https://kevesko.vn/20220610/90-san-ho-o-vinh-nha-trang-da-bien-mat--15591525.html
90% san hô ở vịnh Nha Trang đã biến mất
90% san hô ở vịnh Nha Trang đã biến mất
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo phản ánh của người dân bản địa, cũng như khách du lịch, trong suốt khoảng thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành, san hô ở khu vực đảo... 10.06.2022, Sputnik Việt Nam
2022-06-10T16:00+0700
2022-06-10T16:00+0700
2022-06-10T16:00+0700
việt nam
bãi biển
nha trang
san hô
sinh thái-môi trường
https://cdn.img.kevesko.vn/img/912/29/9122997_0:257:2731:1793_1920x0_80_0_0_744a70d3a8723ddc43c67a6a996c765b.jpg
Anh Mai Hoàng Kiên Kha, thợ lặn gần 20 năm kinh nghiệm ở TP Nha Trang, phản ánh với báo chí về việc thời gian qua san hô tại Hòn Mun chết rất nhiều. Số lượng sinh vật biển còn khá ít, một số chỗ đầy rác và bẫy đánh cá. Khu vực đông bắc Hòn Mun (bãi Mama Hạnh) trước đây có nhiều rạn san hô đẹp, thu hút khách đến lặn biển, nhưng giờ đây san hô đều chết hết.Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái học và tiến hóa - Viện hàn lâm Khoa học Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tại Nha Trang và Viện Hải dương học vào tháng 3/2021, 90% san hô ở vịnh Nha Trang đã biến mất so với năm 1980. Trong đó, giai đoạn hiện nay là suy giảm mạnh nhất.TS Hoàng Xuân Bền, Phó viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho hay việc suy giảm rạn san hô trong vịnh có nhiều nguyên nhân như: khai thác hủy diệt bằng chất nổ (hiện nay không còn); ô nhiễm môi trường từ các hoạt động du lịch, xả thải, nuôi trồng thủy sản; hiện tượng tẩy trắng san hô và các tác động thiên nhiên như bão, lũ...Theo ông Huỳnh Bình Thái, Trưởng ban quản lý vịnh Nha Trang, thiên tai là nguyên nhân chính khiến san hô dưới đáy biển chết hàng loạt. Đặc biệt, cơn bão 12 (năm 2021) làm hơn 80% san hô ở biển Nha Trang hư hại.Tuy nhiên, đối với anh Kha, điều này lại không hề thuyết phục. Anh Kha cho biết nếu thiên tai thì vịnh Vân Phong cách vịnh Nha Trang hơn 40 km, là điểm đón gió trước, sẽ bị tàn phá nhiều hơn, nhưng san hô ở đây rất khỏe mạnh, phát triển.Theo các thợ lặn biển, một nguyên nhân khiến san hô ở Hòn Mun suy giảm mạnh bởi ở đây có nhiều tàu khai thác, đánh bắt cá trái phép. Nhiều tàu đánh bắt giã cào là nguyên nhân khiến san hô gãy đổ, hư hại. Một số người lặn xuống biển để bẫy, đánh thuốc các loại cá, tôm về bán...Sau khi nhận được phản ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân đã chỉ đạo TP Nha Trang tăng cường lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng đánh bắt trái phép. Đồng thời, yêu cầu địa phương đẩy mạnh tuyên truyền đối với du khách về vấn đề vệ sinh khi đi du lịch, tránh tình trạng xả rác.Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh cũng chỉ đạo Ban quản lý vịnh Nha Trang phối hợp Viện hải dương học và các bên liên quan nghiên cứu để cấy, nuôi trồng, phục hồi rạn san hô dưới đáy biển, ước tính mất chừng 10 năm mới phục hồi được các rạn san hô.
https://kevesko.vn/20210919/giam-doc-mot-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-bi-khoi-to-ve-hanh-vi-gay-o-nhiem-moi-truong-11096313.html
https://kevesko.vn/20220324/trung-quoc-se-giam-tieu-thu-thit-vi-moi-truong-14371627.html
nha trang
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/912/29/9122997_0:0:2731:2048_1920x0_80_0_0_e723ae6218d4b118b6ade2580c5b36b5.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bãi biển, nha trang, san hô, sinh thái-môi trường
việt nam, bãi biển, nha trang, san hô, sinh thái-môi trường
90% san hô ở vịnh Nha Trang đã biến mất
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo phản ánh của người dân bản địa, cũng như khách du lịch, trong suốt khoảng thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành, san hô ở khu vực đảo Hòn Mun thuộc vịnh Nha Trang, đã phủ trắng hàng trăm m2 mặt biển khiến nhiều người không khỏi tiếng nuối.
