết:Làm thế nào để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?Thời gian qua, Cục trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH và các bộ ngành liên quan của Việt Nam rất quan tâm và coi trọng công tác truyền thông về phòng chống xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Các hoạt động truyền thông được triển khai rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.Ngày 25/5 vừa qua, Cục trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Plan International Việt Nam tổ chức Hội thảo “Định hướng truyền thông về Tháng hành động vì trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”. Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT), Bộ Công an, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có tài liệu, sản phẩm truyền thông mẫu để thực hiện tuyên truyền đến đội ngũ cán bộ các cấp, thầy cô giáo và học sinh, gia đình và cộng đồng.Còn theo PGS. TS Nguyễn Hồng Thuận, cần một giải pháp đồng bộ đối với tất cả các đối tượng, cơ quan quản lý nhà nước.Ngoài ra, việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng xử về bắt nạt trực tuyến không chỉ cần thiết cho học sinh, mà còn cho giáo viên và cha mẹ học sinh để có thể quản lý, kiểm soát.Bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn bạo lực học đường trên không giang mạng ngày càng được Chính phủ Việt Nam cũng như xã hội quan tâm. Trong thời gian tới, Cục trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH xây dựng quy trình về việc kết nối giữa Tổng đài bảo vệ trẻ em 111 với các cơ quan của Bộ TTTT cũng như của Bộ Công an để xử lý nhanh nhất những thông tin được phản ánh.
https://kevesko.vn/20220530/vu-bao-luc-hoc-duong-hieu-truong-lo-ngai-ve-hanh-vi-bat-nat-truc-tuyen-cua-cac-ben-lien-quan-15411243.html
https://kevesko.vn/20220601/chong-khen-co-hang-xom-truoc-mat-vo-co-phai-la-bao-luc-gia-dinh-15430366.html
https://kevesko.vn/20220428/bo-cong-an-viet-nam-va-eu-tang-cuong-hop-tac-an-ninh-mang-14966020.html
https://kevesko.vn/20220427/no-luc-cua-tphcm-trong-viec-bao-ve-tre-em-bi-tac-dong-boi-covid-19-14953805.html
https://kevesko.vn/20220518/kaspersky-tich-cuc-tiep-tuc-hop-tac-an-ninh-mang-voi-cac-doi-tac-viet-nam-15241338.html
https://kevesko.vn/20220128/hai-phong-tam-dinh-chi-giao-vien-chu-nhiem-sai-can-bo-lop-danh-3-hoc-sinh-bam-tim-13490884.html
https://kevesko.vn/20220409/tu-vu-clip-cua-nam-sinh-viet-nam-tim-cach-bao-ve-tre-em-khoi-nhung-cai-chet-thuong-tam-14643396.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/08/15103461_345:0:2976:1973_1920x0_80_0_0_960c9fdf843cbc0869bb4b4e5dbf529c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, bộ lao động - thương binh và xã hội, bộ giáo dục và đào tạo, bộ công an việt nam, học sinh, trẻ em, mạng xã hội, tác giả
việt nam, bộ lao động - thương binh và xã hội, bộ giáo dục và đào tạo, bộ công an việt nam, học sinh, trẻ em, mạng xã hội, tác giả
Thêm một biến thể mới của nạn bạo lực học đường
20:04 06.06.2022 (Đã cập nhật: 09:57 07.06.2022) HÀ NỘI (Sputnik) - Bạo lực học đường đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong thời đại 4.0, bạo lực học đường còn xảy ra ngay cả trên không gian mạng. Hình thức bắt nạt trực tuyến này gây hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất và tâm lý của trẻ. Cả gia đình và xã hội cần phải đối diện với vấn đề này như thế nào?
Không gian mạng và nguy cơ hiện hữu
Sự bùng nổ của công nghệ và internet mang lại nhiều lợi ích cho mọi người trong đó có trẻ em. Internet như một thư viện khổng lồ để các em có cơ hội học hỏi, nghiên cứu. Thông qua internet và mạng xã hội, các em có thể giải trí, nghe nhạc, xem phim và kết bạn.
Tuy nhiên, không gian mạng cũng tiềm ẩn nhiều
nguy cơ. Trao đổi với Sputnik, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), cho biết:
“Trước hết là nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân. Thứ hai là nguy cơ bị bắt nạt, xâm hại trên môi trường mạng do chưa được trang bị kỹ năng và kiến thức. Thứ ba là vấn đề bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của các em. Thứ tư là tình trạng ảnh hưởng tới sức khỏe như nghiện game, nghiện internet”.
Đáng chú ý là hình thức bắt nạt,
quấy rối, xâm hại tình dục học sinh thông trên mạng xã hội, tin nhắn v.v. ngày càng gia tăng. Đối tượng gây ra bạo lực cho học sinh trên môi trường mạng khá đa dạng. Ở đây có thể là bạn cùng trường, cùng lớp hoặc người lạ trên mạng xã hội. Thậm chí, còn có cả những người thân, thầy hoặc cô giáo.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Thuận, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, chia sẻ rằng dù ở mức độ khác nhau, các vụ bạo lực học đường hay bắt nạt trực tuyến đều đã làm tổn thương về tinh thần và thể chất của học sinh.
“11,93% học sinh nói rằng, sau những vụ bạo lực trên mạng rất khó để tập trung học tập. Hơn 10% học sinh có biểu hiện của trầm cảm. 9% - cảm thấy cô đơn, không được mọi người hiểu và hỗ trợ, hơn 4% - mệt mỏi đến mức nghỉ học. Một điều đáng lo ngại, hơn 11% học sinh trải nghiệm bắt nạt trực tuyến nghĩ đến tự tử”.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Thuận
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Ứng xử như thế nào cho đúng?
