https://kevesko.vn/20220609/toi-so---du-hoc-sinh-viet-nam-ve-bao-luc-sung-dan-tai-my--15556833.html
‘Tôi sợ’ - Du học sinh Việt Nam về bạo lực súng đạn tại Mỹ
‘Tôi sợ’ - Du học sinh Việt Nam về bạo lực súng đạn tại Mỹ
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, tin tức về các vụ xả súng tại Mỹ diễn ra với tốc độ chóng mặt. Bạo lực súng đạn ngày càng trở thành hiểm... 09.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-09T14:17+0700
2022-06-09T14:17+0700
2022-06-10T09:59+0700
việt nam
hoa kỳ
xả súng
sinh viên
an toàn
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/01/10/9945388_0:170:3039:1879_1920x0_80_0_0_44d559f4e143b813068ad29451f6034e.jpg
Cộng đồng du học sinh Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Lo ngại cho sự an toàn của mình, Vũ Tiến, du học sinh Việt Nam tại Aviator College, bang Florida, chia sẻ với Sputnik:Sự lo lắng của Vũ Tiến không phải là không có cơ sở. Cả nước Mỹ chưa hết bàng hoàng với thảm kịch xả súng tại trường tiểu học Robb, Uvalde, bang Texas vào cuối tháng 5. Vụ nổ súng xảy ra vào tối 3/6 ở gần thành phố Richmond, bang Virginia lại càng khiến vấn đề này trầm trọng hơn.Lựa chọn nào cho bản thân?Hàng loạt vụ xả súng gần đây là hồi chuông cảnh báo về việc kiểm soát súng đạn tại Mỹ cũng như tình trạng bạo lực gia tăng. Tuy nhiên, các du học sinh Việt Nam không có nhiều lựa chọn để bảo vệ bản thân.Bạo lực súng đạn được ví như “căn bệnh trầm kha” tại đất nước cờ hoa. Chưa bao giờ mua một khẩu súng lại dễ dàng đến thế.Cũng theo cô, đa số người dân Mỹ chấp nhận việc mua bán, sở hữu và sử dụng súng nhưng với điều kiện chặt chẽ.Ý kiến trái chiềuChia sẻ với Sputnik, Vũ Tiến cho biết súng là phương án đầu tiên và duy nhất mà người Mỹ chọn để bảo vệ bản thân. Nhưng theo anh, việc sử dụng súng ở Mỹ quá tự do nên có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.Chàng trai trẻ này cũng đã từng có ý nghĩ sở hữu cho mình một khẩu súng. Anh cho biết:Trái với Vũ Tiến, việc sở hữu súng để bảo vệ bản thân với A. Đinh lại là một hành động cực đoan, thậm chí khá “ghê rợn”. Cô cho biết sẽ cân nhắc phương án bình xịt hơi cay để bảo vệ mình.Số lượng lớn người sở hữu súng, cùng với rào cản trong quá trình thông qua dự luật, khiến việc cải cách luật kiểm soát súng ở Mỹ gặp trở ngại.Ngoài áp lực trong học tập và cuộc sống, làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi bạo lực súng đạn tại Mỹ đối với du học sinh Việt Nam vẫn là bài toán chưa có lời giải.
https://kevesko.vn/20220515/cao-pham-no-sung-o-my-su-dung-bieu-tuong-chu-van-tuong-tu-nhu-trung-doan-azov-cua-ukraina-15199652.html
https://kevesko.vn/20220412/no-sung-lam-nhieu-nguoi-bi-thuong-o-tau-dien-ngam-new-york-14700660.html
https://kevesko.vn/20220224/nam-sinh-my-vac-sung-den-truong-de-ban-xac-song-13869408.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/01/10/9945388_154:0:2885:2048_1920x0_80_0_0_d11d569b3a647f87ba2b84e9315b4a8f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, hoa kỳ, xả súng, sinh viên, an toàn, tác giả
việt nam, hoa kỳ, xả súng, sinh viên, an toàn, tác giả
‘Tôi sợ’ - Du học sinh Việt Nam về bạo lực súng đạn tại Mỹ
14:17 09.06.2022 (Đã cập nhật: 09:59 10.06.2022) HÀ NỘI (Sputnik) - Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, tin tức về các vụ xả súng tại Mỹ diễn ra với tốc độ chóng mặt. Bạo lực súng đạn ngày càng trở thành hiểm họa thường nhật đối với không chỉ người dân Mỹ, mà còn là nỗi khiếp sợ với cộng đồng du học sinh tại đây.