Anh Mai Hoàng Kiên Kha, thợ lặn gần 20 năm kinh nghiệm ở TP Nha Trang, phản ánh với báo chí về việc thời gian qua san hô tại Hòn Mun chết rất nhiều. Số lượng sinh vật biển còn khá ít, một số chỗ đầy rác và bẫy đánh cá. Khu vực đông bắc Hòn Mun (bãi Mama Hạnh) trước đây có nhiều rạn san hô đẹp, thu hút khách đến lặn biển, nhưng giờ đây san hô đều chết hết.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái học và tiến hóa - Viện hàn lâm Khoa học Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tại Nha Trang và Viện Hải dương học vào tháng 3/2021, 90% san hô ở vịnh Nha Trang đã biến mất so với năm 1980. Trong đó, giai đoạn hiện nay là suy giảm mạnh nhất.
19 Tháng Chín 2021, 22:17
TS Hoàng Xuân Bền, Phó viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho hay việc suy giảm rạn san hô trong vịnh có nhiều nguyên nhân như: khai thác hủy diệt bằng chất nổ (hiện nay không còn);
ô nhiễm môi trường từ các hoạt động du lịch, xả thải, nuôi trồng thủy sản; hiện tượng tẩy trắng san hô và các tác động thiên nhiên như bão, lũ...
Theo ông Huỳnh Bình Thái, Trưởng ban quản lý vịnh Nha Trang, thiên tai là nguyên nhân chính khiến san hô dưới đáy biển chết hàng loạt. Đặc biệt, cơn bão 12 (năm 2021) làm hơn 80% san hô ở biển Nha Trang hư hại.
"Yếu tố biến đổi khí hậu, tăng nhiệt độ cũng tác động tiêu cực đến san hô không chỉ vịnh Nha Trang mà còn các khu vực như Phú Quốc", ông Thái nói.
Tuy nhiên, đối với anh Kha, điều này lại không hề thuyết phục. Anh Kha cho biết nếu
thiên tai thì vịnh Vân Phong cách vịnh Nha Trang hơn 40 km, là điểm đón gió trước, sẽ bị tàn phá nhiều hơn, nhưng san hô ở đây rất khỏe mạnh, phát triển.
"Còn khu vực đảo Hòn Mun được cho kín gió hơn, nhưng đáy biển tan hoang, san hô chết hàng loạt mà đổ lỗi do thiên tai, mưa bão là chưa thuyết phục", anh Kha nói.
Theo các thợ lặn biển, một nguyên nhân khiến
san hô ở Hòn Mun suy giảm mạnh bởi ở đây có nhiều tàu khai thác, đánh bắt cá trái phép. Nhiều tàu đánh bắt giã cào là nguyên nhân khiến san hô gãy đổ, hư hại. Một số người lặn xuống biển để bẫy, đánh thuốc các loại cá, tôm về bán...
Sau khi nhận được phản ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân đã chỉ đạo TP Nha Trang tăng cường lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng đánh bắt trái phép. Đồng thời, yêu cầu địa phương đẩy mạnh tuyên truyền đối với du khách về vấn đề vệ sinh khi đi du lịch, tránh tình trạng xả rác.
Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh cũng chỉ đạo Ban quản lý vịnh Nha Trang phối hợp Viện hải dương học và các bên liên quan nghiên cứu để cấy, nuôi trồng, phục hồi rạn san hô dưới đáy biển, ước tính mất chừng 10 năm mới phục hồi được các rạn san hô.