Thực tế cho thấy, vấn đề bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ ở học sinh các trường phổ thông. Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với tổ chức Plan International thực hiện, 82,3% học sinh cho rằng các em đã trải nghiệm ít nhất một hình thức bạo lực học đường. Trong đó học sinh nam chiếm 29%, học sinh nữ - 33%.
“Đối với học sinh ở bản dạng giới khác đã trải nghiệm bạo lực học đường là 22,2%. Trong số này, có tới 45%-90% học sinh được khảo sát cho biết các em đã bị bạo lực về thân thể. 75% cho rằng đã bị bạo lực về tinh thần, hơn 39% bị quấy rối và xâm hại tình dục”, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thuận cho biết thêm.
Ngày càng nhiều những trường hợp bạo lực học đường được “số hóa”. Đơn cử, mạng xã hội gần đây lại “dậy sóng” với livestream của một phụ huynh tố cáo con mình là nạn nhân của bạo lực học đường tại một trường quốc tế ở TP. HCM.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là cách ứng xử của phụ huynh học sinh và nhà trường trong vụ việc. Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH, phân tích:
“Vẫn còn trường hợp sử dụng mạng xã hội để livestream mà không lường hết được tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới gia đình và trẻ em xuất hiện trong nội dung của chính livestream đó. Những livestream trên mạng xã hội như trên không cung cấp đầy đủ vấn đề đã và đang xảy ra với một vụ việc cụ thể. Do đó, chỉ trong vài ngày, vụ việc đã được đẩy lên “quá nóng”.
Đồng quan điểm, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thuận, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, cho biết:
“Vấn đề mấu chốt ở đây chính là kiến thức cũng như kỹ năng sử dụng, năng lực ứng xử trên không gian mạng của các đối tượng còn đang rất hạn chế. Qua sự việc này, bản thân đối tượng đó sẽ rút ra bài học kinh nghiệm. Điều này cho thấy rằng, cần phải nâng cao nhận thức cho các đối tượng về kiến thức an ninh mạng, kỹ năng ứng xử trên không gian mạng nhằm đảm bảo an toàn”.
Làm thế nào để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?
Thời gian qua, Cục trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH và các bộ ngành liên quan của Việt Nam rất quan tâm và coi trọng công tác truyền thông về phòng chống xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Các hoạt động truyền thông được triển khai rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
“Cục trẻ em cũng phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động về công tác bảo vệ trẻ em sản xuất bộ tài liệu truyền thông mẫu, được đăng tải trên các trang web của các tổ chức và trên mạng xã hội”, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục trẻ em, cho biết.
Ngày 25/5 vừa qua, Cục trẻ em,
Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Plan International Việt Nam tổ chức Hội thảo “Định hướng truyền thông về Tháng hành động vì trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.
Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT), Bộ Công an, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có tài liệu, sản phẩm truyền thông mẫu để thực hiện tuyên truyền đến đội ngũ cán bộ các cấp, thầy cô giáo và học sinh, gia đình và cộng đồng.
“Tuy nhiên cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, từ kênh truyền thông cùng sự tham gia của các bên nhưng sự chuyển biến về kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng tham gia môi trường mạng an toàn cần thời gian. Công tác truyền thông cần được làm một cách liên tục, cụ thể, chi tiết, phải có sản phẩm phù hợp với từng đối tượng và lôi cuốn các bậc cha mẹ và các em. Để khi gia đình, cộng đồng hiểu đúng thì mới có những hành động đúng”, bà Nga nhấn mạnh.
Còn theo PGS. TS Nguyễn Hồng Thuận, cần một giải pháp đồng bộ đối với tất cả các đối tượng, cơ quan quản lý nhà nước.
“Đánh giá trên góc độ về tâm lý đối với bạo lực học đường và bắt nạt trực tuyến đối với trẻ em, đặc biệt là học sinh, giải pháp đồng bộ cần hướng đến nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường và gia đình cần phải phối hợp chặt chẽ trong việc phòng ngừa, can thiệp các hình thức bắt nạt trên không gian mạng thông qua việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, kỹ năng ứng xử an toàn trên mạng”, bà Thuận đề xuất.
Ngoài ra, việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng xử về bắt nạt trực tuyến không chỉ cần thiết cho học sinh, mà còn cho giáo viên và cha mẹ học sinh để có thể quản lý, kiểm soát.
“Hiện nay, các trường học đang xây dựng chi tiết quy tắc ứng xử dựa trên khung chung của Bộ GD&ĐT trong Thông tư 06/2019 có sự tham gia của phụ huynh và học sinh. Quy tắc ứng xử này áp dụng với mọi thành viên trong trường và khách khi đến trường. Quy tắc này như bản cam kết để các bên thực hiện, đồng thời biết được các chế tài xử phạt khi vi phạm. Điều này rất cần thiết để hạn chế các sự việc xảy ra gần đây khi bản thân phụ huynh cũng là người vi phạm quy tắc ứng xử”.
PGS. TS Nguyễn Hồng Thuận
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn bạo lực học đường trên không giang mạng ngày càng được Chính phủ Việt Nam cũng như xã hội quan tâm.
Trong thời gian tới, Cục trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH xây dựng quy trình về việc kết nối giữa Tổng đài bảo vệ trẻ em 111 với các cơ quan của Bộ TTTT cũng như của
Bộ Công an để xử lý nhanh nhất những thông tin được phản ánh.