Cộng đồng du học sinh Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Lo ngại cho sự an toàn của mình, Vũ Tiến, du học sinh Việt Nam tại Aviator College, bang Florida, chia sẻ với Sputnik:
“Em cảm thấy sợ và thật sự không dám đi ra ngoài đường một mình nữa. Em đã được chứng kiến hai thanh niên người Mỹ ẩu đả với nhau trên sân bóng rổ và súng đã được sử dụng để bắn chỉ thiên. Cả sân bóng chạy tán loạn sau đó”.
Sự lo lắng của Vũ Tiến không phải là không có cơ sở. Cả nước Mỹ chưa hết bàng hoàng với thảm kịch
xả súng tại trường tiểu học Robb, Uvalde, bang Texas vào cuối tháng 5. Vụ nổ súng xảy ra vào tối 3/6 ở gần thành phố Richmond, bang Virginia lại càng khiến vấn đề này trầm trọng hơn.
“Tại bang Virginia đã có trường hợp sinh viên người Mỹ da trắng tại Virginia Commonwealth University bị bắn chết khi đi đổ rác. Trong khuôn viên trường, em cảm thấy khá an toàn vì trường cấm súng, có cảnh sát trong ký túc xá đi tuần và đi đâu cũng cần thẻ sinh viên ra vào các tòa nhà. Nhưng em sẽ tránh đi tới một số khu vực nguy hiểm nhất định”, A. Đinh, du học sinh Việt Nam tại University of Richmond, Virginia chia sẻ với Sputnik.
Lựa chọn nào cho bản thân?
Hàng loạt vụ xả súng gần đây là hồi chuông cảnh báo về việc kiểm soát súng đạn tại Mỹ cũng như tình trạng bạo lực gia tăng. Tuy nhiên, các du học sinh Việt Nam không có nhiều lựa chọn để bảo vệ bản thân.
“Việc duy nhất em có thể làm là hạn chế rời khỏi nhà đêm khuya, hạn chế tụ tập đông người và không gây hấn với bất kỳ ai”, Vũ Tiến cho biết.
Bạo lực súng đạn được ví như “căn bệnh trầm kha” tại đất nước cờ hoa. Chưa bao giờ mua một khẩu súng lại dễ dàng đến thế.
“Như bang Texas chỉ cần đủ 18 tuổi và 10 phút có thể một khẩu súng. Những bang kiểm soát súng đạn như vậy em không bao giờ muốn sống ở đó. Việc kiểm soát súng đạn còn tùy từng bang nhưng em thấy khá lỏng lẻo, còn nhiều lỗ hổng”, A. Đinh chia sẻ với Sputnik.
Cũng theo cô, đa số người dân Mỹ chấp nhận việc mua bán, sở hữu và sử dụng súng nhưng với điều kiện chặt chẽ.
“Nếu người mua có tiền sử bạo lực hay tiền án tiền sự là họ muốn cấm những người đó được mua bán, sở hữu và sử dụng súng. Phải kiểm tra lý lịch tư pháp trước khi mua súng”, A. Đinh cho biết.
Chia sẻ với Sputnik, Vũ Tiến cho biết súng là phương án đầu tiên và duy nhất mà người Mỹ chọn để bảo vệ bản thân. Nhưng theo anh, việc sử dụng súng ở Mỹ quá tự do nên có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.
“Nhóm thứ nhất là đồng ý vì họ thực sự nghĩ nếu bị đe dọa bằng súng thì chỉ có súng mới bảo vệ được họ. Nhóm thứ hai không đồng ý vì chính sự tự do sở hữu súng đạn ở Mỹ nên mới dẫn đến những vụ thảm sát kinh hoàng”, anh nhấn mạnh.
Chàng trai trẻ này cũng đã từng có ý nghĩ sở hữu cho mình một khẩu súng. Anh cho biết:
“Thứ nhất cũng là để bảo vệ bản thân. Thứ hai cũng là vì tò mò không biết một cây súng thật sử dụng như thế nào”.
Trái với Vũ Tiến, việc sở hữu súng để
bảo vệ bản thân với A. Đinh lại là một hành động cực đoan, thậm chí khá “ghê rợn”. Cô cho biết sẽ cân nhắc phương án bình xịt hơi cay để bảo vệ mình.
Số lượng lớn người sở hữu súng, cùng với rào cản trong quá trình thông qua dự luật, khiến việc cải cách luật kiểm soát súng ở Mỹ gặp trở ngại.
Ngoài áp lực trong học tập và cuộc sống, làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi bạo lực súng đạn tại Mỹ đối với du học sinh Việt Nam vẫn là bài toán chưa có lời giải.